Hạn hán
S


Bizarro Earth

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 7/2018: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

july
Nhiều người phải nhảy xuống biển để thoát khỏi đám cháy rừng ở Hy Lạp. Ít nhất 80 người chết.
Tháng này được đánh dấu bởi những lượng mưa khổng lồ rơi xuống trong thời gian rất ngắn trên khắp thế giới, giết hại hàng ngàn người, khiến hàng triệu người phải sơ tán... và gây thiệt hại mùa màng nhiều hơn nữa.

Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia, Philippines, Việt Nam, Nam Phi, Nepal, Pakistan, Ấn Độ, Thụy Điển, Nga, Ý và Mỹ là những nơi bị ảnh hưởng nặng nhất bởi những trận mưa xối xả và các trận lũ quét sau đó, 200 người chết và hàng ngàn người mất nhà cửa.

Ý, Brazil và Nam Phi cũng nhận các đợt mưa tuyết trái mùa hoặc 'hiếm gặp' trong tháng này, khiến dân chúng địa phương rất ngạc nhiên.

Trong khi 'bầu trời mở ra' ở nhiều nơi, nắng nóng, hạn hán và cháy rừng tấn công California, Thụy Điển, Na Uy và Hy Lạp. Hy Lạp cũng là nơi bị thiệt hại nặng nhất với 94 người chết, 2500 km2 bị thiêu hủy. Hàng trăm người phải chạy ra bờ biển nhảy xuống nước để thoát khỏi đám lửa.

Sun

Các bang miền đông Úc chịu cảnh hạn hán nghiêm trọng nhất trong 50 năm qua

Australia drought
© News Corp Australia
Đợt hạn hán khắc nghiệt chưa từng thấy trong 50 năm qua đang biến các vùng đồng cỏ rộng lớn, trù phú ở các trung tâm sản xuất nông nghiệp của Australia trở nên khô cằn, làm chết nhiều vật nuôi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của nông dân nước này cả về vật chất lẫn tinh thần.

Không còn nguồn thức ăn cho gia súc, nhiều nông dân Australia phải mua ngũ cốc hay cỏ khô từ các nơi khác để cứu đàn gia súc. Chỉ riêng việc này cũng đã khiến họ tiêu tốn hàng nghìn USD mỗi tuần. Do cỏ không còn mọc được trên đất quá khô cằn, người nông dân phải trực tiếp mang thức ăn đến cho đàn gia súc.

Bên cạnh đó, họ phải tiết kiệm triệt để phần nước sinh hoạt dành cho gia đình và vật nuôi do các đập và hồ chứa nước sắp khô kiệt. Tình hình nghiêm trọng đến mức một số nông dân đã buộc phải giết bớt vật nuôi do không đủ khả năng chăm sóc cũng như không muốn chúng phải chịu đựng cảnh đói khát. Thậm chí, nhiều gia đình đang đối mặt với nguy cơ phải rời bỏ nhà cửa ở vùng đất đã sinh sống qua nhiều thế hệ.

Eye 1

Nhiều vụ ẩu đả chết người tại Ấn Độ vì khủng hoảng thiếu nước

India drought
© AP
Cả một mùa hè nắng nóng kỷ lục tại thủ đô New Delhi, hàng chục nghìn người dân buộc phải cắt giảm việc vệ sinh cá nhân và giặt giũ hàng ngày vì tình trạng thiếu nước nghiêm trọng. Thậm chí, khủng hoảng nước đã dẫn tới nhiều vụ ẩu đả tại một vài khu vực, khiến 3 người thiệt mạng.

Trong một tuyên bố, Thủ tướng Narendra Modi thông báo Ấn Độ đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nước dài hạn tồi tệ nhất trong lịch sử.

"Chúng ta đang trong tình trạng khan hiếm nghiêm trọng và cần phải thay đổi phương án đối phó với khủng hoảng, không thì tình hình sẽ tồi tệ đến mức tình trạng thiếu nước sẽ khiến GDP quốc gia giảm 6% trong 10 năm", Avinash Mishra - chuyên gia cố vấn tại viện nghiên cứu Niti Aayog trả lời phỏng vấn của Reuters.

Lượng tiêu thụ nước Ấn Độ ước tính sẽ chạm mốc 843 tỷ m3 tính đến năm 2025, trong khi đó lượng cung nước hiện giờ chỉ có 695 tỷ mét khối. Gần như mọi lĩnh vực kinh tế của Ấn Độ đều phụ thuộc vào nguồn nước, đặc biệt là ngành nông nghiệp nuôi sống 2/3 trong tổng số 1,3 tỷ dân.

Sun

Khủng hoảng nước tồi tệ nhất trong lịch sử ở Ấn Độ: Khoảng 600 triệu người thiếu nước dùng

Indian farmer drought
© Manoj More
Ấn Độ đang phải đối mặt cuộc khủng hoảng nước tồi tệ nhất lịch sử với khoảng 600 triệu người dân thiếu nước sử dụng.

Tổ chức nghiên cứu của chính phủ Ấn Độ, Niti Aayog, dẫn số liệu từ 24/29 bang cho biết cuộc khủng hoảng nước sẽ ngày càng nghiêm trọng trong những năm tới, với khoảng 200.000 người chết mỗi năm vì không có nước sạch.

Niti Aayog cũng cảnh báo ít nhất 21 thành phố có nguy cơ cạn kiệt nguồn nước ngầm vào năm 2020, qua đó đe dọa an ninh lương thực vì 80% lượng nước ngầm được sử dụng cho nông nghiệp. Tính chung, tình trạng khan hiếm nước sẽ khiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ấn Độ giảm 6%.

Các thành phố, thị trấn của Ấn Độ thường xuyên cạn kiệt nước trong mùa hè vì thiếu cơ sở hạ tầng để dẫn nước máy đến mọi ngôi nhà. Tình trạng thiếu nước sạch cũng hoành hành tại các khu vực nông thôn. Nhiều người dân chỉ biết dựa vào nguồn nước của tư nhân hoặc xe bồn chở nước được chính quyền tài trợ.

Tornado1

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 11/2017: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

SOTT Summary 11/2017
Tháng 11 vừa qua đã phá rất nhiều kỷ lục, từ số cầu lửa cho đến các trận lũ lụt cho đến tuyết rơi trái mùa ở cả hai bán cầu của hành tinh chúng ta.

Sau một tai lửa mặt trời cấp độ X và hoạt động mặt trời mạnh bất thường trong tháng 9, có thể liên quan đến một loạt trận động đất mạnh hơn 7,0 độ ở New Caledonia và Mexico; tháng này được đánh dấu bởi 3 trận động đất tại Iraq/Iran, Chile và Hàn Quốc gây thiệt hại rộng khắp. Trong khi đó, hoạt động núi lửa có vẻ đã đạt đến đỉnh điểm của mùa này (vâng, chẳng bao lâu chúng ta sẽ bắt đầu nói về "mùa núi lửa"!).

Những hiện tượng địa chất gia tăng này, và dự báo chính thức về sự gia tăng của hoạt động động đất trong năm 2018 do Trái Đất quay chậm lại, không khỏi khiến nhiều người lo lắng.

Hạn hán cũng tấn công Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha trong tháng trước, trong khi những trận hồng thủy thực sự đổ xuống Nam Mỹ, Úc và hầu hết các vùng của châu Á. Tất cả những thứ đó khiến các nhà khí tượng học phải dùng đến từ "hiện tượng khí quyển" bởi vì từ "mưa rơi" không còn đủ khả năng mô tả những cột nước trút xuống từ trên trời ấy nữa.

Bizarro Earth

Thời tiết trên khắp thế giới ngày càng biến đổi thất thường và cực đoan hơn

Pedestrians and vehicles cross a flooded street during heavy rain in Changsha, Hunan province, China, July 1, 2017.
© CNS/Yang HuafengLũ lụt ở Hồ Nam, Trung Quốc ngày 1/7/2017

Nhận xét: Thời tiết ngày càng trở nên cực đoan hơn là điều có thật, nhưng nó hoàn toàn không phải do "nóng lên toàn cầu do con người gây ra" như giới truyền thông và các chính trị gia vẫn ra rả nói. Cái đang diễn ra là quá trình Biến đổi Trái Đất, trong đó biến đổi khí hậu (lạnh đi toàn cầu chứ không phải nóng lên toàn cầu) chỉ là một phần. Và quá trình này hoàn toàn có nguồn gốc tự nhiên, con người chỉ có đóng góp hầu như không đáng kể vào đó.

Xem thêm cuốn sách "Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ" mà chúng tôi đang dịch sang tiếng Việt để hiểu thêm về quá trình này.


Từ Mỹ qua Úc đến Nhật và khắp nơi trên thế giới, khí hậu ngày càng cực đoan không thể dự báo những cơ lũ bất thường, những đợt khô hạn liên miên. Tất cả do biến đổi khí hậu.

Theo Hãng tin Bloomberg, sau 6 năm hạn hán triền miên đến mức gây ra khủng hoảng nông nghiệp, miền bắc bang California (Mỹ) năm nay hứng lượng mưa gấp đôi trung bình hằng năm, đánh bại kỷ lục của năm 1983.

Cow Skull

Nguy cơ thiếu nước đang đe dọa các vùng trong cả nước

lack of water in vietnam
© Tiền PhongNguy cơ thiếu nước ở Việt Nam ngày càng hiện hữu
Nguy cơ thiếu nước đã hiện hữu

Tại Hội thảo Quốc tế về An ninh nguồn nước tại Hà Nội ngày 19/4, GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội các Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VAFIE), cảnh báo rằng Việt Nam đang đối mặt với những thách thức lớn về an ninh nguồn nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp.

Khoảng 63% tổng lượng dòng chảy vào nước ta xuất phát từ Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Lào và Campuchia. Trong số 208 con sông tại Việt Nam, có đến 126 con sông có nguồn nước từ nước ngoài chảy vào nội địa. 90% lưu lượng sông Mê Kong và và trên 50% đối với sông Hồng xuất phát từ nước ngoài.

Quá trình công nghiệp hóa, khai thác năng lượng dòng chảy và mở rộng diện tích tưới tiêu nông nghiệp của những nước thượng nguồn đang gây khó khăn cho Việt Nam, GS. Nguyễn Mại cho biết.

Sun

Nắng nóng và hạn hán kỷ lục trên khắp Nam Á và Đông Nam Á, hàng trăm người chết

Heat map for South and South East Asia
© NASABản đồ nhiệt của NASA cho thấy nền nhiệt của toàn bộ khu vực đang ở mức cao kỷ lục
Nhiệt độ cao kỷ lục và hạn hán nghiêm trọng do hiện tượng El Nino gây ra đang gây khổ sở cho hàng trăm triệu người khắp châu Á, trong đó có nhiều nước Đông Nam Á.

"Tại Đông Nam Á, đợt nắng nóng hiện nay nghiêm trọng tương tự những kỷ lục vào các năm 1960, 1983 và 1998. Riêng tại Thái Lan, Lào và Campuchia, đây là đợt nắng nóng nghiêm trọng nhất từ trước đến giờ" - ông Maximiliano Herrera, nhà khí tượng chuyên nghiên cứu về những kỷ lục về nhiệt độ khắp thế giới, nhận định với đài VOA.

Tại Thái Lan, đợt nắng nóng kéo dài nhất 65 năm qua buộc nhà chức trách khuyến cáo người dân ở trong nhà và uống nhiều nước hơn. Chính quyền cũng cảnh báo những tai nạn liên quan đến nước sau khi có ít nhất 135 trẻ em chết đuối kể từ đầu tháng 4-2016 đến giờ. Một mối đe dọa khác là ngộ độc thực phẩm và các bệnh liên quan đến thực phẩm do thời tiết nóng làm vi khuẩn sinh sôi.

Cơ quan Khí tượng Thái Lan cho biết nhiệt độ bình quân tại nhiều khu vực ở nước này trong tháng 4 đã tăng lên trên 40 độ C, có lúc đạt 44,3 độ C. Trong khi đó, Campuchia ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục 42,6 độ C tại tỉnh Preah Vihear hôm 15-4. Trước đó 2 ngày, kỷ lục tương tự được thiết lập tại Lào với mức 42,3 độ C. Nhiệt độ ở một số thị trấn của Myanmar còn lên đến 46 độ C trong tháng này.

Cow Skull

Đại hạn ở Tây Nguyên đe dọa đàn bò hàng trăm ngàn con

Drought in Tay Nguyen, Vietnam
Hàng nghìn con bò ở Gia Lai gầy trơ xương vì cỏ cây khô cháy, chúng chỉ được uống nước rửa rau tằn tiện bởi người dân hiện cũng thiếu nước sinh hoạt.

Các tỉnh Tây Nguyên đang trong đợt nắng nóng kéo dài, hạn hán nặng nhất 20 năm qua đã khiến cây cỏ chết khô. Đàn bò hàng nghìn con không có thức ăn nên nhiều con chỉ còn da bọc xương.

Vét những giọt nước cuối cùng trong lu cho đàn bò 5 con, ông Nguyễn Văn Bá ở huyện Chư Pưh (Gia Lai) cho biết sông suối cạn khô, giếng hết nước nên bò chỉ được uống nước rửa rau, vo gạo. Một xô nước rửa rau lóng cặn khoảng 8 lít được ông chia cho cả đàn. Đây là lần uống nước duy nhất của chúng trong ngày.

"Nước kiệt hết rồi, giếng bơm không lên nữa. Giờ người không có nước uống nói chi trâu bò. Muốn có tui phải chạy sang vùng khác xin nhưng cũng chỉ đủ sinh hoạt cho gia đình", lão nông nói.

Ông bảo, đàn bò cũng ngán ăn rơm rạ vì khô queo quắt nhưng cỏ đã cháy hết, không mọc nổi. Bò ốm trơ xương, ông muốn bán để đỡ gánh nặng nhưng giá hiện thấp hơn ngày thường đến phân nửa.

Nhận xét: Với quá trình biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng trầm trọng ở Việt Nam cũng như trên khắp thế giới, nguy cơ thiếu lương thực (chứ đừng nói đến xuất khẩu) sẽ không còn xa nữa.


Sun

Biển Hồ ở Campuchia cạn kiệt chưa từng thấy trong 40 năm

Tonle Sap Lake in Cambodia in drought
© Tiến TrìnhTrâu, bò được thả ăn cỏ trên… Biển Hồ
Biển Hồ Campuchia đang trong cảnh cạn kiệt chưa từng có. Cùng kiệt nguồn sống, nhiều người đã bao đời sống ở nơi này phải bỏ xứ ra đi.

"Tôi sống ở đây 40 năm rồi, lần đầu tiên mới thấy Biển Hồ lạ lùng thế này", đưa chúng tôi chạy dọc Biển Hồ trên chiếc vỏ lãi, cha con ông Lao Min (xã Reng Tul, huyện Can Dieng, tỉnh Pursat) phải liên tục nhắc nhở nhau cẩn thận để tránh mắc cạn.

Đi bộ trên Biển Hồ

"Nước ở đây đã cạn, cạn lạ lùng luôn. Không thấy bóng dáng con cá ở đâu hết. Người dân trên Biển Hồ kiếm con cá để mua ăn cũng khó". Lao Min nói mùa này năm trước, mỗi ngày cha con ông bủa lưới kiếm được vài chục ký cá. Nay cũng không còn hi vọng gì nữa.

Cá tự nhiên không có. Cá nuôi trong lồng cũng chết hàng loạt vì nước Biển Hồ đã rút tới đáy, nước nóng cá không sao sống được.

Nhận xét: Xem thêm: Đừng phóng đại vai trò của Trung Quốc đối với sông Mekong