Núi lửa
S


Snowflake Cold

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 1/2018: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

Sott summary vietnamese 1/2018
Thời tiết cực lạnh đang trở thành một dạng "bình thường" mới trên khắp thế giới với nhiều kỷ lục tuyết rơi bị phá mỗi mùa đông trong nhiệt độ thấp kỷ lục. Hiện tượng này đã gây thiệt hại đáng kể đến mùa màng, cơ sở hạ tầng và đời sống hàng ngày.

Hầu hết Hoa Kỳ tiếp tục trải qua một trong những mùa đông tồi tệ nhất trong lịch sử trong năm nay. Khi nhiệt độ ấm lên một chút thì tuyết và băng tan tạo ra lũ lụt tàn phá vùng trung và tây bắc. Trong khi đó, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan cũng trải qua kỷ lục tuyết rơi và nhiệt độ thấp. Cái lạnh cực độ cũng có mặt ở những nơi khác thường như Morocco, Tanzania, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Israel và Ả rập Xê út. Và tất nhiên, Châu Âu cũng không kém phần long trọng như thường lệ.

Trong tháng này, gió mạnh như bão tàn phá nhiều vùng ở Châu Âu, Hoa Kỳ, Châu Á và Mỹ Latin. Trong một số trường hợp, nó tạo ra lốc xoáy chưa từng có trước đó.

Vành đai Lửa có hoạt động tăng mạnh, với nhiều núi lửa phun trào trên khắp thế giới cùng với hàng loạt trận động đất cường độ mạnh. Một số nhà nghiên cứu liên hệ hiện tượng này với sự gia tăng của các tia vũ trụ đi vào Trái Đất.

Fire

Núi lửa Mayon ở Philippines lại phun trào mạnh, đẩy mức báo động lên cấp 4

A huge column of ash shoots up to the sky during the eruption of Mayon volcano Monday, Jan. 22, 2018 as seen from Legazpi city, Albay province
© Associated PressCột khói bụi khổng lồ cao 4 - 5 km phun lên từ núi lửa Mayon ngày 22/1/2018
Nhà chức trách đã nâng mức cảnh báo thiên tai lên cấp 4 (cấp 5 là cao nhất) trước lo ngại một vụ "phun trào nguy hiểm" có thể sẽ xảy ra trong vài ngày tới.

Một vụ nổ "như sấm" đã xảy ra tại núi lửa Mayon, nằm trên đảo Luzon, miền Trung của Philippines ngày 22/1. Sau vụ nổ rung chuyển cả ngọn núi, tro và khói bụi đã phun ra thành một cột khổng lồ từ miệng núi lửa Mayon, phủ kín thành phố Legazpi với hơn 200.000 dân nằm cách núi lửa hơn 30 km, khiến giao thông bị cản trở nghiêm trọng.

Theo một nhà nghiên cứu khí tượng học thuộc Viện núi lửa và địa chấn Philippines, núi lửa Mayon vẫn ở trong tình trạng không thể dự báo được và nó có khả năng sẽ phun trào mạnh mẽ hơn trong những ngày tới. Thông tin về hoạt động của núi lửa liên tục được công bố qua các cuộc họp báo của Viện núi lửa và địa chấn Philippines, được tổ chức vào mỗi buổi sáng từ ngày 19/1.

Hiện nay, chính quyền tỉnh Albay đã sơ tán gần 26.000 cư dân và đóng cửa các trường học xung quanh khu vực núi lửa đang hoạt động.

Tornado1

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 11/2017: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

SOTT Summary 11/2017
Tháng 11 vừa qua đã phá rất nhiều kỷ lục, từ số cầu lửa cho đến các trận lũ lụt cho đến tuyết rơi trái mùa ở cả hai bán cầu của hành tinh chúng ta.

Sau một tai lửa mặt trời cấp độ X và hoạt động mặt trời mạnh bất thường trong tháng 9, có thể liên quan đến một loạt trận động đất mạnh hơn 7,0 độ ở New Caledonia và Mexico; tháng này được đánh dấu bởi 3 trận động đất tại Iraq/Iran, Chile và Hàn Quốc gây thiệt hại rộng khắp. Trong khi đó, hoạt động núi lửa có vẻ đã đạt đến đỉnh điểm của mùa này (vâng, chẳng bao lâu chúng ta sẽ bắt đầu nói về "mùa núi lửa"!).

Những hiện tượng địa chất gia tăng này, và dự báo chính thức về sự gia tăng của hoạt động động đất trong năm 2018 do Trái Đất quay chậm lại, không khỏi khiến nhiều người lo lắng.

Hạn hán cũng tấn công Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha trong tháng trước, trong khi những trận hồng thủy thực sự đổ xuống Nam Mỹ, Úc và hầu hết các vùng của châu Á. Tất cả những thứ đó khiến các nhà khí tượng học phải dùng đến từ "hiện tượng khí quyển" bởi vì từ "mưa rơi" không còn đủ khả năng mô tả những cột nước trút xuống từ trên trời ấy nữa.

SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 10/2017: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

ECS-Oct-2017-shot
Tháng 10 này chứng kiến xu hướng tiếp tục của những đợt cháy rừng kỷ lục, lượng mưa khổng lồ, những trận mưa đá chưa từng có cùng lũ lụt và bão, lốc tàn phá trên khắp hành tinh này.

Tuyết rơi đầu tháng 10 gây ngạc nhiên cho người dân địa phương từ Hoa Kỳ đến Trung Quốc, trong khi nhiều người khác chứng kiến cầu lửa từ thiên thạch dọc ngang trên bầu trời, với một trong số đó có thể đã gây ra một trận cháy rừng! Sự hỗn loạn này đã đến "sát sườn" đối với một hai người suýt nữa thì bị sét đánh trúng!


SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 8/2016: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

SOTT summary Vietnamese, August 2016
Trong khi khán giả màn ảnh nhỏ bị phân tâm bởi Thế vận hội mùa hè ở Rio de Janeiro và những trò hề trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, các sự kiện thời tiết cực đoan trên khắp thế giới vẫn không ngừng gia tăng trong tháng 8. Trong những xu hướng biến động môi trường trong tháng trước, chúng tôi quan sát thấy...
  • Kỷ lục về số lốc xoáy trong tháng 8 tại Hoa Kỳ
  • Một sự kiện lũ lụt "ngàn năm có một", lần này ở Louisiana
  • Một trận động đất tàn phá tại trung tâm nước Ý
  • Sao chổi nhanh nhất từng được ghi nhận
  • Rất nhiều cái chết do sét đánh, bao gồm cả một đàn tuần lộc ở miền nam Na Uy
  • Ba hố sụt khổng lồ mở ra, nuốt chửng (và giết hại) người dân tại Trung Quốc
  • Bão dữ dội tấn công nhiều thủ đô trên thế giới, bao gồm cả lượng mưa kỷ lục ở Macedonia và Moscow
  • Cháy rừng hoành hành suốt dọc miền tây Địa Trung Hải và miền tây Hoa Kỳ
Đấy chỉ là một số dấu hiệu thời đại trong tháng 8/2016

SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 7/2016: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

SOTT summary July 2016
Tháng 7/2016 là một tháng điên rồ theo nhiều nghĩa. Sự tăng vọt trong các cuộc tấn công khủng bố và những vụ người dân phát điên dường như được đáp lại bởi Mẹ Thiên Nhiên. Trong số các sự kiện và xu hướng thời tiết cực đoan cùng chấn động môi trường trong tháng trước, chúng ta quan sát thấy:
  • Một đợt bùng phát lốc xoáy có sức phá hoại lớn xảy ra tại Nam Phi (nơi đang là mùa đông)
  • Mưa đá to bằng quả bóng golf rơi ở nhiều nơi, thậm chí cả Colombia và Brazil
  • Bão điện dữ dội xảy ra khắp nơi, với sét đánh tiếp tục cướp đi mạng sống đạt đến những con số đáng báo động

SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 6/2016: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

Summer time in Italy
Mùa hè ở miền nam nước Ý... đường phố thành sông băng!
Nhiều lốc xoáy tại Đức, sông băng ở Ý, lũ quét tại Hy Lạp, kỷ lục mưa lớn cùng một lúc ở Anh, Đức và Pháp, tất cả chỉ nói lên một điều: đã là mùa hè ở châu Âu rồi!

Vâng đúng vậy, nó là mùa hè ở bắc bán cầu, nhưng không phải là mùa hè như chúng ta từng biết. Tốc độ ngày càng gia tăng của sự hỗn loạn khí hậu vẫn tiếp tục trên khắp thế giới trong tháng vừa qua: Trung Quốc ghi nhận cơn lốc xoáy tàn phá nhất trong lịch sử của họ; lại một trận lụt "ngàn năm có một" nữa tấn công các bang vùng trung tâm bờ Đại Tây Dương; và bão dữ dội tàn phá hàng loạt thủ đô từ Accra đến Kuala Lumpur đến Warsaw.

Đây chỉ là (một số) các dấu hiệu thời đại trong tháng 6/2016...


Bizarro Earth

Trọng Tâm SOTT: Trái Đất "mở ra": Động đất, núi lửa phun trào, hố sụt và nguyên nhân của chúng

Sun Earth Magnet Field Sonne Erde Magnetfeld
Minh họa từ quyển của Trái Đất
Chương 22: Trái Đất quay chậm lại

Như đã giải thích trong phần I, sự quay quanh trục của các ngôi sao và hành tinh là do lực điện. Trái Đất không phải là ngoại lệ. Nó hoạt động như một rotor (với điện tích âm của nó) được đẩy quay bởi stator (tầng điện ly mang điện tích dương so với Trái Đất). Tầng điện ly, hay chính xác hơn là từ quyển, hoạt động như một stator bởi tính không đối xứng mạnh mẽ của nó như có thể thấy trong hình bên.

Thật vậy, trong khi nửa ban ngày của từ quyển chỉ kéo dài 65.000 km khỏi Trái Đất, ở nửa ban đêm, từ trường trong đuôi từ quyển kéo dài hơn 6.300.000 km. Hình dạng bất đối xứng của từ quyển giữ trục chính của nó cố định theo hướng gió mặt trời. Do đó, đuôi từ quyển của Trái Đất bị cố định bên nửa ban đêm trong suốt quá trình hành tinh này quay trong quỹ đạo của nó xung quanh Mặt Trời.

Hình dưới cho thấy lực điện (F - mũi tên màu xanh). Như bạn có thể nhớ từ chương 12, nó còn được gọi là 'lực Lorentz', và tỷ lệ thuận với dòng điện thẳng đứng trong khí quyển (I - mũi tên màu đỏ). Do vậy, tốc độ quay của Trái Đất tỷ lệ thuận với cường độ dòng điện giữa tầng điện ly và bản thân Trái Đất. Kết quả là suy giảm trong cường độ dòng điện đó sẽ dẫn đến suy giảm của lực Lorentz và kéo theo là suy giảm trong tốc độ quay của Trái Đất. Do đó, sự suy giảm của hoạt động mặt trời hiện nay sẽ gây ra sự chậm lại, dù nhỏ đến đâu đi chăng nữa, của tốc độ quay Trái Đất.
Figure 90: The electrically driven spin of the Earth
© Sott.netTrái Đất quay do lực điện

Nhận xét: Xem thêm các chương khác của cuốn sách Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ để hiểu thêm về quá trình biến đổi Trái Đất, trong đó bao gồm cả biến đổi khí hậu, đang diễn ra trên hành tinh này.
ECHCC



Fire

Một trong những siêu núi lửa có thể phun trào trong 80 năm tới, tàn phá Trái Đất

Yellowstone volcano ash fallout
© USGSTro bụi sẽ phủ kín hầu hếu Hoa Kỳ nếu siêu núi lửa Yellowstone phun trào
Các nhà khoa học cảnh báo, siêu núi lửa Yellowstone có thể phun trào trong vòng 80 năm tới và đe dọa tính mạng hàng triệu con người. Các chuyên gia của Quỹ Khoa học Châu Âu nói rằng xác suất phun trào của một trong những siêu núi lửa như siêu núi lửa Yellowstone trong vòng 80 năm vào từ 5 đến 10%, vì "mùa núi lửa" đang hoạt động.

Một bản báo cáo mới đây cũng cảnh báo rằng thế giới hầu như chưa có sự chuẩn bị cho khả năng xảy ra vụ phun trào dữ dội như vậy.

"Mặc dù trong những thập kỷ qua, động đất được cho là nguyên nhân gây thiệt hại về người và của. Tuy nhiên, rủi ro đối với toàn cầu là những vụ phun trào núi lửa, dù không thường xuyên xảy ra nhưng lại gây ra tác động mạnh hơn so với động đất", bản báo cáo cho biết.

"Do những tác động đối với khí hậu, an ninh thực phẩm, vận tải và các chuỗi cung cấp, siêu núi lửa phun trào có thể gây ra thảm họa toàn cầu. Tổn thất và khả năng ứng phó thảm họa siêu núi lửa phun trào là quá sức đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới", báo cáo nói tiếp.

Fire

Núi lửa Soputan tại Indonesia phun trào, tro bụi đạt độ cao 12,8km

Volcano Soputan
Tờ Bưu điện Jakarta đưa tin, núi lửa Soputan ở Sulawesi, Indonesia đã bắt đầu phun trào từ rạng sáng ngày 5/1 và hoạt động ngày càng gia tăng nhanh chóng trong ngày 6/1 với một loạt các đợt phun trào mạnh.

Các nhà chức trách, chuyên gia núi lửa đã nâng mức cảnh báo hoạt động của núi lửa này lên cấp độ 3 (mức độ 4 là cao nhất) và cấm mọi hoạt động trong bán kính 4 km từ núi lửa.

Trung tâm tư vấn núi lửa (VAAC) Darwin cho biết tro bụi núi lửa đã đạt độ cao 12,8 km trong sáng ngày 6/1.

Hiện các công tác cứu hộ, sơ tán người dân ra khỏi khu vực núi lửa phun trào đang được triển khai gấp rút. Người dân được bố trí ở tạm tại một đài phát thanh cách núi lửa Soputan khoảng 4 km.