Cháy rừng
S


Fire

Rừng trên toàn cầu đang bị hủy diệt với tốc độ kỷ lục do cháy rừng

Portugal wildfires
Cháy rừng ở Bồ Đào Nha
Ngày 24/10, Tổ chức "Giám sát rừng toàn cầu" công bố báo cáo cho biết số vụ cháy rừng tăng mạnh trên thế giới trong năm 2016 đã khiến diện tích rừng che phủ toàn cầu giảm kỷ lục, tương đương với diện tích của New Zealand.

Theo báo cáo, tốc độ hủy diệt rừng trong năm 2016 đã gia tăng tới mức báo động, cao hơn 51% so với năm 2015, với 29,7 triệu hécta rừng bị thiêu rụi (theo số liệu của Đại học Maryland). Tổ chức "Giám sát rừng toàn cầu" cho rằng nguyên nhân một phần là do tình trạng biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ tăng cao và gây hạn hán ở một số nơi, và điều này đã làm tăng nguy cơ cũng như tính khốc liệt của các vụ cháy rừng.

Báo cáo cho biết hiện tượng thời tiết El Nino đạt kỷ lục giai đoạn 2015-2016 cũng góp phần tạo nên tình trạng khô cạn ở nhiều vùng nhiệt đới, nơi được cho không dễ bị bắt cháy. Tuy nhiên sự quản lý yếu kém và hiện tượng El Nino nghiêm trọng đã làm gia tăng mức độ tổn thương ở khu vực này.

Fire

Cháy rừng khủng khiếp ở California: Ít nhất 1500 ngôi nhà thiêu trụi, hàng chục người chết

Northern California wildfire
Hàng loạt khu vực trồng nho sản xuất rượu vang ở California (Mỹ) đang chìm trong biển lửa với tốc độ lây lan chóng mặt, làm hàng chục người chết và hàng nghìn ngôi nhà bị phá huỷ.

Chính quyền bang California thực hiện di dân khẩn cấp sau khi ít nhất 1.500 ngôi nhà đã bị thiêu trụi. Ít nhất 10 người chết, trong đó có 7 người ở hạt Sonoma.

Khoảng 20.000 người đã phải sơ tán khỏi các hạt Napa, Sonoma và Yuba sau khi một số vụ cháy tồi tệ nhất xảy ra. Thống đốc bang California tuyên bố tình trạng khẩn cấp.

"Những vụ hoả hoại này đã huỷ hoại hàng nghìn ngôi nhà và đe doạ hàng nghìn nhà nữa, nên cần thiết phải di tản hàng nghìn người dân" - BBC dẫn tuyên bố cho biết. Cục trưởng Cục Lâm nghiệp và Cứu hoả California, ông Kim Pimlott, xác nhận khoảng 1.500 ngôi nhà bị thiêu rụi.

SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 8/2017: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

SOTT Summary Vietnamese Aug 2017
Khi hầu hết thế giới và truyền thông phương Tây tập trung vào siêu bão Harvey và Irma trong vài tuần qua, bạn có thể nghĩ rằng phần còn lại của thế giới khá là yên bình về mặt khí hậu. Nhưng không gì có thể khác xa với sự thật hơn thế. Trên thực tế, siêu bão Harvey xảy đến vào cuối một tháng nữa đầy những sự kiện thời tiết tàn phá và "bất thường" trên khắp thế giới, một số trong đó khiến Harvey cũng trở nên "bình thường".

Từ lũ lụt "lịch sử" và "kỷ lục" trên hầu như tất cả mọi lục địa cùng với lũ bùn, sạt lở đất gây chết người cho đến con số đáng báo động của những trận bão lớn và cháy rừng vượt ngoài sự kiểm soát, sự hỗn loạn về khí hậu và môi trường một lần nữa lại là hiện thực khắc nghiệt của cuộc sống trên Trái Đất trong tháng 8 này.

Hãy xem cho biết những gì đang xảy ra trên hành tinh này và đừng quên like và đăng ký email để bạn không bỏ lỡ màn kịch thú vị đang diễn ra!

SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 7/2017: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

SOTT Summary Vietnamese 7/2017
Trong khi mùa hè với nhiệt độ lạnh khác thường và tuyết rơi trái mùa bắt đầu trở thành "bình thường" trên khắp thế giới, mưa lớn và lũ lụt đang phá vỡ nhiều kỷ lục được giữ từ lâu, gây thiệt hại rộng khắp cho tài sản và mùa màng cùng cái chết của ngày càng nhiều người.

Trong khi ngày càng nhiều động vật bị giết hại bởi sét đánh, các sự kiện plasma như "sét thượng tầng khí quyển" và mây dạ quang cũng ngày càng trở nên phổ biến hơn cùng với thiên thạch / cầu lửa trên bầu trời.

Trong tháng 7 này, cháy rừng thiêu trụi nhiều vùng ở California, British Columbia, Croatia, Montenegro, Indonesia, Pháp và Bồ Đào Nha; lũ lụt hoành hành tại nhiều vùng từ Ấn Độ đến Indonesia; và mưa đá dữ dội giáng xuống gần như mọi lục địa.

Lại là một tháng dữ dội nữa trên hành tinh Trái Đất này. Nhưng có bao nhiêu người để ý?

Cloud Lightning

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 5/2017: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

SOTT Summaries Vietnamese May 2017
Trong trường hợp bạn chưa nhận ra, môi trường trên hành tinh chúng ta có vẻ như đang phản ánh mức độ rối loạn và bạo lực đang diễn ra trong xã hội loài người. Tháng 5 này, những đợt lũ lụt khủng khiếp (và thường là "chưa từng có") lại một lần nữa gây thiệt hại lớn rộng khắp trên hành tinh này.

Tuyết rơi cực kỳ muộn từ Hoa Kỳ, Châu Âu đến Trung Quốc gây các vấn đề nghiêm trọng cho người dân cũng như mùa màng. Những đợt mưa đá lớn gây thiệt hại nặng nề cũng vậy.

Lốc xoáy, cháy rừng, vòi rồng nước, xoáy nước, bão cát, núi lửa phun trào, động vật hành động khác lạ, và rất nhiều hiện tượng khác nữa đã biến tháng 5 thành một tháng rất đáng báo động nữa trên hành tinh Trái Đất.


Fire

Ít nhất 62 người chết, 59 bị thương trong thảm họa cháy rừng tại Bồ Đào Nha

A wildfire is reflected in a stream at Penela, Coimbra
© Getty
Theo chính phủ Bồ Đào Nha, ít nhất 62 người chết và 59 người bị thương trong vụ cháy xảy ra ở miền trung Bồ Đào Nha hôm 18/6. Nước này đã công bố 3 ngày quốc tang để tưởng nhớ những nạn nhân xấu số của vụ cháy rừng.

Al Jazeera dẫn lời Bộ trưởng Nội vụ Jorge Gomes cho hay phần lớn người chết trong xe khi họ cố thoát khỏi đám cháy rừng ở khu vực giữa 2 thành phố Figueiro dos Vinhos và Castanheira de Pera.

Theo AP, 1.700 lính cứu hỏa đã được điều động để ứng phó với khoảng 60 đám cháy lớn nhỏ bùng phát trên khắp Bồ Đào Nha hôm 17/6. Riêng tại vùng núi Pedrogao Grande, 600 lính tham gia dập lửa.

Thủ tướng Bồ Đào Nha cho biết sấm sét trong thời tiết khô hạn có thể là nguyên nhân gây ra hỏa hoạn. Bồ Đào Nha đang đối mặt với cái nóng lên đến hơn 40 độ C ở nhiều khu vực vào hôm 17/6.

SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 4/2017: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

SOTT Summary Vietnamese April 2017
Sự hỗn loạn trong môi trường trên khắp hành tinh tiếp tục không suy giảm trong tháng 4.

Sau khi Peru bị nhấn chìm trong tháng 3, Columbia xếp hàng tiếp sau để hứng chịu lượng mưa và lũ lụt khủng khiếp, dẫn đến những vụ sạt lở đất gây chết người tại thành phố Mocoa. Lũ lụt và sạt lở đất nghiêm trọng cũng xảy ra ở Ấn Độ, Indonesia, Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Cháy rừng một lần nữa tấn công bang Florida của Hoa Kỳ trong khi tuyết rơi rất muộn trong năm phủ kín nhiều nước châu Âu, khiến nhiều vụ mùa mất trắng.

Thiên thạch, cầu lửa cũng được nhìn thấy trên khắp hành tinh này, và đặc biệt, một sao chổi cũng xuất hiện.


SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 3/2017: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

SOTT Summary Vietnamese 3/2017
Sự hỗn loạn môi trường trên khắp hành tinh tiếp tục không suy giảm trong tháng này. Nhiều quả cầu lửa ngoạn mục được nhìn thấy từ đầu này đến đầu kia của thế giới. Cháy rừng tàn phá nhiều bang trung tây Hoa Kỳ trong khi gió mạnh khác thường tấn công Illinois và New York. Bão dữ dội giáng xuống Madagascar, Brazil, New Zealand và Pháp.

Lũ lụt nghiêm trọng tấn công nhiều nơi trên quả địa cầu, nhưng bị nặng nhất là Peru, nơi hàng chục người đã chết và hàng trăm ngàn người không còn nhà cửa. Với những đợt sóng khổng lồ xảy ra từ Ira đến Nam Phi, vụ nổ khí ga bí ẩn ở Anh và khí mêtan rò rỉ ở Nga, chưa kể tuyết rơi ngoài khơi Nam Phi và sét đánh trực tiếp vào xe đang chạy, tháng 3 quả là một tháng dữ dội cho hành tinh này và những cư dân của nó.


Fire

Cháy rừng khủng khiếp nhất trong lịch sử Chile. Chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp

Chile wildfire
© Reuters
Chile phải ban bố tình trạng khẩn cấp và yêu cầu trợ giúp từ cộng đồng quốc tế vì hàng chục ngọn lửa cháy dữ dội trong hơn 1 tuần qua. Trong nỗ lực dập tắt đám cháy tại khu vực phía Nam của đất nước, một máy bay chữa cháy Boeing 747-400 từ Mỹ đã đến trợ giúp lực lượng Chile.

Cháy rừng không phải là điều hiếm tại đây, tình trạng hạn hán trong nhiều năm cùng thời tiết khô nóng khiến vụ cháy rừng ngày hôm qua trở nên nghiêm trọng và quy mô hơn.

Suốt 1 tuần qua, người dân Chile hứng chịu nhiều đám cháy dữ dội. Hàng trăm lính cứu hỏa cùng nhiều máy bay chữa cháy được huy động. Người dân lập tức sơ tán và dọn đồ đạc ra khỏi nhà.

Một người dân địa phương cho biết: "Trận động đất năm 2010 không là gì so với đám cháy lần này. Năm 2010 khi động đất xảy ra, tôi cũng rất sợ hãi, nhưng với đám cháy lần này thì sự sợ hãi còn hơn thế nữa".

Fire

Nghiên cứu: Cháy rừng ở miền Tây nước Mỹ đã tăng gấp đôi trong vòng 30 năm qua

Yellowstone wildfire
© Tannen Maury/AP
Hiện tượng nóng lên toàn cầu đã làm cho các khu vực bị ảnh hưởng bởi cháy rừng ở miền Tây Hoa Kỳ đã tăng lên gấp đôi trong vòng 30 năm qua - và vấn đề sẽ tiếp tục tồi tệ hơn cho đến khi cây cối cháy sạch.

Nhiệt độ không khí cao hơn đã sấy khô thảm thực vật và làm nó dễ cháy hơn. Trong khi 1 số vùng trên thế giới trở nên ẩm ướt hơn do khí hậu ấm lên, thì cháy rừng đã tăng mạnh ở các khu vực như Amazon, Indonesia và các khu rừng ở phía Bắc của Canada, đặc biệt các đám cháy ở bang California và Oregon (Mỹ) đã gia tăng dữ dội.

Một nghiên cứu mới công bố ngày 10/10 trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences đã chỉ ra mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu với việc gia tăng các vụ cháy rừng trong những thập kỷ gần đây.

Nghiên cứu này được thực hiện bởi các nhà khoa học ở Đài quan sát Trái đất Lamont - Doherty của Đại học Columbia. Nghiên cứu cho thấy rằng, kể từ năm 1984 đến 2015, nhiệt độ cao và dẫn đến sự khô cằn đã làm đám cháy lan rộng thêm 41.000 km2 so với dự tính. Diện tích này lớn hơn cả 2 tiểu bang Massachusetts và Connecticut gộp lại và tương đương với diện tích của Đan Mạch. Các nhà khoa học cho rằng diện tích tăng thêm này gần gấp đôi so với diện tích sẽ bị cháy trong trường hợp nhiệt độ không tăng lên.

Nhận xét: Hiện tượng nóng lên toàn cầu đã trở thành con ngáo ộp để đổ lỗi cho mọi thứ thảm họa thiên nhiên: cháy rừng, hạn hán, lũ lụt, bão lớn, mưa đá, động đất, thậm chí cả tuyết rơi quá nhiều mùa đông, bất chấp số liệu khách quan cho thấy Trái Đất không còn nóng lên mà có xu hướng lạnh đi kể từ đầu thế kỷ này.

Trước thực tế rằng các vụ cháy rừng thực sự đang ra tăng mạnh, ngoài những giải thích khá khiên cưỡng trong bài này, có một yếu tố khác là sự gia tăng mạnh của sét đánh và thiên thạch / cầu lửa trong những năm gần đây. Xem bài phân tích dưới đây của chúng tôi về vấn đề này: