Sách Biến đổi Trái Đất


Bulb

Trọng Tâm SOTT: Thiên Mệnh: Nguyên nhân thực sự của trò lừa đảo "Nóng lên toàn cầu do con người gây ra"

Chương 32. Thiên mệnh

Tính hợp pháp của giai cấp thống trị - bất kể ở hình thức chính trị nào - đều dựa trên ảo tưởng rằng họ có thể bảo vệ người dân, cho dù khỏi chiến tranh, nạn đói, khó khăn kinh tế hay bất cứ loại thảm họa nào khác có thể phá vỡ cuộc sống hàng ngày và sinh kế của họ . Đoạn trích dưới đây minh họa điểm này:
echcc 183
© Warner BrosChủ tịch Adam Sutler trong phim V for Vendetta
Tôi muốn đất nước này nhận thức rằng chúng ta đang đứng bên bờ của sự hủy diệt. Tôi muốn mọi người đàn ông, phụ nữ và trẻ em hiểu chúng ta đang tiến gần đến sự hỗn loạn đến mức nào. Tôi muốn tất cả ghi nhớ tại sao họ cần đến chúng ta !
~ Phim V for Vendetta
Nếu những biến động trái đất mô tả trong những phần trước của cuốn sách này là do con người gây ra, như các nhà chức trách này tuyên bố, hay có ảnh hưởng không đáng kể, thì giai cấp thống trị sẽ có thể kiểm soát chúng. Mặc dù những vấn đề đã được liệt kê thực sự rất đáng sợ, đây lại là một điều mang lại sự an lòng, và nó đang được áp dụng một cách rất nghệ thuật lên người dân trong cơn sốt cuồng loạn kiểm soát khí CO2 hiện nay.

Nhận xét: Xem thêm các chương khác của cuốn sách Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ để hiểu thêm về quá trình biến đổi Trái Đất, trong đó bao gồm cả biến đổi khí hậu, đang diễn ra trên hành tinh này.
ECHCC



Bizarro Earth

Trọng Tâm SOTT: Biến đổi Trái Đất: Âm thanh kỳ quái trên bầu trời, độ nghiêng và sự đảo cực từ của Trái Đất

Sky trumpets
Chương 29. Những âm thanh kỳ quái

Trong vài năm qua, một số "âm thanh kỳ quái trên bầu trời" (được mô tả dưới nhiều dạng như tiếng kèn, tiếng kim loại, tiếng rít, tiếng nổ tanh tách, v.v...) đã được thuật lại khắp nơi trên thế giới. Nguồn gốc của chúng còn chưa rõ, nhưng các nhân chứng đều mô tả chúng phát ra "từ trên trời" hoặc "từ dưới đất". Chúng khá ngắn, mỗi lần thường chỉ kéo dài vài phút, và mỗi lần được nghe thấy trong một vùng nhỏ, mặc dù có vẻ như chúng xảy ra đồng thời tại nhiều địa điểm khác nhau hoặc xảy ra thành cụm.


"Âm thanh kỳ quái" đầu tiên có vẻ như được thuật lại vào năm 2009, nhưng hiện tượng này chỉ thực sự thu hút sự chú ý của mọi người vào năm 2011 khi một âm thanh kỳ lạ được ghi âm lại ở Kiev, Ukraine, vào ngày 11/8. Kể từ đó, hàng trăm video với những âm thanh này đã được công bố trên Internet. Một nhà nghiên cứu nghiệp dư đã liệt kê 187 tường thuật về âm thanh kỳ quái trên trang web cá nhân của anh ta (xem hình dưới).
strange sounds world
Một trong những trường hợp đáng chú ý của hiện tượng những âm thanh kỳ lạ này xảy ra năm 2011, trong một trận đấu bóng chày được chiếu trực tiếp trên TV tại Tampa, Florida. Hàng trăm ngàn người xem TV được nghe trực tiếp một âm thanh ma quái kéo dài hơn một phút.

Nhận xét: Xem thêm các chương khác của cuốn sách Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ để hiểu thêm về quá trình biến đổi Trái Đất, trong đó bao gồm cả biến đổi khí hậu, đang diễn ra trên hành tinh này.
ECHCC



Snowflake Cold

Trọng Tâm SOTT: Dòng hải lưu Gulf Stream, dòng tia (jet stream) và vai trò của chúng trong biến đổi khí hậu

Figure 144: The ocean currents.
© WikimediaCác dòng hải lưu chính trên thế giới. Mũi tên đỏ: dòng hải lưu ấm. Mũi tên xanh: dòng hải lưu lạnh. Tô xanh lá cây: dòng Gulf Stream.
Chương 27: Dòng hải lưu Gulf Stream

Trong chương này, chúng ta sẽ tập trung vào dòng hải lưu Gulf Stream, dòng hải lưu chính của Bắc Đại Tây Dương. Tuy nhiên, lưu ý rằng mỗi đại dương có một dòng hải lưu tương tự và những nguyên tắc đề cập ở dưới đây có thể được áp dụng cho bất cứ cái nào trong số đó.

Tất cả các dòng hải lưu đại dương chính tại bắc bán cầu, bao gồm cả dòng Gulf Stream (hình trên, vùng màu xanh lá cây) chảy theo chiều kim đồng hồ, trong khi các dòng hải lưu ở nam bán cầu chảy ngược chiều kim đồng hồ. Theo khoa học chính thống, hiện tượng này hoàn toàn là do "hiệu ứng Coriolis".

Hiệu ứng Coriolis nói rằng chuyển động của chất lỏng hoặc chất khí (ví dụ nước hay không khí) sẽ có xu hướng lệch sang bên phải khi hướng lên phía bắc nếu nó xảy ra ở bắc bán cầu. Nếu chất lỏng hay chất khí ở nam bán cầu thì nó sẽ có xu hướng lệch sang bên trái khi hướng xuống phía nam. Điều này dẫn đến chiều quay của các dòng hải lưu đại dương. Vậy là, tại Bắc Đại Tây Dương, nước bị lệch sang bên phải, dẫn đến chiều quay theo chiều kim đồng hồ của dòng hải lưu Gulf Stream.

Nhận xét: Xem thêm các chương khác của cuốn sách Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ để hiểu thêm về quá trình biến đổi Trái Đất, trong đó bao gồm cả biến đổi khí hậu, đang diễn ra trên hành tinh này.
ECHCC



Cloud Lightning

Trọng Tâm SOTT: Bão, sét và lốc xoáy: Những hiện tượng của vũ trụ điện

waterspout associated with lightning
© FlickrMột vòi rồng nước đi kèm với sét đánh
Chương 26: Bão, sét và lốc xoáy

Giới thiệu

Bụi sao chổi tích tụ trong bầu khí quyển Trái Đất đóng vai trò quan trọng trong sự gia tăng của lốc xoáy, bão và cùng với chúng là mưa, tuyết rơi và sét đánh. Để hiểu cơ chế này, trước tiên chúng ta phải tính đến tính chất điện của bão và lốc xoáy. Chúng thực chất là biểu hiện của cùng một hiện tượng điện ở những quy mô và cấp độ khác nhau về năng lượng. Do sự tương đồng này, chúng tôi sẽ gọi hai hiện tượng này với cái tên chung là "xoáy không khí" trong phần thảo luận sau.

McCanney mô tả bản chất điện của bão như sau:
Một mô hình đơn giản cho thấy rằng những cơn bão này được hình thành khi có dòng điện nối giữa tầng điện ly và đỉnh của đám mây... lý do mà bão mất đi sức mạnh của chúng khi đi vào đất liền là do dòng điện nối từ tầng điện ly đến đỉnh đám mây và đến bề mặt Trái Đất không còn cực dương nữa. Khi ở ngoài đại dương dòng điện này có thể hút lên lượng lớn không khí bị ion hóa từ bề mặt đại dương và tập trung chúng vào cột xoáy trung tâm (cột xoáy được tạo thành bởi dòng không khí ẩm đi lên, giống như nước xoáy tròn lúc trôi xuống đáy bồn rửa mặt, chỉ có điều theo chiều ngược lại). Trên đất liền, lượng không khí ion hóa ít hơn nhiều nên dòng điện của cơn bão bị mất đi sức mạnh của nó... Tôi cũng đã tính toán dựa theo lý thuyết nước ấm và thấy rằng nó không cung cấp đủ năng lượng cho những cơn bão khổng lồ này. Về sau chúng ta chứng kiến bão cả trên Sao Hỏa nơi không có chút nước nào. Rõ ràng là khái niệm nước ấm tạo ra bão là không khả thi...

Nhận xét: Xem thêm các chương khác của cuốn sách Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ để hiểu thêm về quá trình biến đổi Trái Đất, trong đó bao gồm cả biến đổi khí hậu, đang diễn ra trên hành tinh này.
ECHCC



Cloud Grey

Trọng Tâm SOTT: Biến đổi khí hậu: Mây dạ quang và "chemtrail"

Noctilucent clouds
© Martin KoitmaeMây dạ quang tại Estonia – vĩ độ 59° bắc
Chương 25: Những đám mây kỳ quái

Bây giờ chúng ta đã biết một chút về mây, hãy cùng xem xét một số loại mây kỳ quái xuất hiện gần đây trên bầu trời của chúng ta. Mây có thể có nhiều dạng kỳ lạ - như mây cuộn, mây vón cục và mây hình sóng - nhưng trong chương này chúng ta sẽ chỉ tập trung vào hai loại. Đó là mây dạ quang (mây sáng vào ban đêm) và vệt ngưng tụ (contrail).

Hãy nhớ trong đầu những điều kiện để mây có thể hình thành: nhiệt độ phải hạ xuống đủ thấp cho sự ngưng tụ xảy ra và bụi khí quyển - các hạt nhân ngưng tụ - phải có mặt để giúp những hạt nước nhỏ hình thành.

Mây dạ quang

Mây dạ quang lần đầu tiên được nhận thấy vào năm 1885, khá gần đây so với các loại mấy khác, và chúng xuất hiện ở độ cao rất lớn, vào khoảng 80 km. Trên thực tế, chúng là loại mây cao nhất từng được biết đến. Theo khoa học chính thống, nguyên nhân của mây dạ quang vẫn chưa được rõ:

Nhận xét: Xem thêm các chương khác của cuốn sách Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ để hiểu thêm về quá trình biến đổi Trái Đất, trong đó bao gồm cả biến đổi khí hậu, đang diễn ra trên hành tinh này.
ECHCC



Snowflake Cold

Trọng Tâm SOTT: Biến đổi khí hậu: Sự lạnh đi toàn cầu

Chương 24: Sự lạnh đi toàn cầu

Day after tomorrow
Bằng chứng

Theo Khoa học Chính thống, Trái Đất đang phải chịu "sự nóng lên toàn cầu do con người". Tuy nhiên, hoạt động của con người chỉ đóng góp có 5% lượng khí CO2 thải vào khí quyển và khí CO2 chỉ đóng góp một tỷ lệ nhỏ (3%) vào khí thải nhà kính. 5% của 3% có nghĩa là lượng khí CO2 do con người tạo ra chỉ đóng góp 0,15% vào "hiệu ứng nhà kính". Để so sánh, hơi nước - bản thân nó cũng có nguồn gốc tự nhiên - chiếm một tỷ lệ khổng lồ 95% hiệu ứng nhà kính.

Để tuyên truyền biến đổi khí hậu sang một bên, rõ ràng là đến cuối thế kỷ 20, những dữ liệu "nóng lên" mà các nhà khí hậu học ủng hộ sự nóng lên toàn cầu dùng để hỗ trợ cho lý thuyết của họ đã chuyển hướng đi xuống phía nhiệt độ thấp hơn, và sự lạnh đi này (cũng giống như sự nóng lên trước đó) không phải do con người mà có nguồn gốc vũ trụ. Nếu, như những người ủng hộ lý thuyết nóng lên toàn cầu do con người gây ra vẫn tuyên bố, khí CO2 do con người thải ra là nguyên nhân chính của sự nóng lên gần đây của Trái Đất, thì làm thế nào họ giải thích việc các hành tinh khác trong hệ mặt trời cũng nóng lên? Trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình của Trái Đất, theo một số nguồn dữ liệu, đã tăng lên khoảng một độ. Trong cùng khoảng thời gian này, sự nóng lên toàn cầu cũng được quan sát trên sao Hỏa, sao Hải Vương và sao Diêm Vương. Có phải đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên?

Hình dưới cho thấy các dự đoán nhiệt độ của IPCC (đường màu cam, màu đỏ, màu xanh dương và màu xanh lá cây) so với nhiệt độ quan sát được (đường trơn nhẵn màu đen và đường lởm chởm màu hồng). Lưu ý rằng trục Y biểu thị sự khác biệt so với nhiệt độ trung bình toàn cầu trong khoảng thời gian 1960 - 1990. Ví dụ, nhiệt độ đo được cho năm 1998 (đường màu hồng) cao hơn nhiệt độ trung bình 1960 - 1990 là 0,55 độ. Vào năm 2011 nó chỉ còn ấm hơn 0,35 độ. Điều này có nghĩa là từ năm 1998 đến năm 2011, nhiệt độ trung bình giảm 0,2 độ dựa trên chính dữ liệu do IPCC cung cấp.

Nhận xét: Xem thêm các chương khác của cuốn sách Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ để hiểu thêm về quá trình biến đổi Trái Đất, trong đó bao gồm cả biến đổi khí hậu, đang diễn ra trên hành tinh này.
ECHCC



Bizarro Earth

Trọng Tâm SOTT: Trái Đất "mở ra": Động đất, núi lửa phun trào, hố sụt và nguyên nhân của chúng

Sun Earth Magnet Field Sonne Erde Magnetfeld
Minh họa từ quyển của Trái Đất
Chương 22: Trái Đất quay chậm lại

Như đã giải thích trong phần I, sự quay quanh trục của các ngôi sao và hành tinh là do lực điện. Trái Đất không phải là ngoại lệ. Nó hoạt động như một rotor (với điện tích âm của nó) được đẩy quay bởi stator (tầng điện ly mang điện tích dương so với Trái Đất). Tầng điện ly, hay chính xác hơn là từ quyển, hoạt động như một stator bởi tính không đối xứng mạnh mẽ của nó như có thể thấy trong hình bên.

Thật vậy, trong khi nửa ban ngày của từ quyển chỉ kéo dài 65.000 km khỏi Trái Đất, ở nửa ban đêm, từ trường trong đuôi từ quyển kéo dài hơn 6.300.000 km. Hình dạng bất đối xứng của từ quyển giữ trục chính của nó cố định theo hướng gió mặt trời. Do đó, đuôi từ quyển của Trái Đất bị cố định bên nửa ban đêm trong suốt quá trình hành tinh này quay trong quỹ đạo của nó xung quanh Mặt Trời.

Hình dưới cho thấy lực điện (F - mũi tên màu xanh). Như bạn có thể nhớ từ chương 12, nó còn được gọi là 'lực Lorentz', và tỷ lệ thuận với dòng điện thẳng đứng trong khí quyển (I - mũi tên màu đỏ). Do vậy, tốc độ quay của Trái Đất tỷ lệ thuận với cường độ dòng điện giữa tầng điện ly và bản thân Trái Đất. Kết quả là suy giảm trong cường độ dòng điện đó sẽ dẫn đến suy giảm của lực Lorentz và kéo theo là suy giảm trong tốc độ quay của Trái Đất. Do đó, sự suy giảm của hoạt động mặt trời hiện nay sẽ gây ra sự chậm lại, dù nhỏ đến đâu đi chăng nữa, của tốc độ quay Trái Đất.
Figure 90: The electrically driven spin of the Earth
© Sott.netTrái Đất quay do lực điện

Nhận xét: Xem thêm các chương khác của cuốn sách Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ để hiểu thêm về quá trình biến đổi Trái Đất, trong đó bao gồm cả biến đổi khí hậu, đang diễn ra trên hành tinh này.
ECHCC



Fireball

Trọng Tâm SOTT: Ảnh hưởng của hoạt động sao chổi lên Trái Đất và cố gắng che đậy của giới truyền thông

Kühlturm Blitz
© Adapted from ‘Eagle 9359’-FlickrSét đánh vào tháp làm nguội của nhà máy điện nguyên tử Salem (19/8/2011).
Chương 21: Sự gia tăng trong hoạt động sao chổi (tiếp)

Ngụy trang ý đồ từ vũ trụ

Phản ứng của truyền thông chính thống đối với sự gia tăng của các thiên thể bay vào Trái Đất cũng tương tự như phản ứng của họ đối với sự gia tăng của bụi khí quyển: họ giảm thiểu mức độ của hiện tượng và đổ lỗi cho hoạt động con người. Nhưng thật đáng buồn cho các nhà chức trách, sự phổ biến của điện thoại di động trang bị máy ảnh đã cung cấp rất nhiều bằng chứng rằng một số thiên thạch kích thước khá lớn đang rơi xuống Trái Đất, với những tường thuật mới về các quả cầu lửa ngoạn mục xuất hiện gần như hàng ngày. Khi mà họ không thể chối bỏ chúng hoàn toàn nữa, giới truyền thông buộc phải đi tìm những lời giải thích hợp lý để giảm bớt nỗi lo sợ mà người dân chắc chắn sẽ có về những gì mà họ đang chứng kiến.

Vì vậy, các nhà chức trách giờ thường xuyên phải tuyên bố họ đang tiến hành những cuộc "thử tên lửa" kỳ quái không báo trước, và phải đối phó với những "sự cố" cũng lạ lùng không kém để giải thích các "tiếng nổ siêu âm" và "động đất kèm tiếng nổ" thường đi kèm trong lời kể của các nhân chứng và thước phim quay những quả cầu lửa biến đêm thành ngày trên bầu trời ở các vùng đông dân cư. Một lời giải thích khác cũng khá thường xuyên được đưa ra là "rác vũ trụ rơi xuống".

Nhận xét: Xem thêm các chương khác của cuốn sách Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ để hiểu thêm về quá trình biến đổi Trái Đất, trong đó bao gồm cả biến đổi khí hậu, đang diễn ra trên hành tinh này.
ECHCC



Comet

Trọng Tâm SOTT: Bằng chứng về sự gia tăng của hoạt động sao chổi trong hệ mặt trời và trên Trái Đất

Chelyabinsk, Russia
© WikipediaQuả cầu lửa từ thiên thạch trên thành phố Chelyabinsk, Nga vào ngày 15/2/2013. Vụ nổ do nó gây ra làm bị thương hơn 1.600 người.
Chương 20: Tác động của sự suy giảm hoạt động Mặt Trời lên Trái Đất

Bây giờ, sau khi biết nhiều hơn về bản chất điện của Mặt Trời, và lưu ý đến sự suy giảm hoạt động của nó, đã đến lúc xem xét cách mà một số điều chúng ta thảo luận có thể có liên hệ với, hay thậm chí gây ra, những hiện tượng tự nhiên khác thường trên Trái Đất.

Trước tiên, chúng ta cần khám phá một chi tiết quan trọng trong mô hình Vũ Trụ Điện: Đó là bản thân Trái Đất cũng giống như một tụ điện. Chúng ta biết rằng Trái Đất được cung cấp năng lượng bởi Mặt Trời thông qua gió mặt trời, thứ bao phủ và thâm nhập vào Trái Đất cùng tầng điện ly của nó và tích điện cho nó. Đây là lý do tại sao, bất chấp rất nhiều cú phóng điện giữa bề mặt Trái Đất và tầng điện ly (ví dụ dưới dạng sét), điện trường giữa Trái Đất và tầng điện ly không biến mất: nó thường xuyên được sạc bởi Mặt Trời.

The vertical atmospheric electric field
© Sott.netĐiện trường thẳng đứng trong khí quyển
Kết hợp với nhau, phần trên và phần dưới của bầu khí quyển Trái Đất có thể được coi như bong bóng cách điện hay lớp kép (DL) của nó. Tầng điện ly trải rộng từ độ cao khoảng 50 km đến hơn 500 km. Khu vực này bị ion hóa cao so với tầng khí quyển dưới thấp do tương tác trực tiếp của nó với bức xạ Mặt Trời. Hạt cơ bản từ Mặt Trời ion hóa các phân tử chủ yếu ở dạng khí của tầng điện ly. Trên thực tế, chính vì sự có mặt của những ion này mà tầng trên của khí quyển được gọi là tầng điện ly.

Điện tích của tầng điện ly là dương. Do điện tích của Trái Đất là âm, một điện trường theo chiều thẳng đứng tồn tại trong khí quyển giữa tầng điện ly và bề mặt Trái Đất. Như hình bên cho thấy, điện trường trong khí quyển có cường độ trung bình là 100 volt trên mét, mặc dù nó mạnh nhất ở xích đạo và giảm dần theo vĩ độ.

Nhận xét: Xem thêm các chương khác của cuốn sách Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ để hiểu thêm về quá trình biến đổi Trái Đất, trong đó bao gồm cả biến đổi khí hậu, đang diễn ra trên hành tinh này.
ECHCC



Comet

Trọng Tâm SOTT: Sao chổi và tiểu hành tinh: Nguồn gốc và bản chất các vật thể này trong hệ mặt trời

Comet Lovejoy
© NASA/SDOSao chổi Lovejoy xuất hiện lại từ phía sau Mặt Trời vào ngày 15/12/2011
Chương 18: Sao chổi hay tiểu hành tinh?

Khoa học chính thống thường cho rằng sao chổi là "những khối băng và đá", hay còn được biết đến dưới cái tên "những quả bóng tuyết bẩn". Tuy nhiên, niềm tin này không tương thích với quan sát thực tế. Ví dụ, vào năm 2011, Sao chổi Lovejoy lao vào bầu khí quyển của Mặt Trời và đi ra ở phía bên kia sau một cuộc hành trình kéo dài một giờ xuyên qua vầng hào quang mặt trời. Kích thước và độ sáng của nó có vẻ không hề giảm bớt. Dưới đây là một số nhận xét (khá điển hình) từ những người quan sát sự kiện này:
Sáng nay, cả một hạm đội tàu vũ trụ chứng kiến điều mà nhiều chuyên gia nghĩ rằng không thể xảy ra. Sao chổi Lovejob bay xuyên qua bầu khí quyển nóng của Mặt Trời và xuất hiện lại nguyên vẹn. "Thật là cực kỳ đáng kinh ngạc," Karl Battams của Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu Hải quân tại Washington DC nói. "Tôi không nghĩ là cái lõi băng của sao chổi đủ lớn để tồn tại sau khi bay xuyên qua vầng hào quang mặt trời nóng hàng triệu độ trong gần một giờ đồng hồ, nhưng Sao chổi Lovejoy vẫn còn ở lại với chúng ta."
Nhưng nếu nhiệt độ vầng hào quang mặt trời là hàng triệu độ, và nếu Sao chổi Lovejoy chỉ là một khối băng đường kính ước tính vài trăm mét, tại sao nó lại có thể không bị biến thành hơi?

Nhận xét: Sách Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ
ECHCC