Noctilucent clouds
© Martin KoitmaeMây dạ quang tại Estonia – vĩ độ 59° bắc
Chương 25: Những đám mây kỳ quái

Bây giờ chúng ta đã biết một chút về mây, hãy cùng xem xét một số loại mây kỳ quái xuất hiện gần đây trên bầu trời của chúng ta. Mây có thể có nhiều dạng kỳ lạ - như mây cuộn, mây vón cục và mây hình sóng - nhưng trong chương này chúng ta sẽ chỉ tập trung vào hai loại. Đó là mây dạ quang (mây sáng vào ban đêm) và vệt ngưng tụ (contrail).

Hãy nhớ trong đầu những điều kiện để mây có thể hình thành: nhiệt độ phải hạ xuống đủ thấp cho sự ngưng tụ xảy ra và bụi khí quyển - các hạt nhân ngưng tụ - phải có mặt để giúp những hạt nước nhỏ hình thành.

Mây dạ quang

Mây dạ quang lần đầu tiên được nhận thấy vào năm 1885, khá gần đây so với các loại mấy khác, và chúng xuất hiện ở độ cao rất lớn, vào khoảng 80 km. Trên thực tế, chúng là loại mây cao nhất từng được biết đến. Theo khoa học chính thống, nguyên nhân của mây dạ quang vẫn chưa được rõ:
Mây dạ quang vẫn chưa được hiểu rõ và là một hiện tượng khí tượng mới được phát hiện gần đây. Mây dạ quang chỉ có thể được hình thành trong những điều kiện rất hạn chế; sự xuất hiện của chúng có thể được sử dụng như một chỉ dẫn nhạy cảm về những thay đổi ở tầng trên của khí quyển. Chúng mới được phân loại tương đối gần đây. Sự xuất hiện của mây dạ quang có vẻ như đang gia tăng về tần suất, độ sáng và mức độ. Có lý thuyết cho rằng sự gia tăng này có liên quan đến biến đổi khí hậu.
Một tuyên bố phổ biến là mây dạ quang được gây ra bởi sự nóng lên toàn cầu. Điều này nghe có vẻ là một giải thích đáng ngờ vì nhiều lý do, một trong số đó là, như được chỉ ra ở chương trước, nhiệt độ toàn cầu không gia tăng mà ngược lại đang giảm đi kể từ năm 2000, trong khi sự xuất hiện của mây dạ quang đang trên đà đi lên.
Figure 123: Average temperatures and deviation (1850–1940)
© Sott.netNhiệt độ trung bình và độ giao động (1850 - 1940). Đường tím: độ giao động hàng năm so với mức trung bình. Hai đường xanh: nhiệt độ trung bình 10 năm.
Krakatoa volcano
© John SeachĐợt phun trào vào tháng 9/2009 của núi lửa Krakatoa.
Đồng thời, quan sát đầu tiên về mây dạ quang là vào năm 1885, một năm lạnh nhất trong vòng 20 năm trước đó (xem hình trên). Nếu sự nóng lên là nguyên nhân, tại sao quan sát đầu tiên về mây dạ quang không được thực hiện vào những năm ấm hơn trước năm 1885?

Một nguyên nhân khả dĩ hơn của mây dạ quang là bụi khí quyển. Thật vậy, quan sát đầu tiên về mây dạ quang là vào năm 1885. Đó là hai năm sau vụ phun trào núi lửa Krakatoa giải phóng một lượng ước tính 45 km khối bụi vào bầu khí quyển. Lượng bụi giải phóng này lớn đến nỗi đám mây bụi làm tối bầu trời ở cách đó 400 km. Lớp bụi rơi xuống các đảo lân cận dày đến mức sau nhiều năm, cây cối vẫn khó mà mọc trên đó được. Cho đến năm 1886, bụi lơ lửng trong tầng trên khí quyển vẫn còn gây hiện tượng mặt trời lặn đỏ rực khác thường trên khắp thế giới.

Vai trò của bụi trong việc hình thành mây dạ quang được chứng tỏ vào năm 2009 khi những đám mây này được tạo ra một cách nhân tạo bởi bụi từ khí thải của một tên lửa vũ trụ:
 Rocket CARE experiment
© NASA)Tên lửa dùng cho thí nghiệm CARE
Thí nghiệm Giải phóng Bụi nước Tích điện (CARE) được tiến hành bởi Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu Hải quân (Naval Research Laboratory) và Chương trình Thử nghiệm Vũ trụ của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, sử dụng tên lửa vũ trụ bốn giai đoạn Black Brant XII của NASA. Dùng những thiết bị trên mặt đất và tàu vũ trụ STP/NRL STPSat-1, các nhà khoa học nghiên cứu một đám mây dạ quang nhân tạo được tạo ra bởi bụi từ khí thải trong giai đoạn bốn của tên lửa, ở độ cao khoảng 278 km.
Khi bụi được xác định là nguyên nhân của mây dạ quang, một số nguồn gán sự xuất hiện của chúng cho ô nhiễm do con người gây ra. Nhưng nhớ rằng, mây dạ quang là những đám mây ở rất cao. Để bụi công nghiệp đạt được mật độ đủ lớn ở những độ cao như vậy, nó chắc chắn sẽ làm bão hòa bầu khí quyển ở phía dưới (như là với vụ phun trào núi lửa Krakatoa). Sự bão hòa bụi ở tầng khí quyển dưới này sẽ làm mặt trời hầu như không còn nhìn thấy được nữa, điều rõ ràng đã không xảy ra. Vậy là nếu bụi ở tầng cao của khí quyển không đến từ bên dưới, nó phải đến từ bên trên.

Sau khi vòng vo tam quốc trong hàng năm trời, vào tháng 8 năm 2012 NASA cuối cùng cũng thừa nhận sự có mặt của bụi sao chổi trong mây dạ quang. Hơn nữa, họ xác nhận rằng bụi sao chổi chính là tác nhân ngưng tụ dẫn đến sự hình thành của mây dạ quang:
"Chúng tôi đã phát hiện được những lượng nhỏ 'bụi sao băng' nằm bên trong các đám mây dạ quang," James Russell từ Đại học Hampton, chủ nhiệm chương trình nghiên cứu hiện tượng này của NASA thuật lại. "Phát hiện này hỗ trợ lý thuyết cho rằng bụi sao băng là tác nhân ngưng tụ mà từ đó mây dạ quang hình thành."
Vậy là mây dạ quang không phải sản phẩm của ô nhiễm công nghiệp. Chúng không phải "do con người gây ra". NASA định lượng sự gia tăng nhanh chóng trong tần suất của mây dạ quang trong đoạn sau:
Kể từ năm 1980, quan sát vệ tinh cho thấy số đám mây dạ quang đã tăng khoảng 28% trong mỗi thập kỷ. Các tinh thể băng trong đám mây cũng có vẻ như trở nên to hơn, khiến độ sáng của mây tăng khoảng 7% trong mỗi thập kỷ.
Vậy là NASA đã thừa nhận rằng bụi sao chổi là nguyên nhân của mây dạ quang và rằng số lượng mây dạ quang đang gia tăng. Kết luận hiển nhiên là hoạt động sao chổi cũng đang gia tăng. Tại sao NASA không thừa nhận kết luận quan trọng này?

Sự gia tăng của mây dạ quang là một trong những kết quả của sự gia tăng nồng độ bụi trong khí quyển nói chung, và trong tầng cao của khí quyển nói riêng. Chúng tôi ngờ rằng hầu hết số bụi khí quyển này có nguồn gốc từ sao chổi và một số còn lại có thể là từ sự gia tăng trong hoạt động núi lửa gần đây.
noctilucent clouds
© Myriam KiefferMây dạ quang làm sáng rực cả bầu trời Paris (48° bắc) ngày 14/7/2013.
Ngoài việc xuất hiện thường xuyên hơn, mây dạ quang cũng được quan sát thấy ở vĩ độ thấp hơn.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, nguyên nhân của sự xuất hiện ở vĩ độ thấp này là sự lạnh đi nghiêm trọng trong tầng cao của khí quyển, lạnh đi nhiều hơn nhiều so với sự lạnh đi hạn chế quan sát được ở mực nước biển:
'Mặt trời đang ở trong một thời kỳ rất khác thường,' Marty Mlynczak, một thành viên của TIMED tại trụ sở NASA ở Langley, Virginia, nói. 'Tầng nhiệt quyển của Trái Đất đang phản ứng một cách đáng kể với sự suy giảm đến 10 lần trong bức xạ hồng ngoại của một số phân tử.' Suy giảm bức xạ có nghĩa là tầng khí quyển này cũng đang lạnh đi một cách đáng kể. Trên thực tế, tầng nhiệt quyển đã lạnh đi đến 10 lần kể từ cực đại hoạt động mặt trời vào đầu năm 2002.
Quan sát cũng cho thấy mây dạ quang xuất hiện thường xuyên hơn khi hoạt động mặt trời ở mức thấp. Trong giai đoạn cực tiểu của hoạt động mặt trời, các tia vũ trụ sinh ra bởi mặt trời (gió mặt trời) suy giảm, trong khi những tia vũ trụ năng lượng cao sinh ra bởi các vì sao và siêu tân tinh vẫn không đổi. Do năng lượng thấp của chúng, gió mặt trời không đi xuyên sâu vào bầu khí quyển của chúng ta, nhưng chúng có đến tầng trên của bầu khí quyển với lưu lượng rất lớn.

Mặc dù tổng bức xạ mặt trời chỉ thay đổi ∼0.1% trong một chu kỳ mặt trời, sự thay đổi gần 6% được quan sát ở quang phổ cực tím tại các vĩ độ cao. Thay đổi như vậy đã được chứng tỏ là đủ để làm thay đổi nhiệt độ ở thượng tầng khí quyển.

Vậy là khi hoạt động mặt trời ở mức thấp, gió mặt trời đến thượng tầng khí quyển ít hơn, khiến bức xạ cực tím mà tầng khí quyển này nhận được cũng giảm đi, gây ra sự lạnh đi mạnh mẽ tại thượng tầng khí quyển.

Condensation trails contrails Boeing 747
© Wiki commonsVệt ngưng tụ đằng sau 4 động cơ của một chiếc Boeing 747.
Vệt ngưng tụ

Cái gọi là "chemtrail" (vệt hóa chất) thường được cho là bằng chứng của việc các hóa chất độc nhân tạo được phun trên quy mô rất lớn từ độ cao lớn như một phần của âm mưu từ chính phủ nhằm đầu độc toàn thể dân chúng. Tuyên bố này được đưa ra bất chấp thực tế rằng những phương pháp đưa chất độc đến với phần lớn dân chúng một đơn giản và hiệu quả hơn nhiều đã tồn tại từ lâu (và đã được áp dung), như hòa chất flo vào nước uống, biến đổi gen của nguồn thực phẩm và các vụ nổ hạt nhân được tiến hành trên khắp hành tinh chúng ta, chỉ lấy một vài ví dụ.

Chúng tôi cũng cần chỉ ra rằng phun hóa chất từ độ cao lớn là một phương pháp phân phối cực kỳ kém chính xác. Gió thường xuyên ở độ cao này (khoảng 11 km) có thể đạt đến hàng trăm km/giờ và các hạt nước nhỏ có thể mất đến hai năm để xuống được đến bề mặt Trái Đất. Vì vậy, khi bạn phun hóa chất từ trần bay của máy bay hành khách, bạn không thể biết ở đâu và khi nào số hóa chất được phun ra sẽ đáp xuống, và bạn có thể tự phun hóa chất vào chính bản thân mình nữa.

Mặc dù nói vậy, có bằng chứng rằng giai cấp cai trị ở nhiều nước đã tiến hành việc phun chất độc từ trên không. Nhưng chúng đều là phun từ độ cao thấp, cho phép kiểm soát được địa điểm và thời gian những chất độc đó xuống đến đất. Ví dụ, CIA phun tác nhân gây bệnh trên đất Cuba:
Các nhà vi sinh học thuộc Phòng Đặc nhiệm Fort Detrick đã hỗ trợ nhiều cuộc tấn công bí mật lên các vùng nông thôn và nông nghiệp tại Cuba. Những vụ tấn công này bao gồm việc phun từ trên không virus cúm lợn, sốt xuất huyết và những tác nhân gây bệnh chết người khác. Kết quả là hàng trăm gia súc, gia cầm và nhiều người đã thiệt mạng.
Phun hóa chất từ độ cao lớn cũng đã được thử nghiệm bằng cách giải phóng sulfur dioxide và các chất khác dưới dạng bụi nước nhằm mục đích tạo mây, nhưng việc này không đòi hỏi kiểm soát chính xác thời gian và địa điểm những chất đó xuống đến đất, và nói chung, nó cũng tỏ ra không hiệu quả.

Một yếu tố nữa khiến lý thuyết "chemtrails" rất đáng ngờ là các "bằng chứng" thu thập bởi những người ủng hộ nó. Họ trỏ đến nồng độ cao của nhôm, barium và strontium tìm thấy trong các mẫu đất và nước.

Nhôm là kim loại phổ biến nhất trong lớp vỏ Trái Đất. Mỗi năm, khoảng 100 triệu tấn nhôm được sản xuất. Nó được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp xe hơi, hàng không và đóng thuyền. Nhìn từ khía cạnh này, không có gì đáng ngạc nhiên khi có nồng độ nhôm cao trong hầu hết, nếu không phải là tất cả các mẫu đất và nước. Những nồng độ cao như vậy không có nghĩa là chỗ nhôm đó đến từ việc phun hóa chất từ máy bay.

Contrails over the southeastern US sky.
Vệt ngưng tụ trên bầu trời nam Hoa Kỳ chụp từ vũ trụ
Barium tồn tại trong tự nhiên như một nguyên tố tự do. Nó được dùng trong rất nhiều ứng dụng công nghiệp: sản xuất kính, đèn huỳnh quang và màn hình. Barium cũng được dùng để "phun dưới dạng bụi nước trong khí quyển nhằm mục đích tăng cường độ khúc xạ của tín hiệu radio/radar dọc các đường bay thử nghiệm của máy bay chiến đấu và tên lửa." Vì vậy, những kết quả cho thấy nồng độ cao của barium trong một số mẫu nước gần nơi sản xuất hay sử dụng barium không có gì đáng ngạc nhiên.

Cuối cùng, strontium là một nguyên tố tự do, nguyên tố phổ biến thứ 15 trên Trái Đất. Nó cũng được sản xuất với khối lượng khổng lồ (khoảng 300.000 tấn mỗi năm) và được dùng trong màn hình TV, máy tính và điện thoại. Thêm vào đó, một đồng vị phóng xạ của strontium, gọi là strontium 90, hiện diện trong bụi phóng xạ từ các vụ nổ nguyên tử. Từ năm 1945, 2.051 vụ nổ nguyên tử đã xảy ra trên hành tinh Trái Đất. Nhiều trong số những vụ nổ đó xảy ra trong khí quyển và được tiến hành ở khắp nơi như các đảo Thái Bình Dương, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Algeria, Úc, Nga và Kazakhstan. Do đó, cũng không đáng ngạc nhiên khi thấy nồng độ cao của strontium (phóng xạ hay không) trên khắp hành tinh này.

Nói tóm lại, những nguyên tố được cho là bằng chứng của việc "phun hóa chất lên đầu dân chúng" có thể đến từ rất nhiều nguồn công nghiệp.

Các vệt ngưng tụ đã được quan sát từ Thế Chiến I, khi mà các máy bay ném bom đạt được độ cao đủ lớn để khiến không khí lạnh tạo thành các vệt ngưng tụ. Hiện tượng này rõ ràng đến mức những phi công máy bay ném bom phàn nàn rằng các vệt ngưng tụ đó làm lộ vị trí của họ. Những người ủng hộ chemtrail tuyên bố rằng "chemtrails" dày hơn và tồn tại lâu hơn so với vệt ngưng tụ. Vậy là về cơ bản, bằng chứng có giá trị duy nhất mà họ đưa ra là thực tế rằng trước kia máy bay phản lực không để lại phía sau các vệt ngưng tụ dày và tồn tại lâu như bây giờ. Trên thực tế, quan sát này là đúng. Thật vậy, vào khoảng cuối những năm 1990, có điều gì đó thay đổi và những vệt ngưng tụ dày hơn bắt đầu được quan sát thường xuyên hơn. Nhân tiện, thuật ngữ "chemtrail" được đưa ra lần đầu tiên bởi nhà báo William Thomas vào năm 1997.

Vệt ngưng tụ là kết quả của sự ngưng tụ khí thải từ động cơ máy bay phản lực. Ở đậy, không giống như mây dạ quang, bụi khí quyển không đóng vai trò lớn, vì động cơ phản lực đã thải ra lượng khổng lồ những hạt bụi siêu nhỏ, đặc biệt là các phân tử sulfur, một trong những loại hạt nhân ngưng tụ hiệu quả nhất.
Figure 129: Temperature of the stratosphere over the period 1948–2011.
© Climate Change Blog hiệu chỉnh bởi Sott.netNhiệt độ tầng bình lưu tại vĩ độ 80° - 90° nam ở những độ cao khác nhau trong khoảng thời gian 1948 - 2011. Bắt đầu từ đầu thế kỷ này (đường thẳng đứng màu xanh), nhiệt độ tầng bình lưu bắt đầu giảm.
Tuy nhiên, thứ có đóng vai trò quan trọng là nhiệt độ. Nhiệt độ môi trường càng thấp thì sự ngưng tụ càng mạnh và càng kéo dài. Độ cao bay ngang của máy bay hành khách là khoảng 10 km. Độ cao này ở ngay dưới tầng bình lưu, nơi đã bị lạnh đi "nhiều độ kể từ năm 2002".

Khác hẳn với thuyết âm mưu đưa ra bởi những người ủng hộ chemtrail, dữ liệu khoa học gợi ý mạnh mẽ rằng các vệt ngưng tụ tồn tại lâu trên bầu trời là kết quả trực tiếp của sự lạnh đi của tầng bình lưu. Đây là một vấn đề đáng lo ngại hơn nhiều so với những "vệt hóa chất" giải phóng trên tầng cao của khí quyển, nơi mà những luồng gió mạnh khiến bất cứ thứ gì được phun ra ở một địa điểm nhất định ít có khả năng xuống được mặt đất ở gần đó trong khoảng thời gian ngắn.