Hạn hán
S


Water

Trung Quốc xả nước khẩn cấp xuống hạ lưu sông Cửu Long giúp Việt Nam chống hạn

Mekong drought
Một con kênh ở tỉnh Hậu Giang đã cạn nước
Sau đề nghị của VN, các cơ quan chức năng Trung Quốc đang triển khai kế hoạch xả nước khẩn cấp xuống hạ lưu Sông Mê Kông từ 15/3.

Ngày 14/3, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho hay vừa qua Việt Nam đã thông qua kênh ngoại giao đề nghị phía Trung Quốc gia tăng lưu lượng xả nước từ Thủy điện Cảnh Hồng (Vân Nam, Trung Quốc) xuống hạ lưu sông Mê Công để khắc phục tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn tại một số tỉnh ĐBSCL.

Đáp lại, các cơ quan chức năng Trung Quốc cho biết sẽ tích cực phối hợp, sớm triển khai kế hoạch xả nước khẩn cấp trong thời gian từ ngày 15/3 đến 4/4/2016.

Bên cạnh đó, bà Hằng cũng khẳng định quan điểm của Việt Nam là việc cùng bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn nước Mê Công là trách nhiệm chung của các quốc gia thuộc lưu vực sông, nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích của các quốc gia liên quan và cuộc sống của người dân trong khu vực.

Đây cũng chính là thời điểm mực nước ĐBSCL xuống mức thấp nhất trong vòng 90 năm qua, hiện tượng xâm nhập mặn đã xuất hiện sớm và diễn biến gay gắt, làm ảnh hướng lớn đến đời sống người dân 9/13 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL.

Sun

Trung Đông đang bị hạn hán khủng khiếp nhất trong 900 năm qua

ethiopia drought
© www.dw.com
Theo kết quả nghiên cứu mới công bố của NASA, tình trạng hạn hán kỷ lục diễn ra tại khu vực phía đông Địa Trung Hải có thể do biến đổi khí hậu.

Theo Haaretz, báo cáo nghiên cứu của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) cho biết, đợt hạn bắt đầu từ năm 1998 ở khu vực phía đông Địa Trung Hải có thể là đợt hạn lớn nhất trong vòng 900 năm qua.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu những lớp vân gỗ của cây tại các vùng trong khu vực gồm Cyprus, Israel, Jordan, Lebanon, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ để phục dựng lại lịch sử hạn hán của cả vùng rộng lớn.

Chủ trì nghiên cứu và cũng là nhà khoa học nghiên cứu khí tượng Ben Cook tại Trung tâm bay vũ trụ Goddard của NASA và Đài quan sát trái đất Lamont Doherty của Đại học Columbia cho biết: "Quy mô và mức độ nghiêm trọng của tình trạng biến đổi khí hậu do con người gây ra đòi hỏi chúng ta phải thực sự hiểu về quy mô toàn diện của những biến đổi thời tiết tự nhiên".

Đợt hạn hán gần đây tại phía đông Địa Trung Hải, từ năm 1998-2012, không chỉ kéo dài một cách bất thường, mà còn khô hơn 50% so với giai đoạn khô cằn nhất 500 năm trước đó, và khô hơn 10-20% so với đợt hạn kỷ lục kể từ năm 1100.

Sun

Miền Tây Nam Bộ, vựa lúa Việt Nam, bị hạn, xâm mặn nghiêm trọng nhất 100 năm

Những cánh đồng lúa chết trắng ở Kiên Giang
© K. NamNhững cánh đồng lúa chết trắng ở Kiên Giang
Hạn hán và xâm nhập mặn được đánh giá là đặc biệt nghiêm trọng, nặng nhất 100 năm qua, gây thiệt hại nặng nề các tỉnh miền Tây.

"Dù chúng ta có biện pháp ứng phó nhưng thiệt hại vẫn xảy ra và sẽ nghiêm trọng hơn, do vậy cần phải cấp bách thống nhất các biện pháp ứng phó thiên tai", Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát nói tại Hội nghị phòng chống hạn, xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long, sáng 17/2.

Theo Bộ trưởng Phát, trước mắt phải bảo vệ vụ lúa đông xuân 1,55 triệu ha trên đồng, sau đó tính chuyện an toàn cho vụ hè thu cũng như đời sống sản xuất của người dân. Đồng thời, địa phương phải có giải pháp tầm nhìn tương lai để ứng phó với tình trạng hạn và xâm nhập mặn khốc liệt, gay gắt hơn.

Báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp cho thấy, năm 2015 do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên mùa mưa đến trễ và kết thúc sớm. Tổng lượng mưa trên lưu vực thiếu hụt 20-50% trung bình nhiều năm. Mực nước thượng nguồn sông Me Kong tiếp tục xuống nhanh và thấp nhất trong vòng 90 năm qua.

Mùa khô năm nay do thiếu nước ngọt, mặn xuất hiện sớm 2 tháng và nhiều khả năng kết thúc muộn. Hiện, trên các hệ thống sông chính ở miền Tây, mặn xâm nhập sâu 40-93 km, tăng 10-15 km so với các năm trước.