NATO bombing Yugoslavia
Ngày 24/3, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic, Thủ tướng Ana Brnabich và các thành viên chính phủ đã tham gia buổi lễ tưởng niệm lần thứ 19 chiến dịch NATO ném bom nước này.

Buổi lễ đã diễn ra vào tối ngày 24/3 tại thị trấn Aleksinac ở phía nam đất nước, bị ảnh hưởng nặng nề bởi những vụ oanh kích vào tháng 4 và tháng 5 năm 1999, làm chết 14 thường dân, bị thương hơn 50 người, phá hủy hàng trăm nhà ở và cơ sở hạ tầng.

Sự kiện diển ra dưới khẩu hiệu "Chúng tôi xin lỗi, nếu có thể, chúng ta không quên nếu vẫn còn sống", bắt đầu bằng âm thanh còi báo động không kích và tất cả ánh sáng ở trung tâm thành phố tắt đi trong vài phút.

Hơn 3000 người, trong đó có nhiều nạn nhân 19 năm trước, đã tập trung ở quảng trường, ở phía trước phần còn lại của bức tường ngôi nhà bị phá hủy để tưởng nhớ thảm kịch kinh hoàng mà Mỹ và NATO đã mang lại cho đất nước họ và nhắc nhở con cháu quyết tâm không để tái diễn thảm kịch này một lần nữa.

NATO giết người Serbia và Nam Tư để bảo vệ người Albania

Năm 1999, một cuộc xung đột vũ trang giữa lực lượng ly khai Albania của Quân đội Giải phóng Kosovo với quân đội Serbia và cảnh sát dẫn đến vụ các lực lượng NATO không kích Cộng hòa Liên bang Nam Tư (FRY, lúc bấy giờ gồm Serbia và Montenegro).

Trong khoảng thời gian từ 24/3 và 10/6/1999, Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương do Mỹ lãnh đạo đã tiến hành chiến dịch không kích vào Nam Tư, với lí do "bảo vệ nhân quyền, chống thanh trừng sắc tộc", tức là bảo vệ người Albania chống lại sự "diệt chủng" của người Serbia và Nam Tư.

Sau cuộc chiến, Tổng thống Slobodan Milosevic bị đưa ra Tòa án Hình sự Quốc tế về Nam Tư ở La Haye để xét xử về tội diệt chủng nhưng tòa chưa kịp tuyên án thì ông đã qua đời trong tù vào năm 2006.

10 năm sau, Tòa án La Haye đã "âm thầm" xác nhận sự vô tội của của ông Milosevic trong cáo buộc tội ác chống lại loài người, thừa nhận sự thật là nhà lãnh đạo Serbia đã chết oan uổng trong một nhà tù của Liên Hiệp Quốc, còn đất nước Serbia oằn mình gánh chịu những hậu quả thảm khốc.

Theo ước tính của các chuyên gia Serbia, tổng thiệt hại do vụ đánh bom của NATO lúc đó là khoảng 30 tỷ USD, gồm những những thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế, cơ sở hạ tầng xã hội và môi trường Nam Tư.

Không quân của NATO đã phá hủy hai nhà máy lọc dầu, một nửa trong số các cơ sở chứa dầu, hàng chục cơ sở công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục và trường mẫu giáo, nhà thờ, nhiều cây cầu.
Belgrade May 27 air raids over Yugoslavia
© Reuters
Không bàn đến những âm mưu xảo trá ở trong đó, nhưng với hành động ném bom hủy diệt này, Mỹ và NATO đã gây ra tội ác chiến tranh vô cùng dã man với người dân Nam Tư.

Không thể thống kê chính xác con số nạn nhân trong các cuộc không kích liên miên của NATO, nhưng theo ước tính của các nhà chức trách Serbia, để "bảo vệ nhân quyền" cho người Albani Mỹ và NATO đã giết chết gần 2.500 người, trong đó gần 400 trẻ em; khoảng 12,5 nghìn người bị thương ở các mức độ khác nhau.

Gây ra thảm kịch lâu dài đối với đất nước Serbia

Sau chiến dịch đánh bom kinh hoàng của Mỹ và NATO, ngoài những thiệt hại nhìn thấy được, còn những hậu quả kinh hoàng mà các thế hệ sau của Serbia phải gánh chịu.

Các vụ ném bom của không quân NATO với các loại chất độc đã làm thui chột thế hệ trẻ của Serbia, để lại những vết thương chiến tranh không bao giờ lành và những di chứng chất độc cho hàng trăm nghìn người khác.

Hậu quả hoạt động không kích của NATO đã đầu độc bầu không khí với khói độc hại từ quá trình thiêu rụi các nhà máy lọc dầu. Dầu từ bể chứa bị trúng bom nổ tung và chảy ra đầu độc sông Danub và nhiều sông khác, kể cả Biển Adriatic.

Đáng nói là các cuộc không kích của NATO vào ngành công nghiệp hóa chất Nam Tư đã trở thành tiền lệ lịch sử vô cùng nguy hiểm.

Khi chính quyền Nam Tư khẳng định rằng các nhà máy hóa chất Nam Tư thậm chí không bị Adolf Hitler ném bom; những hành động Mỹ-NATO đã cho thấy, trùm phát xít Đức quốc xã chẳng là cái gì hết, các nước phương Tây "nhân văn" có thể làm được hơn thế!

Ngoài những tội ác kể trên, quân NATO đã thả xuống Nam Tư đến 15 tấn bom chứa uranium nghèo, hậu quả dẫn đến số lượng bệnh nhân ung thư bộc phát ở Serbia trong vòng hai thập kỷ qua đã tăng gấp năm lần, còn những mầm bệnh đang tiềm ẩn ở đâu ai mà biết được.

Ngay sau các vụ đánh bom, giới chuyên gia quốc tế đã phát hiện tình trạng ô nhiễm phóng xạ trong khu vực Bujanovac, Presevo và Vranje ở miền nam Serbia - những khu vực bị ném bom, nằm gần đường ranh giới hành chính với Kosovo.

Những nghiên cứu so sánh hiệu quả liệu pháp tiêu chuẩn trước và sau vụ đánh bom đối với 3 loại bệnh cơ bản gồm: Bệnh ung thư; bệnh tự miễn dịch và bệnh vô sinh (đặc biệt là nam giới) cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh đã tăng 100 lần sau cuộc xâm lược của NATO.

Chiến dịch hoạt động của NATO tại Nam Tư được các nước "văn minh phương Tây" gọi là "can thiệp nhân đạo" những thực ra là "mercy killing"! (tức "cái chết êm ái").

Chính họ từ lâu đã tự cho phép mình có quyền "giết người hàng loạt nhân danh lòng nhân đạo". Quyền này xuất phát từ định đề là "lòng tốt cần phải đi kèm với nắm đấm, bình đẳng dân tộc phải được bảo đảm bằng bom đạn"; để lại những di chứng và nỗi đau không bao giờ chữa lành cho cả một dân tộc.