Từ lâu đã có giả tuyết cho rằng điện thoại thông minh khiến con người trở nên trì trệ và kém thông minh hơn và bây giờ các nhà khoa học đã chứng minh được điều đó.
Sau một thời gian nghiên cứu thì các nhà khoa học đã rút ra được rằng sự hiện diện liên tục của điện thoại bên người có thế dẫn đến hiệu ứng "chảy máu chất xám" làm giảm đáng kể trí thông minh và khả năng tập trung của con người.
Một thí nghiệm đã được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Texas đã phát hiện ra rằng chỉ cần đặt điện thoại nằm trong tầm mắt thì khả năng ghi nhớ thông tin, giải quyết vấn đề của con người kém hẳn đi.
Và thậm chí không nhất thiết điện thoại phải trong tầm mắt, mà cả khi điện thoại ở ngay bên mình như trong túi quần, trong túi xách cũng khiến người ta dễ bị xao nhãng và mất tập trung. Từ đó, hậu quả là điểm các bài kiểm tra của học sinh không cao, kết quả làm việc kém hiệu quả...
Đặc biệt, các nhà nghiên cứu thực hiện lại thử nghiệm với
chiếc điện thoại đã tắt nguồn thì kết quả thu được vẫn tương tự. Điều này chứng tỏ con người đang ngày một phụ thuộc quá nhiều vào điện thoại thông minh.
Điện thoại làm giảm khả năng ghi nhớ và độ thông minhĐể kiểm chứng thêm điều này, các nhà nghiên cứu của đã kiểm tra 520 sinh viên đại học về khả năng ghi nhớ, độ thông minh của họ khi có mặt của một chiếc điện thoại thông minh để xem nó ảnh hưởng đến họ như thế nào.
Những sinh viên tham gia thử nghiệm được yêu cầu phải hoàn thành bài kiểm tra về toán học, ghi nhớ và suy luận với điều kiện là một nhóm đặt điện thoại thông minh của mình trên bàn làm việc, nhóm khác đặt trong túi hoặc trong túi xách, nhóm còn lại đặt điện thoại trong một phòng khác. Các sinh viên điều được yêu cầu tắt điện thoại để tránh xao nhãng khi đang làm bài.
Tùy theo vị trí đặt điện thoại mà khả năng ghi nhớ và trí thông minh giảm đi ít nhiều
Tuy nhiên, sau thử nghiệm thì các nhà nghiên cứu thu được kết quả rằng những sinh viên đặt điện thoại trên bàn làm việc có điểm số thấp hơn 10% so với những người đã để điện thoại ở một phòng khác. Còn những người giữ điện thoại của họ ra khỏi tầm nhìn, cho vào túi quần hoặc túi xách thì kết quả chỉ tốt hơn một chút so với khi điện thoại được đặt trên bàn nơi mà bạn quan sát thấy được.
Trong nghiên cứu này cũng cho thấy rằng điện thoại cũng gây ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng của con người. Bởi những sinh viên đặt điện thoại trên bàn trong khi làm bài thì tốc độ giải quyết bài thì thường chậm hơn.
Nguyên nhân và cách khắc phụcGiải thích điều này, các nhà nghiên cứu cho biết rằng hiệu ứng này phát sinh bởi vì một phần tâm trí con người sẽ luôn hướng về điện thoại, họ muốn kiểm tra xem có ai nhắn tin không, có thông tin mới mẻ gì không. Từ đó, người dùng sẽ sao nhãng việc chính đang cần giải quyết.
Ngoài ra, tiến sĩ Adrian Ward, tác giả chính của nghiên cứu cho biết, mặc dù ai cũng biết rằng điện thoại thông minh mang lại nhiều lợi ích và tiện nghi hơn cho mọi người, tuy nhiên việc lúc nào cũng kè kè điện thoại bên mình có thể dẫn đến tình trạng giảm khả năng nhận thức. Bởi lúc này, cho dù bạn không dùng điện thoại nhưng tâm trí bạn luôn hướng về nó và luôn muốn kiểm tra xem có thông tin gì mới trên điện thoại hay không. Chính điều này làm suy giảm khả năng nhận thức cũng như sức tập trung cao.
Đó là lý do vì sao trong lúc làm việc hoặc học hành, điện thoại càng nằm gần tầm nhìn, trong tầm với thì khả năng nhận thức của bạn càng giảm, tính nhanh nhạy, nắm bắt và giải quyết vấn đề cũng bị ảnh hưởng theo.
Do đó, nếu muốn quá trình học tập, làm việc không bị ảnh hưởng khiến kết quả không như mong đợi thì bạn nên đặt điện thoại càng xa càng tốt, tốt nhất là khuất tầm nhìn sẽ giúp não bộ hoạt động hiệu quả, thông minh và tập trung hơn rất nhiều.
Nhận xét Độc giả
Bản tin Email