Cháy rừng
S


SOTT Logo S

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 1/2020: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

ecs2020
Cháy rừng tiếp tục hoành hành suốt dọc nước Úc trong tháng giêng, khiến 70% đất nước này bị phủ trong khói bụi. New South Wales và Victoria là những bang bị ảnh hưởng nặng nhất với hơn 2.000 ngôi nhà bị thiêu hủy và hàng ngàn người phải sơ tán.

Đợt mưa gần đây nhất đã làm tình hình dịu đi một chút, nhưng vẫn còn hơn 50 đám cháy. Và nếu vậy vẫn còn chưa đủ, còn có lũ quét, mưa đá khổng lồ và bão bụi tấn công đất nước này, làm tăng thêm sự phá hủy gây ra bởi các đám cháy rừng.

Một lượng lớn cầu lửa từ thiên thạch rất ấn tượng được quay lại trong tháng này, cùng với số lượng gia tăng các báo cáo về tiếng nổ lớn trên bầu trời, cho thấy có thể lượng cầu lửa từ thiên thạch còn nhiều hơn nữa so với số lượng đã được báo cáo.

Hoạt động địa chấn và núi lửa cũng đạt đến đỉnh điểm trong tháng này, với một trận động đất mạnh 6,8 độ gây tàn phá lớn ở miền đông Thổ Nhĩ Kỳ. Ít nhất 31 người chết và hơn 1600 người bị thương.

Puerto Rico cũng bị tấn công bởi hai trận động đất có tâm địa chấn nông, mạnh 5,8 và 6,4 độ, khiến một người chết, một loạt nhà cửa bị phá hủy và cả hòn đảo bị cắt điện. Các đợt dư chấn sau đó vẫn chưa dừng lại.

Một trận động đất 6,4 độ làm rung chuyển Tân Cương, Trung Quốc, làm một người chết, và hàng loạt nhà cửa hư hại.

Cuối cùng, một trận động đất 7,7 độ xảy ra cách Jamaica 80 dặm, làm rung chuyển vùng Caribbean và có thể được cảm nhận thấy ở tận Miami.

Mặc dù truyền thông đăng tải rằng "một số nước chứng kiến tháng giêng ấm nhất trong lịch sử", lượng tuyết rơi tại bắc bán cầu hoàn toàn không "bình thường" chút nào. Hãy xem nó trong Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT trong tháng giêng này...


SOTT Logo S

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 12/2019: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

ecs dec 2019
Hội nghị Biến đổi Khí hậu 2019 của Liên Hợp Quốc, còn được gọi là COP25, được tổ chức tháng trước tại Madrid, Tây Ban Nha. Nhưng ngay cả Greta và đám bạn bè trốn học của cô ta cũng không thể ngăn chặn sự hỗn loạn khí hậu toàn cầu trên khắp thế giới trong tháng trước.

Sau một khởi đầu lạnh lẽo bất thường cho mùa hè, nước Úc trải qua những vụ cháy rừng kỷ lục gây thiệt hại nặng nề trong tháng 12/2019. Đợt cháy rừng đã thiêu hủy nhiều thị trấn, khiến hàng ngàn người phải sơ tán và giết chết khoảng một tỷ động vật cho đến thời điểm này.

Cũng trong tháng trước, ít nhất 150 ngôi nhà bị thiêu hủy bởi những đám cháy rừng di chuyển nhanh tại thành phố Valparaíso của Chile. Một lần nữa! Thành phố này đã bị nạn cháy rừng tấn công ba lần trong 5 năm qua. Nhiều khu dân cư vẫn cháy trong ngày lễ Giáng Sinh.

Tháng trước, tuyết phủ gần một nửa trong số 48 bang liền mạch của Mỹ - chiếm 46,2% diện tích đất nước này - diện tích bị tuyết phủ lớn nhất vào thời điểm đầu tháng 12 kể từ khi số liệu được ghi lại vào năm 2003. Vùng bị tuyết phủ kéo dài đến tận các vùng phía bắc của Mexico.

Iceland cũng chứng kiến lượng tuyết phủ kỷ lục, dày 9 MÉT trong tháng 12, trong khi đó 8.000 xe hơi bị mắc kẹt tại vùng Kashmir do tuyết dày cả mét.

Các cơn bão Atlantic Elsa và Fabien tàn phá vùng tây và trung tâm Châu Âu, giết hại 9 người và gây thiệt hại rộng khắp. Fabien cũng gây ra lũ lụt trên diện rộng tại Venice nơi lượng mưa 76 mm kết hợp với triều cường nhấn chìm thành phố trung cổ này.

Mưa lớn, lũ lụt và sạt lở đất gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà cửa và cuộc sống trên khắp thế giới trong tháng trước: 150 người bị chết tại Kenya; 4 người tại tỉnh Khuzestan của Iran; hàng ngàn người bị ảnh hưởng tại Nariño và 8 người mất tích tại Tolima, Colombia; thành phố Beirut bị tê liệt và 50 ngôi nhà bị nhấn chìm tại Sigi, Indonesia.

Một trận động đất 6,9 độ tấn công miền nam Philippines, giết hại ít nhất 1 người và làm nhiều người bị thương. Đường xá và nhà cửa, bao gồm nhiều tòa nhà chính phủ, bị hư hại.

Tất cả những cái đó và nhiều hơn nữa trong video Tóm Tăt Biến Đổi Trái Đất của SOTT trong tháng này...


SOTT Logo S

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 8/2019: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

SECS august
Mưa lớn, mưa đá và lũ lụt tàn phá đã giết hại hàng trăm người và khiến hàng triệu người phải sơ tán trên khắp thế giới trong thán 8.

Ấn Độ là nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất với hơn 200 người chết và sự tàn phá diễn ra rộng khắp. Điều này diễn ra cùng với một đợt tuyết rơi hiếm có trong mùa hè tại Himachal báo hiệu một mùa đông đến sớm.

Siêu bão Lekima tấn công vùng trung tâm Trung Quốc với sức gió giật 221km/h và lũ lụt nặng nề, khiến 56 người chết và hàng triệu người buộc phải sơ tán.

Tây Ban Nha cũng bị tơi tả bởi thời tiết cực đoan tháng này, bao gồm lũ lụt, mưa đá và thậm chí cả lốc xoáy. Trong khi đó, cháy rừng không kiểm soát được ở Gran Canaria buộc gần 10.000 cư dân phải sơ tán.

Cháy rừng hoành hành trên khắp quả địa cầu, nhưng trong khi giới truyền thông tập trung vào rừng Amazon và đổ lỗi cho cái gọi là Nóng lên Toàn cầu do con người gây ra, cháy rừng ở vùng trung tâm Châu Phi bị bỏ qua... ngay cả khi chúng lớn gấp 3 lần các đám cháy ở Amazon. Bất chấp bị bỏ quên, Châu Phi có ít nhất 70% trong số 10.000 đám cháy rừng diễn ra trên toàn thế giới mỗi ngày trong tháng 8, mặc dù con số đó không thay đổi mấy so với các năm trước.

Điều thực sự đặc biệt là 54.000 km vuông rừng bị thiêu trụi ở bốn vùng tại Siberia, nhiều khả năng là do sét đánh và gió mạnh.

Tất cả những thứ đó, và nhiều hơn nữa, trong Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT tháng này...

Snowflake Cold

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 11/2018: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

california fires
Tháng 11 vừa qua, thị trấn Thiên Đường ở California biến thành địa ngục trần gian. Các vụ cháy rừng như ngày tận thế tàn phá bang này, buộc dân chúng phải sơ tán, khiến 85 người chết và con số thiệt hại kỷ lục. 765.000 hecta bị biến thành tro bụi. Nhưng đó không phải là tất cả, lũ lụt và tuyết rơi gây thêm nhiều thiệt hại hơn nữa cho vùng đất bị tàn phá ấy.

Hoạt động địa chấn và các hiện tượng địa chất khác gia tăng trong tháng 11. Một trận động đất 6,3 độ ở Iran và một trận 7,0 độ ở Anchorage, Alaska, đấy chỉ là hai trận động đất lớn nhất. Trong khi đó, núi lửa tại Guatemala, Nga, Mexico, và Italy đều bừng tỉnh giấc và Ấn Độ cùng Ả rập Xê út bị ảnh hưởng bởi những vết nứt khổng lồ trên mặt đất, hiện tượng đang ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới. Trái Đất có vẻ như đang "mở ra".

Mưa xối xả, lũ lụt và những hạt mưa đá cực lớn đã trở thành "bình thường" - ngay cả trong mùa khô ở một số nước - khiến hàng trăm người chết, mùa màng thất bát và cơ sở hạ tầng bị hủy hoại. Kuwait, Việt Nam và Sydney đều bị ảnh hưởng nặng, nhưng vùng Trung Đông và Italy chịu thiệt hại nặng nhất. Các hiện tượng thời tiết cực đoan phá vỡ nhiều kỷ lục và gây thiệt hại nghiêm trọng cho Italy với gió lốc mạnh như bão, các cơn bão mạnh và lũ lụt nặng nề khiến 30 người chết, thiệt hại nặng đến mùa màng và cây trồng.

Những đợt mưa khủng khiếp còn hóa lỏng đất gây những đợt sạt lở đất lớn tại Panama, Costa Rica, Brazil , Peru và Ecuador, chỉ kể ra một vài nơi. Hầu hết các đợt mưa - kết hợp với nhiệt độ ngày càng thấp do chu kỳ cực tiểu của hoạt động mặt trời - còn gây ra tuyết rơi dày rất sớm khiến nhiều người kinh ngạc.

Các vụ cầu lửa từ thiên thạch cũng cho chúng ta những buổi trình diễn ngoạn mục trong tháng này. Trong một sự kiện hiếm thấy, bốn quả cầu lửa từ thiên thạch rạch ngang bầu trời nam Tây Ban Nha, hai trong số đó xuất hiện chỉ cách nhau 2 giờ.

Xem video tóm tắt của chúng tôi dưới đây:


Fire

Cháy rừng California tồi tệ nhất trong lịch sử bang: 50 người chết, 228 mất tích, 250.000 sơ tán, 7000 ngôi nhà thiêu hủy

Camp Fire rages through Paradise, California
© AP
Bang California những ngày này đang trải qua thảm họa cháy rừng có sức tàn phá lớn nhất trong lịch sử. Tính đến ngày 12-11 (giờ Mỹ), tổng số người chết chỉ tính riêng trong đám cháy Camp Fire ở bắc California lên đến 48 người.

Theo trang CBS News ngày 14-11 (giờ VN), số người thiệt mạng do cháy rừng đã lên đến 50 người, riêng đám cháy Camp Fire ở bắc California đã làm thiệt mạng 48 người, dù 9.000 lính cứu hỏa đã được huy động.

Tại cuộc họp báo tối 12-11 (giờ địa phương) ở thị trấn Paradise, cảnh sát Kory L. Honea của hạt Butte buồn bã nói: "Tôi thực sự hi vọng mình không phải đến đây mỗi tối để báo cáo về những con số thiệt hại ngày càng gia tăng".

Tuyên bố tình trạng thảm họa

Hiện vẫn còn 228 người đang bị mất tích và thân nhân của hơn 1.000 người khác đang liên hệ nhà chức trách để được giúp đỡ vì mất liên lạc với người thân.

Fire

Cháy rừng dữ dội ở California thiêu hủy cả thị trấn, hàng vạn người phải sơ tán, 9 người chết

Fire
© Reuters / Stephen LamMột ngôi nhà bị thiêu hủy ở thị trấn Paradise, California
Cháy rừng dữ dội đang xảy ra ở Bắc California, Mỹ với tốc độ lan rộng tương đương với diện tích 80 sân bóng đá mỗi phút, phá hủy hàng loạt nhà cửa, khiến hàng chục nghìn người phải di tản.

Tanah Clunies-Ross bật dậy trong bóng đêm sau khi nghe những âm thanh như than đá rơi xuống mái nhà của cô ở Bắc California. Chỉ sau ít phút, gia đình cô và hàng chục nghìn người khác đã hối hả di tản ra khỏi khu vực nguy hiểm ở thị trấn Paradise, hạt Butte, phía bắc thủ phủ Sacramento của bang California.

Ngọn lửa trong vụ cháy rừng có tên Camp Fire bùng cháy vào sáng ngày 8/11, lan truyền nhanh với tốc độ khủng khiếp qua hạt Buttle với tốc độ tương đương với 80 sân bóng đá mỗi phút. Cho tới nay, lửa đã thiêu rụi hơn 8.000 héc-ta đất, làm bị thương các lính cứu hỏa và cư dân, buộc các bệnh viện và trường học phải di tản.

Bizarro Earth

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 7/2018: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

july
Nhiều người phải nhảy xuống biển để thoát khỏi đám cháy rừng ở Hy Lạp. Ít nhất 80 người chết.
Tháng này được đánh dấu bởi những lượng mưa khổng lồ rơi xuống trong thời gian rất ngắn trên khắp thế giới, giết hại hàng ngàn người, khiến hàng triệu người phải sơ tán... và gây thiệt hại mùa màng nhiều hơn nữa.

Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia, Philippines, Việt Nam, Nam Phi, Nepal, Pakistan, Ấn Độ, Thụy Điển, Nga, Ý và Mỹ là những nơi bị ảnh hưởng nặng nhất bởi những trận mưa xối xả và các trận lũ quét sau đó, 200 người chết và hàng ngàn người mất nhà cửa.

Ý, Brazil và Nam Phi cũng nhận các đợt mưa tuyết trái mùa hoặc 'hiếm gặp' trong tháng này, khiến dân chúng địa phương rất ngạc nhiên.

Trong khi 'bầu trời mở ra' ở nhiều nơi, nắng nóng, hạn hán và cháy rừng tấn công California, Thụy Điển, Na Uy và Hy Lạp. Hy Lạp cũng là nơi bị thiệt hại nặng nhất với 94 người chết, 2500 km2 bị thiêu hủy. Hàng trăm người phải chạy ra bờ biển nhảy xuống nước để thoát khỏi đám lửa.

SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 3/2018: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

noreaster
Bốn trận lốc xoáy vĩ mô giáng xuống bờ đông Hoa Kỳ và Canada trong tháng 3, mang đến thời tiết địa cực và hàng mét tuyết, khiến hàng triệu người mất điện, làm gián đoạn giao thông và phá hoại mùa màng. Điều thú vị là trận lốc xoáy vĩ mô thứ tư đến chỉ vài giờ sau thời điểm xuân phân. Bão ở Texas và Alabama đổ xuống những viên mưa đá khổng lồ gây tàn phá rộng khắp. Trong khi đó, California trải qua một trong những đợt lũ lụt tồi tệ nhất trong hàng thập kỷ. Tuyết rơi kỷ lục cũng xảy ra ở nhiều nơi khác trong vùng tây Hoa Kỳ.

Ở bên kia Đại Tây Dương, Anh tiếp tục phải chịu ảnh hưởng từ "Quái vật từ Phương Đông" cùng với bão Emma, khiến nhiệt độ hạ thấp đột ngột và phá kỷ lục tuyết rơi của tháng 3. Phần còn lại của Châu Âu cũng trải qua thời tiết lạnh cực độ trái mùa, với những đợt tuyết rơi hiếm thấy ở Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Romania. Trong khi đó, các con kênh đào đóng băng tại Amsterdam làm người dân ở đó kinh ngạc.

Ả rập Xê út lại gặp phải một đợt tuyết rơi (trước kia hiếm gặp) cùng mưa đá, lũ lụt. Kenya trải qua một trong những mùa mưa tồi tệ nhất của họ, với lũ lụt kỷ lục, sạt lở đất và một vết nứt dài 3 km làm gián đoạn giao thông và khiến người dân bối rối. Trong khi đó, Algeria bị bao phủ bởi một đợt tuyết rơi hiếm gặp gây thiệt hại mùa màng và gián đoạn giao thông.

SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 12/2017: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

New York snow
Các kỷ lục về lạnh và tuyết bị phá vỡ trên khắp thế giới vào tháng trước, nhưng Hoa Kỳ bị nặng hơn cả, với tất cả 50 bang đều có tuyết trên mặt đất thậm chí trước khi mùa đông chính thức bắt đầu. Bắc Mexico và các nước Đông Á trải qua mùa đông khắc nghiệt nhất trong hàng thập kỷ nay, trong khi một số nơi ở Úc kinh ngạc khi thấy tuyết rơi trong mùa hè.

Lũ lụt tiếp tục tàn phá Philippines và Indonesia, với hàng ngàn người phải sơ tán, trong khi mưa lớn ở Albania làm ngập hàng ngàn ngôi nhà và phá tan cầu đường.

California bị thiêu trụi bởi những đợt cháy rừng rộng khắp, thiêu đốt đến 100.000 hecta và phá hủy hơn 1000 ngôi nhà, với đám cháy rừng Thomas trở thành đám cháy rừng lớn và gây hủy hoại nhiều nhất trong lịch sử California. Với một "dòng sông khí quyển" và mưa lớn được dự đoán trong tuần đầu tiên của tháng 1/2018, tương lai có vẻ mờ mịt đối với bang được mệnh danh là đầy nắng này.

Hoạt động núi lửa ở mức cao được ghi nhận trên khắp thế giới trong tháng 12, trong khi một trận động đất mạnh 6,5 độ gây chết người giáng xuống đảo Java của Indonesia.

SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 10/2017: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

ECS-Oct-2017-shot
Tháng 10 này chứng kiến xu hướng tiếp tục của những đợt cháy rừng kỷ lục, lượng mưa khổng lồ, những trận mưa đá chưa từng có cùng lũ lụt và bão, lốc tàn phá trên khắp hành tinh này.

Tuyết rơi đầu tháng 10 gây ngạc nhiên cho người dân địa phương từ Hoa Kỳ đến Trung Quốc, trong khi nhiều người khác chứng kiến cầu lửa từ thiên thạch dọc ngang trên bầu trời, với một trong số đó có thể đã gây ra một trận cháy rừng! Sự hỗn loạn này đã đến "sát sườn" đối với một hai người suýt nữa thì bị sét đánh trúng!