Romashkinskoye oil field in Tatarstan Russia
© Global Look Press / Valery LukyanovMỏ dầu Romashkinskoye tại Tatarstan, Nga
Nếu như ai đã quên thì hãy nhớ lại, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký lệnh siết chặt cấm vận Nga vào năm ngoái, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố: "Nga sẽ trả đũa Mỹ tại một thời điểm và địa điểm mà chính họ lựa chọn". Và bây giờ có lẽ đã đến lúc...

Thứ Sáu, ngày 6 tháng 3 năm 2020, tại cuộc họp của các bộ trưởng OPEC+ ở Viena, theo lệnh Putin, Bộ trưởng năng lượng Nga đã nói KHÔNG với quyết định của OPEC với chương trình giảm sản lượng sản xuất dầu để ổn định giá "vàng đen", khiến các bộ trưởng OPEC bị sốc.

Cuộc họp không thành công, giá dầu ngay lập tức sụp đổ từ 45 xuống còn 31 USD/thùng, giá thấp nhất kể từ năm 1991 - chiến tranh vùng Vịnh. Cuộc chiến giá dầu lửa giữa Nga và Arabia Saudi với Mỹ bắt đầu! Và nếu như Nga chiến thắng thì ngày 6 tháng 3 năm 2020 được coi như là giỗ của "dầu đá phiến" và Hệ thống Petrodollar.

Mục tiêu của Putin là hạ giá giá dầu...

Đúng lúc giá dầu đã hạ khi nguồn cầu hạn chế bởi dịch COVID-19 khiến thế giới xây xẩm thì Putin tung quả đấm bồi rút khỏi OPEC+, các thỏa thuận hiện tại sẽ chấm dứt sau khi hết hạn vào ngày 31/3/2020 và bắt đầu từ thời điểm này, mạnh ai nấy sản xuất...

Câu hỏi đầu tiên là tại sao Nga lại rời khỏi OPEC+

Để kiểm soát giá dầu, dù ở mức độ nào, là vấn đề an ninh của Nga. Nhưng Nga không phải là nhà sản xuất và xuất khẩu dầu độc quyền. Có thêm hai đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Nga trên thị trường thế giới: Ả Rập Saudi và Mỹ.

Nga sau cuộc khủng hoảng 2014, 2015, đã đồng ý với thỏa thuận OPEC + mà Nga thừa biết tổ chức này đứng đầu là Ả rập Saudi do Mỹ chỉ đạo, theo đó, những người tham gia của nó giảm và đóng băng sản xuất dầu ở một mức độ nhất định để ổn định giá cả.

Điều hiển nhiên là, thỏa thuận này không bao gồm Mỹ, đối thủ cạnh tranh chính của Nga trong lĩnh vực chính trị. Do đó, Mỹ có quyền tự do mặc sức tăng cả sản xuất dầu và xuất khẩu mà không chịu bất cứ ràng buộc nào, trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất, đồng thời lấy đi một phần thị trường từng thuộc về Nga và các nhà xuất khẩu dầu khác.

Nga và các công ty dầu mỏ đang mất kiên nhẫn do những nỗ lực của OPEC nhằm khôi phục lại sự cân bằng trên thị trường dầu mỏ. Trong nhiều năm, Nga đã hỗ trợ OPEC trong việc giảm sản xuất để giữ giá dầu giảm. Tuy nhiên, với mỗi lần giảm sản lượng, Nga đang mất dần vị thế đối với ngành năng lượng dầu đá phiến đang phát triển nhanh chóng của Mỹ. Nga và các ông chủ lớn dầu mỏ Nga sẽ không thể nào chấp nhận điều này.

Nga rời khỏi OPEC+ để bảo vệ thị phần, thị trường của mình dù trong ngắn hạn bị mất tiền vì giá dầu giảm.

Câu hỏi thứ 2 là tại sao Nga "đấm bồi" để knockout giá dầu như vậy?

Thực chất cú đấm bồi này là mở đầu cho một "cuộc chiến dầu giá rẻ" mà Nga-Putin triển khai để bóp chết ngành khai thác dầu đá phiến của Mỹ.

Như đã biết, Mỹ không có các mỏ dầu như Nga và Ả rập Saudi nên Mỹ chỉ sản xuất dầu bằng công nghệ đá phiến. Chính vì vậy giá thành sản xuất cao gấp 1,5 lần với sản xuất truyền thống. Tuy vậy mười năm nay, Mỹ nhờ công nghệ này và sử dụng quân bài OPEC đã trở thành một nhà xuất khẩu dầu lớn trên thế giới.

Nhưng, thật không may, công nghệ dầu đá phiến của Mỹ tồn tại rất mỏng manh trên đống nợ nần, sống nhờ giá dầu cao...

Vào năm 2016, theo lệnh Mỹ để bóp chết Nga, Ả rập Saudi đã tuyên chiến với Nga bằng dầu giá rẻ nhằm buộc nền kinh tế Nga - được coi như là một trạm xăng, sụp đổ. Giá dầu lúc đó đã giảm xuống 30,8 USD/thùng. Tuy nhiên Nga đã trụ vững buộc Mỹ phải là kẻ "chớp mắt đầu tiên" khi hàng loạt công ty dầu đá phiến của Mỹ không chịu nổi, đã phá sản.

Theo Haynes và Boon, cuộc cách mạng đá phiến một lần nữa bị hoãn lại. Kết quả tài khóa 2018 cho biết, rằng năm ngoái, những Công ty khai thác đã tạo ra khoản lỗ ròng 140 tỷ USD, và số lượng các công ty phá sản đã vượt quá 50, số còn lại đang chuẩn bị thủ tục...

Việc Nga gia nhập OPEC+ sau đó, khiến giá dầu lên và cũng khiến cho ngành khai thác dầu đá phiến của Mỹ tăng trưởng mạnh. Năm 2019, Mỹ đã trở thành nhà xuất khẩu dầu lớn nhất, kết hợp với cấm vận, trừng phạt Iran và Venezuela...Mỹ đã chiếm rất nhiều thị phần.

Không chỉ thế, ngành dầu khí đá phiến của Mỹ mang lại 1,3 ngàn tỷ USD mỗi năm, đóng góp 7,6 %GDP nước Mỹ đã khiến cho Mỹ trở nên hung hăng, hiếu chiến. Mỹ dùng đòn bẫy năng lượng để cấm vận, trừng phạt Nga như phá hoại Nord Stream-2, trừng phạt công ty dầu khí Nga tại Venezuela...

Đáng tiếc, "gót chân Asin" của ngành khai thác đá phiến Mỹ là quá rõ: Nó chỉ sống khi giá dầu trên 50 USD/thùng, dưới đó nó sẽ chết. Năm 2016 đã chết ngắc ngoải một lần đã đủ cho Putin chuẩn bị kỹ cho đòn trả đũa mà khi đã ra đòn là khiến đối thủ phải "sấp mặt" lần này để dạy cho Mỹ một bài học, là được ăn thì đừng nên láo!

Nga đã chuẩn bị tư thế như nào để ra đòn?

Đầu tiên chúng ta phải biết hậu quả của cuộc chiến này như nào nếu như Nga thắng. Đó là, không chỉ loại bỏ ngành khai thác dầu đá phiến của Mỹ mà đánh sập hệ thống Petrodollar. Khi hệ thống Petrodollar bị sụp đổ, Mỹ sẽ mất hết sức mạnh, quân đội Mỹ hết hung hăng... Do đó, để bảo vệ yếu tố sống còn của vị trí bá chủ, Mỹ đã đang và sẽ thực hiện 2 phương án thường thấy:

1, Cấm vận, trừng phạt buộc đối thủ đầu hàng.

2, Sử dụng vũ lực.

Nhưng nước Nga thời Putin đã dám thách thức và quyết tâm phá bỏ hệ thống Petrodollar trong cuộc chiến giá dầu giá rẻ này là dựa trên 5 cơ sở sau:

1, Tiềm lực quân sự Nga bây giờ khiến Mỹ không dám tấn công bằng vũ lực ngay cả trong suy nghĩ.

2, Với tài chính hiện có, Nga đủ sức duy trì giá dầu từ 20-30 USD/thùng trong thời gian 4-6 năm. (trong khi đó ngành dầu đá phiến Mỹ sống khi giá trên 50 USD/thùng và Ả rập Saudi phải 80 USD/thùng).

3, Khi giá dầu xuống thấp, đồng rub sẽ bị ảnh hưởng nhưng thì trường rub trôi nổi nên không bị sốc với dollar. Năm 2014 Nga trụ vững thì 2020 Nga quá tự tin.

4, Dầu Nga bán ra hầu hết thu bằng tiền rub, nhân dân tệ và euro mà không phải dollar nên giảm được nguồn vốn chảy ra ngoài.

5, Chi phí cho khai thác 1 thùng dầu Nga là từ 18-20 USD, trong khi các công ty dầu lớn có số nợ dollar ít.

Từ 5 cơ sở đó cho phép Nga chơi tới cùng...cho đến khi có kẻ chết hoặc đầu hàng. Ngắn hạn có thể bị thiệt nhưng trung hạn và dài hạn Nga sẽ chiến thắng. Và nếu như tại Idlib - Syria, Putin đã buộc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đến để ký giấy đầu hàng thì rồi sẽ đến lúc Mỹ và nhà Saudi cũng kéo nhau đến Moscow...

Sự sụp đổ của OPEC - nền tảng của hệ thống Petrodollar thế giới của Mỹ - Saudi và thỏa thuận OPEC+ cũng chỉ là một phần của trò chơi người Mỹ...sẽ làm cho Putin hưởng lợi. Tiếp theo sẽ là hình thành một OPEC+ mới với các quy tắc mới "viết bằng tiếng Nga", là trò chơi của người Nga mà không phải của người Mỹ.

Thực tế, đây chỉ là đòn trả đũa của Nga nhằm vào Mỹ, tuy nhiên đúng như Putin đã tuyên bố, nó đã xảy ra rất đúng lúc, khi nước Mỹ và châu Âu đang toang bởi Covid-19 khiến cho nhu cầu về dầu giảm, giá giảm thì đòn kết liễu OPEC+, trò chơi của Mỹ đã diễn ra khiến giá dầu gây ra một cú sốc.

Không ai tin nổi Nga lại làm cái điều mà Mỹ và nhà Saudi chưa từng nghĩ đến, là hạ giá dầu.

Đã hết rồi quan điểm cho rằng Nga là một "trạm xăng", GDP của Nga thu từ bán dầu thì sẽ phi logic nếu như muốn hạ giá dầu. Ngài TNS John Macain chắc sẽ yên nghỉ không yên khi "mắt chữ O mồm chữa A" vì chuyện này...

Nhưng Putin là vậy, Không ai đoán biết được anh ta làm gì và lúc nào. Làm tốt lắm Nga-Putin!