Chương 32. Thiên mệnh

Tính hợp pháp của giai cấp thống trị - bất kể ở hình thức chính trị nào - đều dựa trên ảo tưởng rằng họ có thể bảo vệ người dân, cho dù khỏi chiến tranh, nạn đói, khó khăn kinh tế hay bất cứ loại thảm họa nào khác có thể phá vỡ cuộc sống hàng ngày và sinh kế của họ . Đoạn trích dưới đây minh họa điểm này:
echcc 183
© Warner BrosChủ tịch Adam Sutler trong phim V for Vendetta
Tôi muốn đất nước này nhận thức rằng chúng ta đang đứng bên bờ của sự hủy diệt. Tôi muốn mọi người đàn ông, phụ nữ và trẻ em hiểu chúng ta đang tiến gần đến sự hỗn loạn đến mức nào. Tôi muốn tất cả ghi nhớ tại sao họ cần đến chúng ta !
~ Phim V for Vendetta
Nếu những biến động trái đất mô tả trong những phần trước của cuốn sách này là do con người gây ra, như các nhà chức trách này tuyên bố, hay có ảnh hưởng không đáng kể, thì giai cấp thống trị sẽ có thể kiểm soát chúng. Mặc dù những vấn đề đã được liệt kê thực sự rất đáng sợ, đây lại là một điều mang lại sự an lòng, và nó đang được áp dụng một cách rất nghệ thuật lên người dân trong cơn sốt cuồng loạn kiểm soát khí CO2 hiện nay.

Trên thực tế, lý thuyết nóng lên toàn cầu do con người gây ra về cơ bản là một chiến dịch tuyên truyền nhằm truyền tải thông điệp rằng nguyên nhân của cái gọi là biến đổi khí hậu đã được biết rõ, và do đó, có thể sửa đổi được - đấy là chưa kể nó còn là một vụ lừa đảo khổng lồ dựng lên bởi những kẻ tiêu thụ nhiều nhất. Thật vậy, các nhà chức trách thậm chí còn thiết kế những giải pháp khả thi, để sau đó thực hiện, như cấm CFC, thúc đẩy năng lượng sạch và giảm khí thải CO2.

echcc 184
© Davis CollectionThầy tu chuyển tội lỗi lên con dê tế thần
Khi quần chúng bắt đầu nhận thức sự hỗn loạn trong bầu khí quyển, về địa chất hay khí hậu, và tất cả những vấn đề mà chúng mang lại cho xã hội, họ, từng cá nhân và cả tập thể, trông chờ các nhà lãnh đạo của họ làm điều gì đó - để "giải quyết chúng". Đây là nguồn gốc của khái niệm Thiên Tử. Theo truyền thống, nhà vua được cho là có khả năng can thiệp với các vị thần vì lợi ích người dân của mình. Nếu nhà vua không thành công trong việc can thiệp ấy, một giải pháp cần được tìm ra. Vật hy sinh được dâng lên, lễ tế thần được thực hiện và dĩ nhiên, nếu tất cả những cái đó cũng không có kết quả - nếu các vị thần vẫn tiếp tục tức giận - thì nhà vua phải chết.

Sự thôi thúc này có lẽ xuất phát từ cùng một cơ chế thần kinh như sự thôi thúc khiến con người tìm bất cứ cách nào để giảm stress cho dù cách đó có phi lý đến đâu. Nói một cách khác, nếu các vị thần tức giận, đi tìm một vật tế thần. Khi quốc gia bị đe dọa, những kẻ có lỗi rõ ràng nhất là các nhà lãnh đạo: nhà vua và tầng lớp tinh hoa của ông ta. Thêm vào đó, theo bản năng, giới cai trị nhận thức được sự đe dọa của phản ứng này đối với họ, và họ thực hiện nhiều biện pháp để tránh nó.

Nhìn từ một khía cạnh khác, chúng ta biết rằng lịch sử nhân loại thường là một chuỗi kế tiếp những triều đại cai trị đồi bại không nhiều thì ít, và nếu chúng ta giả sử rằng sự đồi bại đó (và sự lây lan của nó trong khắp xã hội) là cơ chế sâu xa khiến nền văn minh ấy thu hút các thảm họa vũ trụ (như chúng ta sẽ thảo luận dưới đây), thì việc đổ lỗi lên tầng lớp cai trị và lật đổ họ thực ra có thể là một giải pháp hữu hiệu. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ cơ chế sâu xa bên dưới không được hiểu rõ bởi quần chúng, nghĩa là họ không nhận thức được rằng để có thể tránh được các thảm họa tiếp theo trong tương lai, họ phải, trước tiên và bằng mọi giá, ngăn chặn sự thành lập của một tầng lớp tinh hoa đồi bại mới trong tương lai; họ phải tránh cái bẫy "gặp ông chủ mới, giống y như ông chủ cũ".

Suy cho cùng, cả quần chúng và tầng lớp tinh hoa đều tìm kiếm một giải pháp để giảm thiểu các thảm họa theo chu kỳ, nhưng hai bên làm vậy vì những lý do khác nhau.Quần chúng muốn làm giảm bớt tâm lý căng thẳng gây ra bởi một thảm họa lớn không tránh khỏi nhưng không dự đoán được - họ muốn được tin vào sự ổn định và an toàn của vũ trụ - trong khi giới tinh hoa muốn duy trì quyền lực. Sự thỏa hiệp có thể phục vụ cho cả hai mục tiêu là tạo ra một ảo tưởng rằng giới tinh hoa có thể bảo vệ quần chúng khỏi thảm họa. Ảo tưởng này có thể có nhiều dạng: nghi lễ để xoa dịu các vị thần, viết lại lịch sử để tạo ra một quá trình tiến hóa bình lặng của nhân loại, thay đổi khoa học, và rất, rất nhiều hình thức tuyên truyền.

Sự dối trá này hoạt động đặc biệt có hiệu quả trong khoảng thời gian bình lặng giữa các thảm họa lớn. Khi bầu trời bình yên, sẽ dễ dàng để tin rằng nó đã và sẽ luôn bình yên như vậy. Tuy nhiên, lịch sử cho thấy bất cứ khi nào một tình huống xảy ra trong đó giới tinh hoa không có khả năng kiểm soát - khi đói kém, động đất, bệnh dịch hoành hành và gây hậu quả nặng nề, khi núi lửa phun trào hay sao chổi quét qua bầu trời, hay khi thiên thạch và các hiện tượng thời tiết bất thường tăng mạnh - ảo tưởng đó vỡ vụn, lý do cho sự tồn tại của giới tinh hoa (bảo vệ quần chúng) không còn nữa, và mục tiêu cho cơn giận của quần chúng đã và sẽ luôn là tầng lớp cai trị. Và họ biết điều đó.
echcc 185
Trong 425.000 năm qua, xa hơn nhiều so với hoạt động công nghiệp của con người, lõi băng Vostok cho thấy mối tương quan mạnh mẽ giữa sự tích tụ bụi trong khí quyển (đường đỏ), sự suy giảm của CO2 (đường xanh lá cây) và sự suy giảm của nhiệt độ (đường xanh dương)
Đó là lý do tại sao tin tức về sự gia tăng của hoạt động sao chổi bị che đậy một cách có hệ thống bởi giới tinh hoa và biến thành hiện tượng do con người tạo ra. Hiện tượng contrail (vệt ngưng tụ hơi nước sau máy bay) do nồng độ gia tăng trong khí quyển của bụi sao chổi được mô tả thành "chemtrail" (vệt hóa chất) phun bởi các tổ chức chính phủ, các vụ nổ thiên thạch ngày càng phổ biến hơn trên bầu trời được trình bày như các vụ "thử tên lửa" hay tiếng nổ siêu âm từ máy bay phản lực quân sự, sự lạnh đi toàn cầu do nguyên nhân từ vũ trụ được dán nhãn thành "nóng lên toàn cầu do con người gây ra", sự gia tăng của bụi trong khí quyển có nguyên nhân từ sao chổi được coi là kết quả của ô nhiễm công nghiệp, sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan bị đổ lỗi lên HAARP hay các chương trình nghiên cứu quân sự "tuyệt mật" của chính phủ, hố sụt bị đổ lỗi cho hệ thống dẫn nước hư hỏng, v.v...

Bằng cách quy kết nguyên nhân của các hiện tượng có nguồn gốc từ vũ trụ cho con người, giới tinh hoa duy trì được ảo tưởng rằng họ, ít nhất ở một chừng mực nào đó, có thể kiểm soát được tình hình; nếu họ gây ra nó, thì ít nhất về lý thuyết mà nói, họ có thể ngừng nó lại.

"Chemtrail" có thể bị ngừng lại nếu có đủ số người kiến nghị chính phủ ngừng phun; các vụ thử tên lửa có thể bị ngừng lại nếu ngân sách quân sự giảm xuống; nóng lên toàn cầu có thể được giảm bớt bằng cách kiểm soát khí thải nhà kính do con người tạo ra; ống dẫn nước vỡ có thể sửa chữa; sự tối đi toàn cầu sẽ ngừng lại nếu chúng ta dừng làm ô nhiễm bầu khí quyển: "Con người vẫn kiểm soát được tình hình và mọi thứ trên thế giới đều tốt đẹp cả."

Tuy nhiên, contrail gây ra bởi sự gia tăng trong hoạt động sao chổi, thiên thạch nổ tung trên bầu trời, thời tiết cực đoan do nguyên nhân từ vũ trụ và sự tích tụ bụi sao chổi trong bầu khí quyển là những thứ giới tinh hoa không thể thay đổi được, ngay cả về mặt lý thuyết. Nhận thức rằng vũ trụ đang đe dọa sự tồn tại của nhân loại là thứ stress vượt quá sức chịu đựng của hầu hết mọi người.

Ngay cả khi chemtrail, sự nóng lên toàn cầu và các vụ thử tên lửa không bị dừng lại trên thực tế, chỉ cần ý niệm rằng chúng có thể bị ngừng lại là đã đủ để quần chúng tiếp tục hỗ trợ cái ảo tưởng của sự kiểm soát, mơ tưởng hão rằng chỉ cần một chiến dịch nâng cao nhận thức quần chúng, một kỳ bầu cử mới, hay hoạt động chính trị, biểu tình, hay đổ lỗi cho ai đó, v.v... là mọi thứ đâu sẽ vào đó. Nhưng tất cả những cái đó chỉ là ảo tưởng, và nếu quần chúng nhận ra điều này, thứ duy nhất mà bộ não bị stress của họ có thể làm để thoát khỏi tình trạng đó là nghĩ rằng "các vị thần đang nổi giận" và đi tìm lý do thực sự khiến các vị thần nổi giận. Hết lần này đến lần khác trong lịch sử, quần chúng cuối cùng sẽ đi đến kết luận rằng "các vị thần" nổi giận do sự đồi bại và bạo lực gây ra bởi tầng lớp tinh hoa trong nỗ lực đạt đến và duy trì quyền lực của họ. Dựa trên những bằng chứng mà chúng tôi sẽ thảo luận dưới đây, đó hoàn toàn có thể là một đánh giá chính xác.

echcc 186
© Sott.net"Thiên Mệnh" trong tiếng Hán nghĩa là quyền trị vì của nhà vua (Mệnh) được ban xuống bởi Trời (Thiên)
Nếu quần chúng nhân loại nhận thức được nguyên nhân thực sự của những hiện tượng đó, nhận thức đó không chỉ dẫn đến việc nhận ra sự bất lực của giới tinh hoa, mà còn dẫn đến sự kết thúc của "Thiên Mệnh" mà họ có. Khái niệm Thiên Mệnh bắt nguồn từ thời nhà Chu và vẫn phổ biến ở Trung Quốc đương đại:
Người Trung Quốc tin rằng một hoàng đế chỉ có thể trị vì khi ông ta có Thiên Mệnh, nghĩa là khi ông ta "chăm sóc thần dân" của mình. Nếu vì bất cứ lý do gì ông ta không chăm lo được cho thần dân, Trời sẽ rút lại Thiên Mệnh và vị hoàng đế đó và nhiều khả năng là cả triều đại của ông ta sẽ bị lật đổ... Thiên Mệnh sẽ được coi là đã bị rút lại khi bầu trời tối sầm, mùa màng thất bát và nạn đói hoành hành mang lại cái chết cho một số lớn người dân. Hoàng đế, dù có lỗi hay không, sẽ bị đổ lỗi vì đã không làm tròn sứ mệnh của mình. Sau một thiên tai gây ra bởi bụi vũ trụ, biến động về chính trị có thể dễ dàng dẫn đến việc phế truất chế độ cầm quyền.
Dĩ nhiên, khi những dấu hiệu rắc rối đầu tiên xuất hiện, người dân muốn tin rằng chính phủ của họ (hoàng đế và các triều thần của ông ta) có đủ sức mạnh - hay sự tinh khiết - để kiềm chế thiên nhiên, khiến cho lũ lụt, cháy rừng, động đất và núi lửa phun trào ngừng lại và mọi thứ trở lại bình thường. Giới tinh hoa lãnh đạo lợi dụng tình trạng này bằng cách nhanh chóng xác định một đối tượng có lỗi nào đó, có thể là các quốc gia khác, hay một nhóm thiểu số nào đó trong đất nước của họ, hay các đối thủ tranh giành quyền lực của họ, hay bất cứ đối tượng nào mà họ cho là phù hợp - kể cả những người đang chỉ ra rằng rất có thể chính sự đồi bại của giới tinh hoa đã mang lại tất cả những thảm họa đó - tất cả để đánh lạc hướng quần chúng khỏi nhận thức về lỗi lầm và trách nhiệm của chính họ.

Điều này có nghĩa là một thời kỳ như vậy có thể sẽ đi kèm với chiến tranh liên miên cùng thuế má nặng nề, sự kỳ thị, khủng bố nhóm này hay nhóm khác, và nói chung là sự gia tăng của hiềm khích xã hội và loạn lạc, cho đến khi cuối cùng, vào một ngày nào đó, toàn thể quần chúng bừng tỉnh, nhìn ra rằng những kẻ cai trị họ đã hành xử rất tồi tệ, đặt trách nhiệm lên đầu chính những kẻ đó và xử lý chúng. Sự hủy diệt hoàn toàn của các nền văn minh cũ trong lịch sử luôn diễn ra khi quần chúng ở trong trạng thái tâm lý đám đông, như tác giả Gustave Le Bon đã viết:
Một đám đông có thể dễ dàng đóng vai trò của đao phủ, và cũng dễ dàng như vậy đóng vai trò người tử vì đạo. Chính đám đông là nguồn cung cấp những dòng suối máu cần thiết cho mọi niềm tin cuồng tín.
Chương 33. Che đậy

Có rất ít khả năng giới tinh hoa tin vào những thứ dối trá mà họ lan truyền thông qua khoa học và truyền thông chính thống. Điều này đặc biệt đúng đối với trò lừa đảo mang tên sự nóng lên toàn cầu do con người gây ra. Trong đoạn văn sau, chúng ta sẽ thấy rằng ít nhất một số thành viên của giới tinh hoa rõ ràng là biết điều gì đang xảy ra và sẽ xảy ra (cũng là điều mà họ đang cố gắng che giấu một cách tuyệt vọng). Nhưng chúng ta cũng sẽ thấy rằng họ có vẻ như thiếu một vài mẩu thông tin thiết yếu.

echcc Abbildung 187
Một tác phẩm tuyên truyền xuất sắc cho trò lừa đảo "Nóng lên toàn cầu do con người gây ra"
Ngay từ 2003, trong khi truyền thông chính thống đang nhồi nhét trò lừa đảo nóng lên toàn cầu vào đầu óc quần chúng, giới tinh hoa đã bắt đầu chuẩn bị cho kịch bản ngược lại. Giữa hàng mớ những hình ảnh trịch thượng và gây sợ hãi như một con gấu bắc cực cố bám vào mẩu băng sắp tan một cách tuyệt vọng (hình dưới), đại dương dâng lên nhấn chìm tượng Nữ thần Tự do, các sông băng trên dãy Himalaya tan chảy và rắm bò tạo ra khí CO2, Lầu Năm Góc xem xét một cách nghiêm túc viễn cảnh của sự lạnh đi toàn cầu:
Lầu Năm Góc công bố một bản báo cáo gây tranh cãi mang tên "Một Kịch bản Biến đổi Khí hậu Đột ngột và Hệ quả của nó tới An ninh Quốc gia Hoa Kỳ". Bản báo cáo giải thích bằng cách nào sự nóng lên toàn cầu có thể dẫn đến sự lạnh đi toàn cầu cực kỳ nhanh chóng và thảm khốc thông qua các cơ chế như sự chậm lại của dòng hải lưu nước sâu bắc Đại Tây Dương.
~ Schwartz, P. & Randall, D., An Abrupt Climate Change Scenario and Its Implications for United States National Security, tháng 10/2003
Dĩ nhiên, bản báo cáo này bỏ qua các nguyên nhân thực sự của sự lạnh đi toàn cầu và chỉ nhắc đến nó trong bối cảnh "sự nóng lên toàn cầu do con người gây ra" ! Thiếu sót này có thể là cố gắng giữ thể diện bằng cách duy trì câu chuyện cổ tích về sự nóng lên toàn cầu do con người gây ra, hoặc nó có thể là một trường hợp cố ý che đậy nguyên nhân thực sự. Dù thế nào đi nữa, những hệ quả nêu ra trong bản báo cáo này có vẻ được chính Lầu Năm Góc xem xét một cách nghiêm túc.

Thêm vào đó, vào năm 2010, trong khi giới tinh hoa thực hiện thuế carbon và thu về hàng tỷ đôla từ các khoản tín dụng carbon, họ cũng ngấm ngầm xem xét vấn đề lạnh đi toàn cầu:
Hội thảo Bilderberg lần thứ 58 sẽ diễn ra tại Sitges, Tây Ban Nha 3-6 tháng 6, 2010. Hội thảo sẽ chủ yếu xem xét các chủ đề Cải cách Tài chính, An ninh, Công nghệ mạng, Năng lượng, Pakistan, Afghanistan, Vấn nạn Thực phẩm Toàn cầu, Sự Lạnh đi Toàn cầu, Mạng Xã hội, Khoa học Y tế, Quan hệ EU và Hoa Kỳ.
~ Delingpole, J., "Global Cooling and the New World Order", The Telegraph (26/09/2010)
ECHCC 188 Hotel Dolce Sitges, south of Barcelona, venue for the 2010 Bilderberg meeting
Khách sạn Dolce Sitges, nam Barcelona, địa điểm của Hội thảo Bilderberg năm 2010
Thực ra, ngay từ năm 1974, CIA đã chuẩn bị cho một kỷ nguyên băng hà mới. Nhưng giới tinh hoa không đơn giản chỉ giới hạn bản thân họ trong các cuộc thảo luận lý thuyết về một viễn cảnh lạnh đi toàn cầu có thể xảy ra: họ hành động dựa trên tri thức này. Một trong những điểm thú vị nhất trong phản ứng của họ là việc xây dựng những cái gọi là ngân hàng hạt giống. Một cấu trúc như vậy được xây dựng gần đây trong dãy Himalaya.
Trong một toà nhà bằng đá lát gỗ trên đỉnh một ngọn núi đóng băng quanh năm ở Ladakh, trên con đường từ Leh đến Hồ Pangong, hạt giống hoa quả và các loại cây khác được niêm phong trong các túi chống ẩm nằm trên các giá thép."Đây là công việc kiểu xây dựng Con thuyền Noah," William Selvamurthy nói. Ông là một nhà khoa học cao cấp, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu sinh học tại Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ, tổ chức đã tài trợ cho hầm hạt giống Chang-La.
echcc Abbildung 189
© thehindu.comPhần trên mặt đất của ngân hàng hạt giống Chang-la
Ngoài "Con thuyền Noah" ở Ladakh, còn có cơ sở ngầm khổng lồ được xây dựng tại Svalbard, Na Uy (hình dưới),và được tài trợ bởi những "người trong cuộc" như DavidRockefeller, Bill Gates và Monsanto. Họ đã đầu tư hàng triệu đôla vào dự án này. Các hạt giống được bảo quản thật là tốt:
Năm 2006, khi mà hầu hết mọi người trong hoàn cảnh đó sẽ nghĩ đến việc về nghỉ hưu ở một hòn đảo Thái Bình Dương yên tĩnh, Bill Gates quyết định cống hiến năng lực của mình cho Quỹ Bill và Melinda Gates của ông, quỹ tư nhân "minh bạch" lớn nhất thế giới như nó tự nhận, với số vốn khổng lồ 34,6 tỷ đôla. Không có dự án nào đáng chú ý tại thời điểm này hơn một dự án kỳ lạ ở một trong những địa điểm hẻo lánh nhất của thế giới, Svalbard. Bill Gates đầu tư hàng triệu đôla vào một ngân hàng hạt giống trên bờ biển Barents gần Bắc Băng Dương, cách cực bắc khoảng 1.100 km. Trên hòn đảo bị Chúa bỏ quên này, Bill Gates đầu tư hàng chục triệu đôla của ông ta cùng với Quỹ Rockefeller, Tập đoàn Monsanto, Quỹ Syngenta và chính quyền Na Uy cùng nhiều tổ chức khác, vào cái gọi là "ngân hàng hạt giống ngày tận thế". Cơ sở này sẽ có cửa bảo vệ hai lớp chống nổ với cảm biến phát hiện chuyển động, hai lớp khóa khí và tường bê tông cốt thép dày một mét. Nó sẽ chứa tới ba triệu loại hạt giống khác nhau từ khắp thế giới, "để sự đa dạng cây trồng có thể được bảo tồn cho tương lai", theo lời tuyên bố của chính phủ Na Uy. Hạt giống sẽ được niêm phong đặc biệt để chống ẩm. Sẽ không có nhân viên thường trực nào ở đây, nhưng địa điểm hẻo lánh của cơ sở này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi bất cứ hoạt động con người nào.
Svalbard Global Seed Vault
© EarthSkyPhần trên mặt đất của "Ngân hàng Hạt giống" Svalbard
Có điều gì đó không đúng lắm ở đây. Thông cáo báo chí nêu rõ: "để sự đa dạng thực vật có thể được bảo tồn cho tương lai." Tương lai nào mà các nhà tài trợ ngân hàng hạt giống dự đoán có thể đe dọa sự tồn tại của các hạt giống hiện có trên toàn thế giới ? Tại sao phải xây các hầm hạt giống mới khi đã có nhiều ngân hàng hạt giống sẵn có trên khắp thế giới ?

Đồng thời, chúng ta cũng có thể đặt câu hỏi một cách hợp lý: tại sao Monsanto đầu tư hàng triệu đôla vào một "hầm hạt giống" trong khi họ đang hủy diệt các hạt giống hiện có trên khắp thế giới thông qua sự phát tán hạt giống biến đổi gen của họ ? Tại sao Bill Gates lại từ bỏ sự nghiệp sáng lạn của mình và đầu tư hàng triệu đôla vào "hầm hạt giống" ? Từ khi nào dòng họ Rockefellersbắt đầu quan tâm đến hậu thế để nghĩ tới việc bảo tồn di sản thực vật cho nhân loại vậy ? Chúng ta còn có thể tự hỏi có phải giới tinh hoa thực ra đang dùng các dự án hầm hạt giống như một cái cớ hay một lớp vỏ để che giấu việc xây dựng các cơ sở ngầm khổng lồ trong lòng đất hay không ? Có phải giới tinh hoa nhận thức được tương lai ảm đạm đang đến gần và chuẩn bị cho sự sống còn của chính họ trong khi nói dối với đám quần chúng còn lại và làm họ càng dễ bị tổn thương hơn nữa trong những sự kiện sắp tới ?

Cùng với các hầm hạt giống, những cá nhân, công ty và quốc gia giàu có cũng có xu hướng tăng mạnh việc mua những mảnh đất lớn. Chúng ta có thể tự hỏi có phải hai hoạt động này được thúc đẩy bởi cùng một nguyên nhân hay không.
Nhiều tổ chức và phong trào bảo vệ nông dân đặt dấu hỏi có phải tổ chức Ngân hàng Thế giới đang đi đầu trong công cuộc giành đất trên toàn cầu không. Chính sách tư hữu hóa và tập trung hóa đất đai của Ngân hàng Thế giới đã cho phép nhiều tập đoàn từ Wall Street đến Singapore lấy đất đai từ các cộng đồng nông thôn trên khắp thế giới trong những năm qua.
Hiện tượng "giành đất" này đặc biệt nhắm vào đất đai ở nam bán cầu (Châu Mỹ Latin và Châu Phi). Tùy theo nguồn, các ước tính về công cuộc giành đất này đưa ra con số 50 đến 80 triệu hecta trong vài năm qua.
ECHCC 191 Puerto Casado, one of the villages included in the land purchased by Korean tycoon Sun Myung Moon
Puerto Casado, một trong những ngôi làng trong vùng đất được mua bởi tỷ phú Hàn Quốc Sun Myung Moon
Một số ví dụ đáng chú ý trong công cuộc giành đất này. Gia đình Bush mua một trang trại 45.000 hecta ở Paraguay vào năm 2006. Năm 1999, Sun Myung Moon mua 600.000 hecta đất cũng trong vùng đó của Paraguay, giành quyền kiểm soát một trong những khu nước ngầm lớn nhất ở Châu Mỹ Latin.

Năm 2009, Hoàng tử Willem và Công chúa Maxima của Hà Lan mua 1.500 hecta tại Patagonia (nam Argentina). Năm 2007, Cơ quan Đầu tư Nước ngoài của New Zealand điều tra David de Rothschild về dự án đang được lên kế hoạch cho trang trại Banks Peninsula, với diện tích đất 442hecta mà Rothschild mua vào năm 2002. Ở Nam Sudan, một trong những phần tử giành đất nổi tiếng nhất là cựu đối tác của AIG Philippe Heilberg.Ông ta thu hút sự chú ý của tạp chí Rolling Stone với hành vi vơ vét đất đai rất tích cực ở các vùng có xung đột, đặc biệt là vùng cận Sahara của Châu Phi, nơi mà Heilberg lên kế hoạch đầu tư vào 800.000 hecta đất cùng với đối tác là nhiều viên tướng và quan chức hàng đầu của Nam Sudan.

Ngành kinh doanh giành đất này phát triển đến mức nhiều công ty đã được thành lập chỉ để quảng bá cho hoạt động này. Ví dụ điển hình là hai công ty Pháp: Agrogeneration Group của Charles Beigbeder, công ty đã đầu tư mạnh vào việc mua đất ở Ukraine, và Pergam Finance của Olivier Combastet, công ty có trụ sở ở Nam Mỹ và dịch vụ của họ cho phép các khách hàng quốc tế có cơ hội mua đất tại Argentina, Chile và Uruguay. Một số nhà quan sát cho rằng những thương vụ đầu tư lớn này ở những vùng xa xôi hẻo lánh không phải để tìm kiếm lợi nhuận mà là do sự sợ hãi:
Có vẻ khá kỳ lạ khi mà vào năm 2011, có ai lại nghĩ đến việc bỏ tiền vào những khoản đầu tư có vẻ như hấp dẫn từ cả trăm năm trước. Thế nhưng có một thứ đang lan tỏa trong không khí - đó là nỗi sợ. Nhà quản lý quỹ đầu tư và những người khác như ông ta hình dung một kịch bản ngày tận thế được kích hoạt bởi đồng đôla yếu, tỷ lệ lạm phát "cao hơn bạn nghĩ" và một bầu không khí chính trị bất an cả trong và ngoài nước.
Đoạn dưới đây cung cấp một cái nhìn thoáng qua vào tâm trí của giới tinh hoa, cách họ nhìn nhận về tương lai và cách họ dự định sẽ đối mặt với nó:
Tòa nhà của Al Corbi ở Hollywood Hills có đủ theo thông lệ những bức tường trắng phủ kín bởi tranh nghệ thuật và những cửa sổ trên tầng cao cung cấp một tầm nhìn ngoạn mục về phía trung tâm thành phố Los Angeles. Nhưng thực ra nó có nhiều điểm chung với trụ sở chính của NSA hơn là với các tòa nhà khác trong cùng khu. Gia đình Corbi không cần mang chìa khóa (nhờ phần mềm nhận dạng sinh trắc học), không sợ động đất (nhờ thiết kế bê tông cốt thép cắm sâu 10 mét vào đỉnh ngọn đồi tư nhân) và họ ngủ ngon trong một "ngôi nhà ở trong ngôi nhà": một cụm phòng thiết kế chống đạn pháo rộng 230 mét vuông mà Corbi gọi là "lõi an toàn".

Bệnh hoang tưởng ? Có lẽ. Nhưng cũng ngày càng trở nên phổ biến hơn. Các công nghệ an ninh hiện đại - nhiều cái được thiết kế cho quân sự nhưng nghe như là chúng đến thẳng từ bộ phim James Bond - đã tìm đường vào các ngôi nhà dân sự của những người chủ lắm tiền. . .

Chris Pollack, chủ tịch công ty Pollack&Partners, một công ty tư vấn thiết kế và xây dựng có trụ sở tại Purchase,New York, nói rằng trong khi khía cạnh an ninh bao giờ cũng là điều tất nhiên khi xây nhà cho những khách hàng cực giàu của ông ta, số tiền chi cho việc phòng vệ tư gia đã gia tăng đáng kể trong 5 năm qua. . . .

Phòng an toàn đã trải qua một quá trình tiến hóa công nghệ cao khiến cho những bộ phim Jodie Foster cũ trở nên lỗi thời. Một nhà văn nổi tiếng không muốn nên tên đã trang bị cho ngôi nhà ở Nam Florida của ông ta hệ thống báo động ngoại vi, cảm biến phát hiện chuyển động tại tất cả các phòng và cầu thang, và cảm biến nhiệt có thể phát hiện sự thay đổi nhiệt độ không khí khi có đối tượng lại gần. Khi điều tồi tệ nhất xảy ra: Phòng ngủ chính ở tầng ba được thiết kế thành một khu an toàn rộng 230 mét vuông. Công tắc khẩn cấp được đặt khắp tòa nhà có thể đóng kín toàn bộ không gian, khóa ba lối vào với cửa thép chịu lực đồng thời báo động cho đồn cảnh sát địa phương. Đi xa hơn nữa, phòng tắm trong phòng ngủ chính đóng luôn vai trò của một lõi an toàn bên trong khu an toàn, bảo vệ bởi một hệ thống phòng vệ tư gia tự động với đầy đủ vũ khí. May mắn là nó chưa bao giờ được dùng đến. . . .

Các công ty xây nhà siêu sang đã phát hiện người mua sẽ trả rất nhiều tiền cho những khu biệt thự được phòng vệ tối tân như vậy. Một biệt thự ở khu vực siêu giàu Indian Creek Island tại Miami, hoàn thành đầu năm 2012,có một phòng an toàn với đầy đủ trang thiết bị hoạt động từ máy phát điện của riêng nó, một hầm rượu trang bị phần mềm nhận dạng khuôn mặt và một hệ thống giám sát hồng ngoại. Biệt thự đó được bán vào năm ngoái với giá $47 triệu - giá cao nhất từng có cho một ngôi nhà ở Quận Miami-Dade. . . .

Corbi nói công ty của ông ta có các dự án đang tiến hành phục vụ cho những khách hàng hay lo lắng như vậy trên khắp 4 lục địa. Những hầm ngầm ấy có thể rộng đến hàng ngàn mét vuông và sâu đến 30 tầng vào trong lòng đất. Thông thường chúng được giấu kín, chỉ được truy cập bởi các lối đi bí mật như lò sưởi xoay và sàn nhà nâng lên để lộ cầu thang ngầm.

Nhà riêng của Corbi có một khu như vậy ở tầng hầm - một khu vực được dùng luôn làm hầm rượu. Nếu "lõi an toàn" bị xâm phạm hoặc sân bay trực thăng trên sân thượng (có hợp đồng sơ tán ký với một công ty trực thăng ở địa phương) không thể truy cập được thì cả gia đình có thể rút lui vào khu hầm ngầm này để tránh thảm họa thiên nhiên, phóng xạ hạt nhân, hoặc xung điện từ từ mặt trời.
Trong khi các tỷ phú chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống tồi tệ nhất, họ tuyên bố là mọi thứ đều ổn cả. Họ đẩy quần chúng theo hướng sai lầm, thúc giục họ mua điều hòa nhiệt độ để chuẩn bị cho sự nóng lên toàn cầu trong khi lẽ ra họ nên mua bếp đốt củi để đối mặt với sự lạnh đi toàn cầu. Dĩ nhiên, nếu những người bình thường nhận thức được và bắt đầu "chuẩn bị", họ sẽ bị dán nhãn là "những phần tử vô chính phủ nguy hiểm".