Lửa Trên Bầu TrờiS


Fireball 2

Cầu lửa màu xanh vạch ngang bầu trời California, Hoa Kỳ

SOCAL Fireball
© YouTube Screen Capture
Một quả cầu lửa màu xanh sáng chói đã bay lơ lửng trên bầu trời California (Mỹ). Tuy nhiên, tới nay vẫn chưa xác định được vật thể đó là gì, Sputnik đưa tin.

Hiện tượng trên xảy ra vào khoảng 10h tối ngày 26/4 (giờ địa phương) và được nhìn thấy ở tận biên giới Mexico, San Diego, Los Angeles, Orange, Riverside và Bakersfield.

Bộ Tư lệnh Tác chiến Mỹ cho biết, họ không tin đó là một vật thể nhân tạo vì nó không xuất hiện trong cơ sở dữ liệu về các vệ tinh của họ.

Các nhà khoa học tại Đài thiên văn Griffith ở Los Angeles không thể xác nhận về bản chất của quả cầu lửa, nhưng tuyên bố nó dường như là một "mẩu sắt vụn" trong không gian bị đốt cháy khi lạc vào khí quyển Trái đất.

Nhận xét: Xem thêm:


Comet

Trọng Tâm SOTT: Bằng chứng về sự gia tăng của hoạt động sao chổi trong hệ mặt trời và trên Trái Đất

Chelyabinsk, Russia
© WikipediaQuả cầu lửa từ thiên thạch trên thành phố Chelyabinsk, Nga vào ngày 15/2/2013. Vụ nổ do nó gây ra làm bị thương hơn 1.600 người.
Chương 20: Tác động của sự suy giảm hoạt động Mặt Trời lên Trái Đất

Bây giờ, sau khi biết nhiều hơn về bản chất điện của Mặt Trời, và lưu ý đến sự suy giảm hoạt động của nó, đã đến lúc xem xét cách mà một số điều chúng ta thảo luận có thể có liên hệ với, hay thậm chí gây ra, những hiện tượng tự nhiên khác thường trên Trái Đất.

Trước tiên, chúng ta cần khám phá một chi tiết quan trọng trong mô hình Vũ Trụ Điện: Đó là bản thân Trái Đất cũng giống như một tụ điện. Chúng ta biết rằng Trái Đất được cung cấp năng lượng bởi Mặt Trời thông qua gió mặt trời, thứ bao phủ và thâm nhập vào Trái Đất cùng tầng điện ly của nó và tích điện cho nó. Đây là lý do tại sao, bất chấp rất nhiều cú phóng điện giữa bề mặt Trái Đất và tầng điện ly (ví dụ dưới dạng sét), điện trường giữa Trái Đất và tầng điện ly không biến mất: nó thường xuyên được sạc bởi Mặt Trời.

The vertical atmospheric electric field
© Sott.netĐiện trường thẳng đứng trong khí quyển
Kết hợp với nhau, phần trên và phần dưới của bầu khí quyển Trái Đất có thể được coi như bong bóng cách điện hay lớp kép (DL) của nó. Tầng điện ly trải rộng từ độ cao khoảng 50 km đến hơn 500 km. Khu vực này bị ion hóa cao so với tầng khí quyển dưới thấp do tương tác trực tiếp của nó với bức xạ Mặt Trời. Hạt cơ bản từ Mặt Trời ion hóa các phân tử chủ yếu ở dạng khí của tầng điện ly. Trên thực tế, chính vì sự có mặt của những ion này mà tầng trên của khí quyển được gọi là tầng điện ly.

Điện tích của tầng điện ly là dương. Do điện tích của Trái Đất là âm, một điện trường theo chiều thẳng đứng tồn tại trong khí quyển giữa tầng điện ly và bề mặt Trái Đất. Như hình bên cho thấy, điện trường trong khí quyển có cường độ trung bình là 100 volt trên mét, mặc dù nó mạnh nhất ở xích đạo và giảm dần theo vĩ độ.

Nhận xét: Xem thêm các chương khác của cuốn sách Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ để hiểu thêm về quá trình biến đổi Trái Đất, trong đó bao gồm cả biến đổi khí hậu, đang diễn ra trên hành tinh này.
ECHCC



Fireball

Cầu lửa khổng lồ nổ tung trên bầu trời Scotland khiến nhà cửa rung lắc

meteor scotland
Quả cầu lửa xuất hiện đột ngột thắp sáng bầu trời đêm rồi vụt tắt. Nhiều người chứng kiến nói họ nghe thấy tiếng nổ lớn và nhà cửa bị rung lắc.

Sự việc xảy ra đêm qua 29-2 giờ Scotland (sáng sớm nay 1-3 giờ VN). Cảnh sát cho biết họ nhận được rất nhiều cuộc gọi thông báo nhìn thấy một "quả cầu lửa" lớn trên bầu trời.

"Một người cho biết có một tiếng nổ rất lớn và nhiều người khác nói nhà cửa bị rung lắc", một phát ngôn viên cảnh sát Scotland nói. "Chúng tôi đã kiểm tra và được nói đấy có thể là một trận mưa sao băng", người này thêm, song giả thuyết này chưa được xác nhận.

Thuật lại với Sky News, bà Jenni Morrison cho biết đang lái xe về nhà ở Alford, Aberdeenshire thì nhìn thấy quả cầu lửa thắp sáng bầu trời.

Nhận xét: Những quả cầu lửa như thế này đang xuất hiện ngày càng nhiều. Số lượng lớn của chúng cùng các hiệu ứng kèm theo của chúng chính là mối đe dọa chính đối với Trái Đất từ vũ trụ chứ không phải các thiên thạch khổng lồ hàng triệu năm mới va chạm một lần.

Xem thêm:


Fireball 3

Một vụ nổ thiên thạch ngang bom nguyên tử vừa diễn ra trên Đại Tây Dương

Fireball
© NASAẢnh quả cầu lửa từ một mưa sao băng trong quá khứ.
NASA gần đây vừa báo cáo vụ nổ thiên thạch có kích thước 7 m trên Đại Tây Dương. Một sao băng khổng lồ đã rơi xuống Đại Tây Dương hồi đầu tháng này - và gần như không để lại dấu vết gì. Sự kiện này diễn ra vào 2 giờ chiều (giờ địa phương) ngày 6-2 khi một thiên thạch phát nổ cách 1.000 km ngoài khơi bờ biển Brazil.

Vụ nổ giải phóng năng lượng xấp xỉ 13.000 tấn thuốc nổ. Nó tương đương số năng lượng được sử dụng trong vũ khí nguyên tử đã san bằng Hiroshima vào năm 1945.

Tháng 2-2013, một sao băng đã phát nổ tại thành phố Chelyabinsk (Nga) khiến hơn 1.600 người bị thương. Sao băng này dài 18 m, bay vào bầu khí quyển Trái Đất với vận tốc 18.596 m/s. Phần lớn các mảnh vỡ của nó rơi xuống hồ nước Chebarkul.

"Viên đá trời" này mang năng lượng khoảng 500.000 tấn thuốc nổ - gấp 40 lần so với ảnh hưởng của vụ nổ sao băng mới đây, theo nhà thiên văn Phil Plait.

Nhận xét: Cùng ngày với sự kiện này, một mảnh thiên thạch giết hại một người và làm bị thương 3 người khác tại Ấn Độ.

"Không có bất kỳ tiểu hành tinh hay vật thể có tiềm năng đe dọa Trái đất trong một thế kỷ tới"? - Thế nhưng có một thiên thạch khổng lồ dự kiến bay sát Trái Đất vào ngày 5/3 sắp tới mà NASA không thể xác định nó sẽ bay cách Trái Đất 17 ngàn km hay 14 triệu km. Liệu có ai tin được lời đảm bảo của NASA không?

Xem thêm: Bầu trời Đông đúc


Comet 2

Ghi nhận người đầu tiên trên thế giới thiệt mạng do bị thiên thạch rơi trúng

Meteor crater
Thiên thạch rơi xuống tạo thành cái hố khá to
Giới chức Ấn Độ cho hay hôm 6-2, một thiên thể nhỏ đã rơi xuống khuôn viên một trường đại học nước này khiến một tài xế xe buýt thiệt mạng và ba người khác bị thương. Đây được xem là trường hợp đầu tiên thiệt mạng do thiên thạch rơi trúng.

RT dẫn lời Thủ hiến bang J Jayalalithaa cho hay một "vụ nổ bí ẩn" xảy ra hôm 6-2 gần một trường học ở TP Vellore, bang Tamil (miền nam Ấn Độ). Ông J Jayalalithaa cho biết lúc đầu mọi người tưởng đó là vụ nổ bom, nhưng qua kiểm tra các nhà khoa học pháp y không tìm thấy dấu vết của thuốc nổ mà lại tìm thấy một mảnh vỡ thiên thạch gần hiện trường.

Một tài xế xe buýt đang lái xe thì bị một thiên thạch rơi trúng. Nạn nhân thiệt mạng tên Kamaraj. Nhân chứng kể họ nhìn thấy một vật thể lạ rơi từ trên trời xuống. Tác động của cú va chạm khiến Kamaraj văng lên cao 3m, và ông được thông báo đã chết khi được chở đến bệnh viện.

Cú va chạm khiến ba người khác bị thương và làm nhiều xe buýt và toàn nhà gần đó hư hại.

Chính quyền hứa sẽ chi trả viện phí cho gia đình các nạn nhân cũng như bồi thường cho họ.

Nhận xét: Các vị khách từ trên trời luôn là mối đe dọa đối với con người từ ngàn xưa. Những tác động trực tiếp và gián tiếp của chúng đã gây biết bao thảm họa trong lịch sử. Xem thêm video trong bài này nơi chúng tôi tổng hợp những thảm họa từng được biết đến đó: Bầu trời Đông đúc


Fireball 4

Dải sáng xanh vạch ngang bầu trời đêm từ California đến Nevada, Hoa Kỳ

Nevada Meteor
© Johnny Lere/YouTube
Một dải ánh sáng xanh vạch ngang bầu trời, có thể quan sát từ các bang từ California đến Nevada xuất hiện vào hôm thứ Ba 22/12 vừa qua đã khiến cho cư dân Mỹ tưởng rằng đó là một thiên thạch từ vũ trụ.

Tuy nhiên, theo truyền thông Nga, thực ra, những người thích ngắm sao, quan sát bầu trời ở Mỹ đã nhầm tưởng vệt sáng trên trời từ bang California đến Nevada là thiên thạch. Chúng chỉ đơn giản là vệt sáng của các mảnh vỡ từ một tên lửa không gian của Nga khi rơi quay trở lại khí quyển Trái Đất.

Vệt sáng được ghi nhận kéo dài khoảng 10 phút. Ngay sau đó, trên các trang mạng xã hội đã xuất hiện những tin đồn không chính xác về luồng sáng này.

Nhiều người chứng kiến vệt sáng nói rằng trông chúng như một quả cầu lửa khi xuất hiện vào khoảng 16:00 giờ PST.

Nhận xét: Không biết đây có phải mảnh vỡ tên lửa thật không nhưng lượng thiên thạch đi vào khí quyển trái đất đã gia tăng rất nhiều trong những năm gần đây. Mục Lửa trên bầu trời của chúng tôi thu thập những tin tức về mối đe dọa đến từ vũ trụ này.

Xem thêm:
Tóm tắt biến đổi Trái Đất của SOTT - 11/2015: Thời tiết khốc liệt và chấn động hành tinh
Bầu trời Đông đúc


Comet 2

Mảnh thiên thạch rơi đâm thủng trần nhà tại Uruguay

Ảnh
© 9gag.comMột mảnh thiên thạch rơi xuống Uruguay hồi tháng trước
Ngày 15/11, trường Đại học Quốc gia Uruguay (Udelar) cho biết một mảnh thiên thạch đã đâm thủng trần một ngôi nhà tại tỉnh Maldonado, miền Đông Nam nước này, khi rơi xuống đất với vận tốc 250 km/giờ.

Gonzalo Tancredi, Trưởng Khoa Khoa học Udelar, cho biết mảnh thiên thạch nặng 712g. Đây là lần thứ 15 trong vòng 100 năm xảy ra hiện tượng một mảnh thiên thạch rơi vào một ngôi nhà trên thế giới.

Chủ nhân của ngôi nhà đã thông báo cho các nhà khoa học về sự việc để tiến hành nghiên cứu mảnh thiên thạch.

Các nhà khoa học Uruguay đã phối hợp với Bảo tàng quốc gia Río de Janeiro của Brazil và Viện Khoa học Vũ trụ San Juan của Argentina để nghiên cứu mảnh rơi và đi tới kết luận đây là mảnh có kết cấu bằng đá.

Thông thường có hai loại thiên thạch, một loại có kết cấu bằng đá và một loại bằng kim loại. Hiện các nhà khoa học đang tìm xung quanh ngôi nhà còn mảnh thiên thạch nào khác không.

Fireball 4

Cầu lửa khổng lồ màu xanh trên bầu trời thành phố Chita, Nga

Fireball over Chita, Russia
© Levitan Video / Youtube
Quả cầu lửa khổng lồ màu xanh lá cây phân ra ba luồng sáng trước khi bốc cháy trên bầu trời thành phố Chita, Nga.

Theo RT, những người chứng kiến cho biết quả cầu lửa sáng rực bất thường lao vút qua bầu trời sau lúc 0 giờ hôm nay. Trong video đăng trên Youtube, vật thể kéo theo một vệt sáng dài phía đuôi và khiến cả bầu trời dường như nhuộm màu xanh lá cây.

"Nó trông giống như một vật thể ngoài vũ trụ rơi xuống Trái Đất", Zvezda TV dẫn lời một nhân chứng cho biết. Hiện tượng này cũng có thể trông thấy rõ từ những thành phố lân cận. Quân đội Nga khẳng định họ không tiến hành bất kỳ hoạt động tập luyện nào trong khu vực này tối qua.

Hôm 31/10, một ngôi sao băng tương tự xuất hiện trên bầu trời phía tây thành phố Kaliningrad, Nga. Quả cầu lửa cũng có màu xanh lá cây xen lẫn xanh dương và chiếc đuôi dài. Ngôi sao băng lớn nhất trong lịch sử phát nổ ở Chelyabinsk, Nga, vào tháng 2/2013.

Comet 2

Nổ thiên thạch? - Vệ tinh Mỹ phát hiện chớp lửa lóe lên khi máy bay Nga rơi

Ảnh
© Sputnik/ Maxim Grigoryev/TASS/POOL
Có thêm manh mối xác định nguyên nhân máy bay Nga rơi ở Ai Cập khi dữ liệu vệ tinh Mỹ cho thấy có chớp sáng nóng lóe lên trên bán đảo Sinai khi ấy.

Truyền thông cho hay, một vệ tinh giám sát của Mỹ đã phát hiện một chớp sáng nhiệt trên bán đảo Sinai (Ai Cập) đúng vào thời điểm chiếc máy bay chở khách của hãng Kogalymavia (Nga) rơi và khiến tất cả 224 người trên máy bay thiệt mạng.

Bản tin đài NBC sáng 2/11 cho rằng, bằng chứng từ vệ tinh không ủng hộ giả thiết cho rằng chiếc máy bay này bị bắn hạ bằng một tên lửa đất đối không. Bản tin dẫn lời một quan chức quốc phòng cao cấp của Mỹ khẳng định "giả thiết cho rằng máy bay bị bắn rơi bằng tên lửa đã được loại bỏ".

Theo đó, quan chức này lưu ý rằng các chuyên gia phân tích của tình báo Mỹ tin rằng chớp lửa này có thể từ một vụ nổ bom hoặc nổ thùng nhiên liệu sau khi có một vụ nổ trước đó.

Nhận xét: Mẩu dữ liệu mới này phù hợp với giả thuyết chúng tôi đưa ra rằng chiếc máy bay Nga bị rơi do hiện tượng thời tiết cực đoan hoặc vụ nổ thiên thạch. Một thiên thạch nhỏ đi vào khí quyển ngay phía trên chiếc máy bay sẽ tạo ra tia nhiệt mà vệ tinh Mỹ phát hiện được như trong bài này. Đồng thời, nó sẽ tạo ra sóng chấn động không khí và xung điện từ xuống chiếc máy bay xấu số ở dưới. Nhưng tất nhiên bạn sẽ không bao giờ nghe thấy đài báo hay cơ quan điều tra đưa ra kết luận như vậy.

Xem bài viết phân tích của chúng tôi: Máy bay Nga 9268 bị rơi do hiện tượng thời tiết cực đoan hoặc vụ nổ thiên thạch?


Fireball

Bầu trời đêm Bangkok bừng sáng vì thiên thạch

fireball over Thailand 02.11.15
© youtube
Một quả cầu lửa đã đốt cháy bầu trời đêm tĩnh mịch của thủ đô Bangkok, Thái Lan tối 2/11 trong vài tích tắc.

Theo truyền thông Thái Lan, có thể quan sát thấy hiện tượng cầu lửa trên bầu trời từ nhiều địa điểm khác nhau của nước này, trong đó có thủ đô Bangkok. Không lâu sau khi quả cầu lửa xuất hiện và thu hút sự chú ý của người đi đường, những đoạn video từ camera hành trình cũng nhanh chóng lan tràn trên các mạng xã hội.

Viện Nghiên cứu Vũ trụ Quốc gia Thái Lan cho biết, quả cầu lửa trên có thể là một thiên thạch nhỏ bị đốt cháy khi xuyên qua bầu khí quyển. Hiện tượng tương tự cũng từng diễn ra ở Thái Lan hồi tháng 9.


Nhận xét: Vụ này, cũng như hàng loạt các vụ thiên thạch va chạm hoặc bay gần Trái Đất trong thời gian gần đây cho thấy bầu trời không hề bình yên như khoa học chính thống vẫn muốn chúng ta tin.

Xem thêm: