Núi lửa
S


Snowflake Cold

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 12/2018: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

meteor Mexico city December 2018
Vùng trung tâm và phía đông Trung Quốc đang trải qua một trong những mùa đông khốc liệt nhất từ trước tới nay. Bắc Kinh phải chịu một trong những tháng 12 lạnh nhất trong lịch sử. Mưa lớn cùng sạt lở đất tấn công vùng tây nam khiến 4 người chết.

Sau một đợt tuyết phủ diện tích lớn nhất trong lịch sử Mỹ cho tháng 11, bão Diego lại hoành hành ở vùng đông nam khiến 400.000 người không có điện, trong khi tuyết rơi dày một cách khác thường đổ xuống vùng tây nam, và nhiều vùng ở đông bắc và phía tây.

Hàn Quốc có đợt rét đậm rất sớm trong mùa đông năm nay, trong khi tuyết rơi dày tấn công Nhật Bản, đổ xuống 2 mét tuyết ở tỉnh Yamagata.

Tuyết dày cũng làm rối loạn cuộc sống tại Bosnia, Romania và Bulgaria, buộc các trường học phải đóng cửa và gây mất điện. Trong khi đó, Áo nhận 140 cm tuyết chỉ trong bảy ngày... Và mùa đông vừa mới bắt đầu!

Một loạt cầu lửa từ thiên thạch vạch qua bầu trời Tây Ban Nha trong vài tháng qua, 3 trong số đó xuất hiện chỉ trong vòng 5 giờ trong tháng 12. Mexico, Texas và San Francisco cũng góp phần của họ với những màn trình diễn cầu lửa ngoạn mục trên bầu trời trong tháng này.

Ả rập Xê út tiếp tục bị đập tơi tả bởi mưa đá, mưa lớn và lũ lụt. Nó khiến sa mạc bắt đầu xanh trở lại ở một số vùng. Trong khi đó lũ quét buộc 45.000 người phải sơ tán ở Indonesia, và Sri Lanka bị nhấn chìm bởi 36 cm mưa chỉ trong một đêm.

Lốc xoáy trái mùa tàn phá Florida, Washington và Illinois ở Mỹ, trong khi một lốc xoáy xuất hiện ở Java, Indonesia, và phá hủy 156 ngôi nhà.

Một đợt phun trào mạnh của núi lửa Krakatoa gây ra một cơn sóng thần ở Indonesia khiến 430 người chết và 22.000 mất nhà cửa. Một đợt phun trào núi lửa khác ở Vanuatu gây ra một loạt trận động đất làm nứt toác một phần hòn đảo Ambrym.

Venezuela cũng bị tấn công bởi nhiều trận động đất, một trận cường độ 5,6 độ xảy ra ở vùng Carabobo làm mở ra nhiều khe nứt trên mặt đất và trong các tòa nhà.

Xem video Tóm tắt SOTT của chúng tôi dưới đây:


Bizarro Earth

Sóng thần xuất hiện không hề có cảnh báo trước tại Indonesia - Ít nhất 373 người thiệt mạng - Cập nhật

Carita beach in South Sumatra, Indonesia
© SEMI/AFP/Getty ImagesNhà cửa tan hoang sau sóng thần tại Nam Sumatra, Indonesia
Sóng thần hình thành do núi lửa tối 22/12 đánh vào các bãi biển quanh eo biển Sunda ở Indonesia, phá hủy hàng trăm ngôi nhà.

Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia (BMKG) cho biết sóng thần không xảy ra sau một trận động đất mà có thể do thủy triều dâng bất thường vào thời điểm trăng tròn và lở đất dưới đáy biển do hoạt động tại núi lửa Anak Krakatau.

430 ngôi nhà, 9 khách sạn và 10 tàu bị phá hủy sau khi sóng đánh vào các bãi biển quanh eo biển Sunda, ở Nam Sumatra và mũi phía tây của đảo Java vào 21h27 ngày 22/12. BMKG trước đó có cảnh báo về sóng cao ở khu vực xunh quanh eo biển nhưng không phát cảnh báo sóng thần.

Theo thông cáo chính thức, sóng thần có độ cao khoảng 0,9 m tràn vào khu vực Serang, độ cao sóng ở các khu vực khác như Pandeglang và Nam Lampung là 0,28-0,36 m. Sóng thần xảy ra khi thủy triều dâng 2 m.

Nhận xét: Thật đáng sợ khi sóng thần có thể xảy ra mà không hề có trận động đất nào trước đó. Các dấu hiệu khác như nước biển rút ra trước sóng thần cũng không hề có.

Cập nhật:
Theo dữ liệu mới nhất, số người chết vì sóng thần tăng lên 373, hơn 1,4 nghìn người bị thương.

Sóng thần đã tấn công bờ biển Indonesia vào tối thứ Bảy. Hơn 3 nghìn người phải chịu đựng thảm họa, hơn 1 nghìn người đã được sơ tán. Hoạt động tìm kiếm cứu nạn và sơ tán trong khu vực thảm họa vẫn tiếp tục.



Snowflake Cold

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 11/2018: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

california fires
Tháng 11 vừa qua, thị trấn Thiên Đường ở California biến thành địa ngục trần gian. Các vụ cháy rừng như ngày tận thế tàn phá bang này, buộc dân chúng phải sơ tán, khiến 85 người chết và con số thiệt hại kỷ lục. 765.000 hecta bị biến thành tro bụi. Nhưng đó không phải là tất cả, lũ lụt và tuyết rơi gây thêm nhiều thiệt hại hơn nữa cho vùng đất bị tàn phá ấy.

Hoạt động địa chấn và các hiện tượng địa chất khác gia tăng trong tháng 11. Một trận động đất 6,3 độ ở Iran và một trận 7,0 độ ở Anchorage, Alaska, đấy chỉ là hai trận động đất lớn nhất. Trong khi đó, núi lửa tại Guatemala, Nga, Mexico, và Italy đều bừng tỉnh giấc và Ấn Độ cùng Ả rập Xê út bị ảnh hưởng bởi những vết nứt khổng lồ trên mặt đất, hiện tượng đang ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới. Trái Đất có vẻ như đang "mở ra".

Mưa xối xả, lũ lụt và những hạt mưa đá cực lớn đã trở thành "bình thường" - ngay cả trong mùa khô ở một số nước - khiến hàng trăm người chết, mùa màng thất bát và cơ sở hạ tầng bị hủy hoại. Kuwait, Việt Nam và Sydney đều bị ảnh hưởng nặng, nhưng vùng Trung Đông và Italy chịu thiệt hại nặng nhất. Các hiện tượng thời tiết cực đoan phá vỡ nhiều kỷ lục và gây thiệt hại nghiêm trọng cho Italy với gió lốc mạnh như bão, các cơn bão mạnh và lũ lụt nặng nề khiến 30 người chết, thiệt hại nặng đến mùa màng và cây trồng.

Những đợt mưa khủng khiếp còn hóa lỏng đất gây những đợt sạt lở đất lớn tại Panama, Costa Rica, Brazil , Peru và Ecuador, chỉ kể ra một vài nơi. Hầu hết các đợt mưa - kết hợp với nhiệt độ ngày càng thấp do chu kỳ cực tiểu của hoạt động mặt trời - còn gây ra tuyết rơi dày rất sớm khiến nhiều người kinh ngạc.

Các vụ cầu lửa từ thiên thạch cũng cho chúng ta những buổi trình diễn ngoạn mục trong tháng này. Trong một sự kiện hiếm thấy, bốn quả cầu lửa từ thiên thạch rạch ngang bầu trời nam Tây Ban Nha, hai trong số đó xuất hiện chỉ cách nhau 2 giờ.

Xem video tóm tắt của chúng tôi dưới đây:


Cloud Lightning

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 9/2018: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

Tháng 9 vừa qua là một chuyến đi hoang dại và đầy nguy hiểm đối với nhiều cư dân trên hành tinh Trái Đất. Từ Mỹ đến Châu Âu, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, mối đe dọa chủ yếu đến từ lượng mưa khổng lồ và đột ngột đổ xuống, cuốn đi đất đai, nhà cửa và cả người. Cùng thời gian đó, nhiều vùng có tuyết rơi sớm (hoặc muộn đối với nam bán cầu) một cách bất thường. Nhớ rằng hầu hết tháng 9 vẫn là thuộc về mùa hè ! Bắc Mỹ, Đông Âu, Trung Á và Úc đều nhận được rất nhiều cái thứ trắng bông bông ấy.
sott september
Siêu bão Florence là cơn bão chính trong tháng 9 khi nó đổ vào bờ biển đông nam Hoa Kỳ, giết hại 17 người và đổ xuống lượng mưa khổng lồ. Ba cơn bão khác tấn công vào vùng tây bắc Thái Bình Dương, gây thiệt hại trên diện rộng cho Hồng Koong, Philippines và Nhật Bản. Bão Jebi, đổ vào Nhật Bản, là cơn bão mạnh nhất trong vòng 25 năm. Đến cuối tháng, một trận động đất lớn mạnh 7,5 độ gây ra đợt sóng thần khủng khiếp tàn phá hòn đảo Sulawesi của Indonesia. Số người chết hiện ở con số hơn 2.000 người, trong khi nhà chức trách nói con số đó có thể tăng lên gấp 3 trong khi hoạt động tìm kiếm, cứu trợ tiếp tục.

Giống như hầu hết các tháng khác trong những năm gần đây, tháng 9 vừa qua cũng được đánh dấu bởi nhiều đợt phun trào núi lửa, các vụ cháy rừng lớn và số cầu lửa / thiên thạch ngày càng gia tăng trên bầu trời. Tóm lại, hành tinh này vẫn tiếp tục chơi điệu rock 'n roll đáng sợ của nó. Bây giờ không phải là lúc hạ thấp tinh thần cảnh giác !

Xem video tóm tắt của chúng tôi dưới đây:


Bizarro Earth

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 6/2018: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

ss_june
Núi lửa Volcan de Fuego ở Guatemala phun trào dữ dội, giết hại 109 người, hàng trăm mất tích, nhiều làng mạc chôn vùi dưới hàng mét tro bụi
Tháng 6 vừa qua chứng kiến nhiều vùng của hành tinh này bị nhấn chìm bởi những đợt mưa xối xả đủ loại; từ những cơn mưa đá và bão dữ dội tại nhiều vùng của Châu Á (một số mang đến cả cá, tôm và bạch tuộc) và Châu Âu, cho đến một hỗn hợp đáng kinh ngạc của gió mạnh như bão, mưa lớn và lũ lụt tại Mỹ, Mexico và một số nơi ở Nam Mỹ.

Hoạt động núi lửa tiếp tục phá kỷ lục trên khắp quả địa cầu. Núi lửa Kilauea tiếp tục tàn phá hòn đảo lớn của Hawaii, phá hủy nhà cửa và phủ kín nhiều vùng với khí độc. Trong khi đó, sau nhiều năm hoạt động liên tục, núi lửa ở Guatemala bùng nổ dữ dội, gây ra cái chết của ít nhất 109 người. Hàng trăm người vẫn mất tích và nhiều làng mạc bị chôn vùi dưới hàng mét tro bụi.

Ngoài cảnh tượng ngoạn mục của những đợt phun trào này, điểm quan trọng cần nhớ là tất cả đám tro bụi đó làm bão hòa các tầng trên của khí quyển, phản xạ ánh nắng mặt trời và làm gia tăng sự ngưng tụ nước và tạo ra các hạt băng. Dĩ nhiên, đây không phải là tin tốt lành trong đợt cực tiểu của hoạt động mặt trời này.

Rất có khả năng là nhiệt độ toàn cầu sẽ tiếp tục giảm mạnh, và cứ xem lượng nước khổng lồ đang đổ xuống, mùa đông tới có thể mang lại nhiều khó khăn cho nhiều nơi ở bắc bán cầu.

Bizarro Earth

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 5/2018: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

lava
Trong khi tuyết rơi trái mùa xảy ra trong suốt tháng 5 từ dãy Rocky Mountains ở bắc Hoa Kỳ cho tới Canada, Bắc Âu, đông bắc Trung Quốc, bắc Ấn Độ, Kashmir và Nepal, những đợt lũ lụt tầm cỡ "đại hồng thủy" trên khắp thế giới mới là điều đáng chú ý nhất trong tháng này.

Hoa Kỳ và hầu hết châu Âu cũng được nhận đủ những cơn lốc xoáy và mưa đá gây thiệt hại nặng... Các hạt mưa đá khổng lồ có vẻ đang trở thành điều bình thường ở nhiều nơi trên thế giới.

Hàng ngàn người trên khắp Nam Mỹ, Châu Âu, Châu Á, Trung Đông và Châu Phi phải sơ tán hoặc chịu mất điện do những trận mưa cực lớn và kéo dài. Somalia, từng chịu hạn hán nặng, giờ bị ngập lụt do lượng mưa chưa từng có. Trong khi đó, đất nước sa mạc Yemen nhận lượng mưa bằng 3 năm chỉ trong 1 ngày từ cơn bão Mekunu. Cơn bão được đặt tên đầu tiên của mùa bão 2018, Bão Alberto, cũng mang lại lũ lụt và thiệt hại rộng khắp cho Cuba.

Mưa cực lớn, mưa đá, lũ lụt và nhiệt độ cực đoan cũng làm thiệt hại một lượng lớn mùa màng tại một số vùng đất màu mỡ nhất trên thế giới, mang lại lo ngại về một cuộc khủng hoảng lương thực trong tương lai không xa.

Fire

Núi lửa Kilauea ở Hawaii bùng nổ sau hơn 100 năm, phun cột khói bụi cao hơn 9km

Kilauea volcano eruption
© AFPNúi lửa Kilauea phun trào
Núi lửa Kilauea phun trào dung nham dữ dội, tạo cột khói bụi khổng lồ và buộc chính quyền hối thúc người dân nhanh chóng tìm nơi ẩn náu.

Đài Quan sát Núi lửa Hawaii cho biết vụ phun trào dung nham mới nhất xảy ra tại miệng Halemaumau của núi lửa Kilauea, tạo ra cột tro bụi cao tới 9.000 m và đang di chuyển dần về phía đông bắc của hòn đảo, theo AFP.

Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ cho biết vụ phun trào xảy ra vào rạng sáng ngày 17/5 và kéo dài trong vài phút. Đài quan sát khuyến cáo người dân sống ở những nơi tro bụi lan tới nên tìm nơi ẩn náu và tiếp tục duy trì cảnh báo đỏ đối với ngành hàng không.

Chính quyền cho biết gió nhẹ và mưa sẽ khiến tro bụi từ vụ phun trào mới nhất có thể bao phủ toàn bộ khu vực quanh núi lửa Kilauea. Ngay trước đợt phun trào này, tro từ núi lửa có thể được nhìn thấy từ Trạm vũ trụ quốc tế.

Vụ phun trào mới nhất diễn ra chỉ hai ngày sau khi xảy ra vụ nổ mắc ma ở miệng Halemaumau, tạo cột tro bụi cao 3.600 m và khiến chính quyền phải nâng mức cảnh báo từ màu cam sang màu đỏ.

SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 4/2018: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

ice ice
7 tháng 4 ư ?! Thật không vậy ?
Tháng 4 vừa qua chứng kiến lượng tuyết rơi kỷ lục cho vùng bắc, đông bắc và trung tây của Hoa Kỳ, cùng với gió mạnh và lũ lụt do tuyết tan đã khiến hàng trăm ngàn người không có điện và gây thiệt hại nhà cửa. Một số vùng ở Châu Âu và bắc Châu Á cũng có phần tuyết rơi trái mùa và thời tiết lạnh giá... vâng, tất cả những cái đó vào tháng 4, khi mà mùa xuân lẽ ra đã bắt đầu từ lâu.

Mưa xối xả, lũ lụt và những viên mưa đá khổng lồ gây thiệt hại nghiêm trọng trong tháng 4 vừa qua, với các vùng Trung Đông, Kenya, Nam Phi, Trung Mỹ và miền nam Hoa Kỳ đều gánh chịu hậu quả.

Trong khi nhiều hố sụt vẫn tiếp tục xuất hiện trên khắp thế giới, những vết nứt khổng lồ trong lòng đất cũng mở ra, khiến nhiều người lo ngại. Một số nhà nghiên cứu gán những vết nứt ấy cho sự hóa lỏng của các lớp đất dưới bề mặt do mưa lớn và lũ lụt, nhưng còn có yếu tố Trái Đất quay chậm lại và các tia vũ trụ cần được xem xét đến trong sự gia tăng mạnh của các hoạt động địa chấn này... Lớp vỏ Trái Đất có vẻ như đang 'mở ra'.

Fire

Núi lửa Kilauea ở Hawaii bừng tỉnh; dung nham trào lên trong khu dân cư; 10.000 người sơ tán

Kilauea volcano
© USGS Hawaiian Volcano ObservatoryNúi lửa Kilauea
Hàng trăm trận động đất với cường độ nhỏ khiến ngọn núi lửa đang hoạt động ở Hawaii (Mỹ) bắt đầu có dấu hiệu phun trào. Giới chức địa phương buộc tiến hành các đợt sơ tán dân cư quy mô lớn.

Theo RT, những người dân sống xung quanh núi lửa miệng núi lửa Kilauea của Big Island, Hawaii đang được yêu cầu sơ tán sau khi hàng trăm trận động đất với cường độ nhỏ làm núi lửa này bắt đầu phun tro và khói đen, dấu hiệu có thấy hiện tượng phun trào có thể sắp xảy ra.

Theo RT, các trận động đất mạnh 2 độ richter liên tiếp xảy ra từ ngày 30/4. CNN trích nguồn tin từ cơ quan chức năng cho biết trận động đất có cường độ cao nhất là 5 độ richter, xảy ra vào lúc 10h30 giờ địa phương ngày 3/5.

Theo Đài quan sát núi lửa Hawaii, tính đến ngày 1/5 đã có khoảng 250 trận động đất nhỏ được ghi nhận. CNN cho hay một phần nền của miệng núi lửa Pu'u 'Ō'ō cũng có dấu hiệu sụp xuống.

SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 2/2018: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

snow
Cùng với giai đoạn cực tiểu mặt trời đang diễn ra, nhiệt độ dưới 0 độ và tuyết rơi dày tiếp tục phá kỷ lục trong tháng 2. Canada và Hoa Kỳ trải qua một đợt lạnh bắc cực nữa từ hiện tượng "xoáy bắc cực", đẩy nhiệt độ thực tế tại Canada xuống đến -62°C và che phủ hầu hết vùng bắc, trung tâm và đông Hoa Kỳ dưới lớp tuyết dày. Không khí lạnh còn tràn xuống Châu Âu và một số vùng của Châu Á. Con "Quái vật từ Phương Đông" này mang tuyết dày đến hầu hết Châu Âu, với một số vùng còn lạnh hơn cả Bắc Cực!

Trung Quốc cũng phải trải qua tuyết rơi dày, làm gián đoạn giao thông và các chuyến bay, trong khi Nhật Bản có một trong những mùa đông tồi tệ nhất trong hàng thập kỷ. Tuyết cũng che phủ những nơi khác thường như Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất và Morocco.

Mưa lớn gây lũ lụt và thiệt hại rộng khắp tại Indonesia, New Zealand, Cyprus và lũ bùn gây chết người tại Nam Mỹ, trong khi 70 dòng sông tràn bờ ở Hoa Kỳ, từ Great Lakes đến Texas. Mưa đá to kỷ lục giáng xuống Argentina, trong khi California và Ả rập Xê út cũng bị vùi dập bởi mưa đá gây thiệt hại cho xe cộ và gián đoạn giao thông hàng giờ đồng hồ.