Kühlturm Blitz
© Adapted from ‘Eagle 9359’-FlickrSét đánh vào tháp làm nguội của nhà máy điện nguyên tử Salem (19/8/2011).
Chương 21: Sự gia tăng trong hoạt động sao chổi (tiếp)

Ngụy trang ý đồ từ vũ trụ

Phản ứng của truyền thông chính thống đối với sự gia tăng của các thiên thể bay vào Trái Đất cũng tương tự như phản ứng của họ đối với sự gia tăng của bụi khí quyển: họ giảm thiểu mức độ của hiện tượng và đổ lỗi cho hoạt động con người. Nhưng thật đáng buồn cho các nhà chức trách, sự phổ biến của điện thoại di động trang bị máy ảnh đã cung cấp rất nhiều bằng chứng rằng một số thiên thạch kích thước khá lớn đang rơi xuống Trái Đất, với những tường thuật mới về các quả cầu lửa ngoạn mục xuất hiện gần như hàng ngày. Khi mà họ không thể chối bỏ chúng hoàn toàn nữa, giới truyền thông buộc phải đi tìm những lời giải thích hợp lý để giảm bớt nỗi lo sợ mà người dân chắc chắn sẽ có về những gì mà họ đang chứng kiến.

Vì vậy, các nhà chức trách giờ thường xuyên phải tuyên bố họ đang tiến hành những cuộc "thử tên lửa" kỳ quái không báo trước, và phải đối phó với những "sự cố" cũng lạ lùng không kém để giải thích các "tiếng nổ siêu âm" và "động đất kèm tiếng nổ" thường đi kèm trong lời kể của các nhân chứng và thước phim quay những quả cầu lửa biến đêm thành ngày trên bầu trời ở các vùng đông dân cư. Một lời giải thích khác cũng khá thường xuyên được đưa ra là "rác vũ trụ rơi xuống".

Việc giới truyền thông che đậy sự gia tăng trong hoạt động sao chổi bằng cách đánh đồng chúng với tên lửa quân sự hay rác vũ trụ khiến những gì được viết trong đoạn dưới đây vào năm 1996 trở nên gần như lời tiên tri:
. . . các nền văn hóa Thiên Chúa giáo, Hồi giáo và Do Thái kể từ thời Phục Hưng ở châu Âu đều đã chuyển sang áp dụng một lập trường chống khải huyền vô lý. Họ có vẻ như không biết gì về môn khoa học nghiên cứu về thảm họa đang phát triển. Lịch sử giờ đây có vẻ như đang lặp lại chính nó: Cần đến Thời đại Vũ trụ để làm sống lại tiếng nói lý trí của Platon, nhưng lần này nó xuất hiện trong một môi trường hiện đại, chống cực đoan, chống khải huyền mà các chính phủ có thể không có khả năng kiểm soát, cũng giống như trước kia. . . . Nói một cách khác, những người theo trường phái hoài nghi (hay trường phái ngụy biện hiện đại) sẽ bảo rằng chúng ta không cần mối đe dọa vũ trụ để ngụy trang những ý đồ Chiến Tranh Lạnh; mà ngược lại chúng ta cần Chiến Tranh Lạnh để ngụy trang những ý đồ từ vũ trụ! [Chữ in đậm trong bản gốc]
Vấn đề là ở chỗ, khác với những tên lửa thông thường, các mảnh sao chổi, do hoạt động điện của chúng, đi kèm với trường điện từ mạnh có thể sinh ra những tia sét giữa thiên thể đang rơi xuống và bề mặt Trái Đất, và có thể nướng chín thiết bị điện trên một diện tích rộng. Một cách tự nhiên, chúng ta tự hỏi liệu điều này có liên quan đến việc giới truyền thông thường xuyên nhắc đến, kể từ khoảng năm 2008, việc nghiên cứu phát triển vũ khí xung điện từ (EMP) bởi Hoa Kỳ, Israel, Trung Quốc, Hàn Quốc và đối tượng quen thuộc, Iran? Nguồn tin về sự phát triển vũ khí EMP của Iran đã tuyên bố như sau:
EMP là việc cho nổ một thiết bị hạt nhân ở trên bầu khí quyển nhằm tạo ra đủ bức xạ để phá hỏng các hệ thống điện.
Do bầu khí quyển của chúng ta đóng vai trò lá chắn, sao chổi dễ bị nổ tung trên không hơn là va chạm trực tiếp với mặt đất nhiều, và nó có thể dễ dàng bị nhầm thành một "vụ nổ hạt nhân trên bầu khí quyển". Và xung điện từ tạo ra bởi một vụ nổ như vậy dĩ nhiên có thể được đổ cho "tên lửa EMP của Iran". Ngoài việc "ngụy trang ý đồ từ vũ trụ", một câu chuyện bịa đặt về vũ khí EMP của Iran sẽ cung cấp lý do cho Hoa Kỳ và Israel tấn công Iran. Hay ít nhất, nó cũng sẽ hướng cho dân chúng (ít nhất là bên trong Hoa Kỳ) tập trung vào kẻ thù "ở đằng kia" hơn là kẻ thù thực sự, và do đó, khiến họ càng phụ thuộc vào sự bảo vệ của nhà chức trách. Tuy nhiên, các "nhà chức trách" của chúng ta không thể bảo vệ chúng ta khỏi mối đe dọa từ vũ trụ. Ngược lại, như chúng ta sẽ thấy, họ có thể còn đóng vai trò chính trong việc mang lại mối đe dọa ấy.
EMP Impulse Reichweite
© Metatech corp.Điện trường tối đa theo lý thuyết tạo ra bởi xung điện từ trên cao. Độ cao vụ nổ là 75 km.
Một loạt "tiết lộ" gần đây về vũ khí EMP mới còn đáng ngờ hơn nữa bởi vì yếu tố chính tạo ra xung điện từ là vũ khí hạt nhân. Hiệu ứng này đã được nghĩ tới từ thời cuộc thử nghiệm Trinity của Dự án Manhattan trên sa mạc ở New Mexico vào ngày 16/7/1945, khi quả bom nguyên tử đầu tiên được nổ. Các thiết bị điện của họ được bảo vệ về mặt điện từ bởi vì nhà khoa học Enrico Fermi trong dự án đã dự đoán rằng một xung điện từ sẽ phát ra cùng với vụ nổ. Đến những năm 1960, xung điện từ tạo ra bởi các vụ nổ hạt nhân và hiệu ứng hủy hoại của nó đối với thiết bị điện và điện tử đã được đo đạc và ghi chép rất kỹ càng. Nói một cách đơn giản, vũ khí nguyên tử là vũ khí EMP, một điều đã được biết rõ từ hơn nửa thế kỷ nay. Vậy tại ra giới truyền thông lại mô tả bom EMP như một loại vũ khí "mới được phát hiện"? Tại sao làm rùm beng lên về việc nửa tá quốc gia đột nhiên có ý tưởng phát triển bom EMP đúng vào lúc có sự gia tăng đáng kể trong số lượng sao chổi và cầu lửa được ghi nhận?

Một đặc điểm nữa của mô hình vũ trụ điện mà chúng tôi đã nói ở những chương trước là sự nối đất của Mặt Trời gây ra bởi Nemesis làm suy giảm điện trường giữa bề mặt Trái Đất và tầng điện ly của nó (điện trường khí quyển). Điện trường này, thông qua những tác động điện nó gây ra đối với các thiên thạch đi vào khí quyển, đóng vai trò như một lá chắn bảo vệ:
Nếu một vật thể có điện thế khác đi xuyên qua ranh giới lớp kép và đi vào vùng plasma bao quanh một hành tinh, điện tích sẽ dịch chuyển để tìm cách cân bằng sự khác biệt điện thế. Sự phóng điện sẽ xảy ra. Do vậy, nếu một vật thể khác, ví dụ một thiên thạch lớn, tiểu hành tinh hay sao chổi đi đủ gần Trái Đất để xuyên qua lớp vỏ plasma của chúng ta, sự phóng điện dữ dội sẽ xảy ra giữa Trái Đất và vật thể đó. Dĩ nhiên, sẽ là rất không may nếu ai đó đứng trên mặt đất tại điểm xuất phát, hoặc điểm kết thúc, của tia phóng điện khổng lồ như vậy. Nhưng bản thân sự phóng điện khổng lồ đó có thể làm chệch hướng vật thể hoặc phá vỡ nó, và thông qua đó bảo vệ Trái Đất khỏi va chạm. Không may là những tia lửa điện cực lớn như vậy chắc chắn sẽ gây ra vết sẹo trên bề mặt cả hai vật thể. Một vật thể nhỏ sẽ bị vỡ thành nhiều mảnh bởi sự phóng điện. Có nhiều khả năng đây là điều đã xảy ra đối với sao chổi Shoemaker-Levy 9 khi nó đi vào lớp vỏ plasma khổng lồ của Sao Mộc vài năm trước.
Lưu ý là cùng một hiện tượng như vậy xảy ra ở cấp độ hệ mặt trời. Do sự suy giảm của hoạt động mặt trời, các sao chổi đi vào hệ mặt trời chỉ phải chịu một điện trường nhỏ hơn và stress điện nhỏ hơn, do đó ít có khả năng bị vỡ hoặc phân rã hơn.

Nếu đám mây sao chổi của Nemesis đang đến gần, khả năng gặp phải những tiểu hành tinh ngày càng lớn sẽ gia tăng và do sự suy yếu của điện trường trong nhật quyển và trong khí quyển, xác suất chúng có thể đi đến gần bề mặt Trái Đất để gây ra vụ nổ trong khí quyển hoặc thậm chí va chạm với mặt đất sẽ tăng lên.

Do vậy, trong mô hình vũ trụ điện này, chúng ta thấy rằng Nemesis và đám mây sao chổi của nó gây ra mối đe dọa va chạm sao chổi đối với hành tinh của chúng ta đồng thời vô hiệu hóa chính cơ chế bảo vệ mà hành tinh và hệ mặt trời chúng ta có để chống lại mối đe dọa ấy.

Chúng ta nên nhớ rằng đây không phải là tình huống một vật thể lớn duy nhất rơi xuống một địa điểm nào đó như thường được mô tả trong một số phim Hollywood. Có nhiều khả năng đây là chuyện đi xuyên qua những đám mây khổng lồ - tạo thành từ bụi và mảnh sao chổi với nhiều kích cỡ khác nhau (có thể đến cả những sao chổi nguyên vẹn, đường kính vài km) - nơi mà chúng ta có thể trông đợi sẽ gặp phải vô số vật thể trong một khoảng thời gian dài. Những đợt bắn phá từ sao chổi như vậy thực sự có thể kéo dài hàng thế kỷ nếu không nói là cả thiên niên kỷ. Nhà địa chất David Jolley phát hiện ra rằng sự tuyệt chủng của khủng long (ở ranh giới kỷ Cretaceous-Paleogene khoảng 65 triệu năm trước) là do một đợt bắn phá từ sao chổi kéo dài nhiều thiên niên kỷ:
Khoảng thời gian rất ngắn, chỉ 2000 - 5000 năm, giữa hai va chạm của tiểu hành tinh lớn với Trái Đất ở gần ranh giới kỷ K-Pg boundary giới hạn những cơ chế khả dĩ mang lại vật thể va chạm bởi vì nó đòi hỏi phải có xác suất lớn của việc nhiều vật thể lớn được đưa vào bên trong hệ mặt trời trong vòng vài ngàn năm.
Einschlagskrater
© David JolleyBản đồ ba địa điểm va chạm chính: Chicxulub, Boltysh và Deccan vào thời điểm các sự kiện Cretaceous-Paleogene (K-Pg).
Lưu ý rằng một đợt bắn phá kéo dài từ sao chổi với nhiều vật thể cũng giải thích tại sao có lượng iridium lớn ở ranh giới K-Pg tìm thấy khắp nơi trên Trái Đất (một vụ va chạm duy nhất sẽ chỉ làm tăng lượng iridium tại một địa điểm).

Tác động từ khoảng cách xa: sự phóng điện

Chừng nào những thiên thạch ấy cứ phóng điện, phân mảnh và nổ tung ở trên đó, chúng không gây ra mối nguy hiểm nào cho chúng ta ở dưới này, phải không? Điều này từ lâu được cho là đúng, nhưng có thể không phải vậy.

Có nhiều tường thuật về cầu lửa từ thiên thạch trên bầu trời Colorado khi những vụ cháy rừng gây thiệt hại lớn xảy ra ở đó vào tháng 6/2012. Một nhân viên chỉ huy cứu hỏa còn nói rằng có những mảnh thiên thạch rơi xuống đất. Chính thức mà nói, mảnh thiên thạch không được cho là còn nóng đỏ khi chúng rơi xuống đất, nhưng nhiều báo cáo gần đây mâu thuẫn với giả định rằng các mảnh thiên thạch phải lạnh băng từ trước khi chúng đến được mặt đất. Khi chúng ta xem xét những dữ liệu có được về các vụ cháy rừng ở Hoa Kỳ trong khoảng thời gian 2001 - 2012, có thể thấy một xu hướng đi lên rõ ràng, mặc dù điều này không nhất thiết chứng tỏ rằng số lượng gia tăng của các quả cầu lửa từ thiên thạch trực tiếp làm gia tăng số vụ cháy rừng. Những yếu tố khác có thể có liên quan, một trong số đó là sự gia tăng của hoạt động phóng điện dưới dạng sét, nguyên nhân truyền thống của nhiều vụ cháy rừng.

Một hiện tượng nữa là sự gia tăng rất rõ của những vụ nổ không rõ nguyên nhân trên mặt đất, một phần trong số đó là vụ nổ hoặc cháy tại các nhà máy công nghiệp. Có gần 40 vụ việc như vậy, bao gồm 5 vụ tại các nhà máy sản xuất phân bón, từ tháng 4 đến tháng 8/2013:

Ngày tháng Địa điểm Chết / Bị thương Hoạt động Ghi chú
18/4 West, Texas 15 / hàng trăm Phân bón Sét đánh
14/6 Donaldsville, Louisiana 1 / vài người Phân bón .
24/6 Union Mills Indiana 1 / 2 Phân bón .
29/7 Sơn Đông, Trung Quốc Không rõ Chất nổ .
6/8 Horlivka, Ukraine 5 / 3 Phân bón .
4/8 Bartow County, Georgia 0 / 2 Nhà máy điện .
17/4 Mount Isa, Úc 0 / 0 Sulphuric acid .
22/4 Dexter, Michigan 1 / 1 Nước thải .
26/4 Shakopee, Minnesota 0 / 0 Phân xanh .
1/5 Mishazi, Trung Quốc 119/54 Gia cầm .
1/5 Newmarket, Canada 0 / 6 Sản xuất cửa .
7/5 Eufaula, Oklahoma 0 / 2 Phun cát làm sạch Hai tiếng nổ
7/5 Cartersville, Georgia 0 / 0 Nhà máy điện Tiếng nổ siêu âm
13/5 Putnam, West Virginia 0 / 2 Kho chứa acetylene .
15/5 Cheyenne, Wyoming 0 / 0 Nhà máy điện .
23/5 Ramat Hovav, Israel 1 / 31 Dược phẩm .
2/6 Seward, Illinois 0 / 1 Hexachlorodisilane .
17/6 Postville, Iowa 0 / 3 Tấm plastic .
19/6 Montreal, Canada 2 / 0 Pháo hoa .
20/6 Foley, Alabama 0 / 2 Động cơ máy bay .
23/6 Pundong, Trung Quốc Không rõ Acrylic acid .
28/6 Mt Bethel, Pennsylvania 0 / 0 Silicon .
5/7 Takoradi, Ghana 0 / 1 Nhà máy điện .
11/7 Suizhou, Trung Quốc 0 / 2 Hóa sinh .
16/7 Auburn, Tennessee 0 / 1 Chất nhiệt nhôm .
17/7 Auckland, New Zealand 0 / 0 Tái chế thép .
21/7 Sibley, Iowa 0 / 5 Gạch xây cống .
22/7 Nuevo Leon, Mexico 2 / 12 Thép .
23/7 Statesville, NC 0 / 1 Vật liệu composite .
24/7 Derry, Penn. 0 / 0 Hợp kim nickel .
25 / 7 Lowell, Arkansas 0 / 0 Tái chế .
30/7 Chương Châu, Trung Quốc 0 / 0 Paraxylene .
31/7 Tavares, Florida 0 / 8 Propane .
1 / 8 Makurdi, Nigeria 1 / 0 Xi măng .
6/8 Luhju, Đài Loan Không rõ Nitrocellulose .
6/8 Byram, Mississippi 0 / 0 Sơn kim loại .
11/8 Puerto la Cruz, Venezuela 0 / 0 Hóa dầu Sét

Thậm chí trước khi bắt đầu điều tra, lời giải thích chính thức trong tất cả những trường hợp đó đều viện đến những nguyên nhân na ná như nhau: phản ứng hóa chất, tai nạn, thiết bị hư hỏng, lỗi do con người, v.v... Mặc dù vậy, tôi muốn đề xuất rằng sự phóng điện hoặc va chạm từ mảnh sao chổi có thể là nguyên nhân, ít nhất là của một số trong những vụ nổ và đám cháy ấy. Hình dưới cho thấy khói và khí thải từ một nhà máy công nghiệp có thể có tác dụng thu hút sự phóng điện từ mảnh sao chổi.
Figure 85: Electric interactions between a meteor and a power plant
© Sott.netTương tác điện giữa một thiên thạch và một nhà máy.
A (hình bên trái): Một thiên thạch đi vào khí quyển. Điện tích dương (tương đối) của nó thu hút điện tích âm (electron tự do) từ nhà máy và ống khói kim loại. Những electron này bị bắt giữ bởi những hạt khói di chuyển chậm trong dòng khí thải, khiến cho điện tích của dòng khí thải vốn đã đầy ion âm càng trở nên âm hơn nữa. Thiên thạch mang điện tích dương và dòng khí thải mang điện tích âm hút lẫn nhau.

B (hình giữa): Khi sự khác biệt về điện tích đủ lớn, hoặc khoảng cách đủ nhỏ, một cú phóng điện khổng lồ xảy ra. Một tia sét phóng ngược lên (electrons chuyển từ dưới lên trên) trực tiếp kết nối ống khói và dòng khí thải của nó với thiên thạch.

C (hình phải): Tia sét để lại một dải mang điện tích âm trong khí quyển và nó thu hút những gì còn lại của thiên thạch mang điện tích dương về phía khu vực nhà máy. Lưu ý rằng thiên thạch có thể phân rã trước khi chạm đến mặt đất.

Các nhà máy sản xuất phân bón thải ra chlorine (Cl), nitrates (NO2) và nitrites (NO3). Cả ba phân tử này đều là những chất ôxy hóa mạnh; chúng có xu hướng bắt giữ thêm electron rất mạnh. Nếu chúng chưa ở dạng ion âm khi được thải ra thì chúng cũng có thể được ion hóa sau đó trong dòng khí thải. Nói chung, các nhà máy công nghiệp có xu hướng phóng ra những hạt "bắt giữ electrong" (hạt mang tính ôxy hóa cao) vào khí quyển.

Figure 86: Charge separation in the plume of a nuclear plant
© Sott.netPhân tách điện tích trong dòng khí thải của nhà máy điện nguyên tử.
Đó có lẽ là lý do tại sao khí thải từ nhà máy công nghiệp mang điện tích âm. Dòng khí thải do đó có tác dụng thu hút sự phóng điện từ thiên thạch và có thể cả chính các mảnh thiên thạch. Chúng hoạt động như những cột thu lôi theo nghĩa đen do chúng vươn cao lên bầu trời và mang điện tích ngược dấu với các thiên thạch. Điều này có thể giải thích cho một số trong các vụ nổ và cháy trong bảng dữ liệu ở trên, đặc biệt là khi sét hay tiếng nổ siêu âm được tường thuật lại bởi các nhân chứng.

Các nhà máy điện nguyên tử cũng có tính chất tương tự. Chúng phát ra bức xạ ion hóa, khiến các electron bị "bứt" khỏi phân tử, tạo thành các ion âm và dương. Trong dòng khí thải dẫn điện, các ion âm bị hút lên phía trên của dòng khí bởi tầng điện ly mang điện tích dương, trong khi các ion dương bị hút về phía chân của dòng khí bởi bề mặt mang điện tích âm của Trái Đất.

Thực tế rằng khí thải từ nhà máy điện nguyên tử chứa chủ yếu là hơi nước, một chất dẫn điện tốt, càng làm sự dịch chuyển của các ion như mô tả ở trên và sự di chuyển của electron từ mặt đất lên phía trên dòng khí được dễ dàng hơn.

Kühlturm Blitz
© Adapted from ‘Eagle 9359’-FlickrSét đánh vào tháp làm nguội của nhà máy điện nguyên tử Salem (19/8/2011).
Vào ngày 18/4/2013, nhà máy điện nguyên tử LaSalle tại Illinois trải qua một sự cố khác thường: hai lò phản ứng của nó phải ngừng hoạt động và thủ tục trút phóng xạ được thực hiện khi nó bị sét đánh. Tuy nhiên, từ năm 1992 đến 2003, các nhà máy điện của Hoa Kỳ bị sét đánh 66 lần, thế mà không một trường hợp nào gây hư hỏng thiết bị hay rò rỉ phóng xạ.

Vậy, điều gì thực sự đã xảy ra ở LaSalle? Có phải sự cố này đơn giản chỉ là do khiếm khuyết trong lớp cách nhiệt, như tuyên bố bởi Ủy ban Kiểm soát Hạt nhân Hoa Kỳ (NRC), hay là nguồn gốc của "tia sét" này là cái gì đó khác thường? Các nhà máy điện hạt nhân đều được bảo vệ rất chu đáo bởi thiết bị chống sét, nhưng sự phóng điện bởi mảnh sao chổi có hai điểm khác biệt lớn khi so sánh với những tia sét "bình thường": cực của chúng bị đảo ngược và cường độ của chúng có thể cao hơn rất nhiều. Sự gia tăng đều đặn của hoạt động sao chổi có thể gây ra nhiều sự cố như vậy hơn trong tương lai gần.

Nguy cơ dịch bệnh từ vũ trụ

Fossiles Diatom
© Wales News ServiceẢnh chụp qua kính hiển vi điện tử của một vi sinh vật hóa thạch trong một thiên thạch.
Thiên thạch rơi xuống mặt đất hoặc nổ tung trên bầu trời cùng sóng xung kích và sự phóng điện có liên quan không phải là những mối đe dọa duy nhất mà các tiểu hành tinh cắt ngang Trái Đất mang lại. Mỉa mai thay, một trong những ảnh hưởng tai hại nhất của sao chổi lại là thứ ít được quan tâm và nghiên cứu nhất. Fred Hoyle và Chandra Wickramasinghe đã chỉ ra việc virus có thể được lan truyền trong bầu khí quyển của Trái Đất bởi bụi trong dòng vật chất sao chổi như thế nào. Khi Trái Đất đi qua dòng sao chổi này, bụi và virus đi vào tầng trên của khí quyển Trái Đất, nơi chúng có thể lơ lửng trong hàng năm trời cho đến khi lực hấp dẫn kéo chúng xuống.

Vi sinh vật cũng có thể được đưa thẳng xuống bề mặt Trái Đất bởi thiên thạch. Đó là kết luận của Giáo sư Chandra Wickramasinghe nói đến ở trên, người đã xuất bản một bài viết chỉ ra sự có mặt của vi sinh vật hóa thạch trong một thiên thạch rơi xuống mặt đất trong thời gian gần đây. Wickramasinghe tiến hành nhiều thử nghiệm kỹ lưỡng để loại trừ mọi khả năng xâm nhiễm từ môi trường Trái Đất.

Nguồn gốc vũ trụ của một số vi sinh vật có thể giải thích tại sao rất nhiều loại virus mới bắt nguồn từ châu Á.. Khí quyển Trái Đất là mỏng nhất ở dãy Himalayas và các vùng xung quanh; do đó quá trình rơi xuống ở đó sẽ mất ít thời gian hơn. Nó cũng có thể giải thích tại sao những chủng loại virus mới thường ảnh hưởng các loài chim đầu tiên, như chúng ta thấy với rất nhiều virus cúm chim. Trong quá trình rơi xuống, vi sinh vật trước tiên lan truyền trên tầng cao, nơi chúng có thể lây nhiễm cho chim trước khi rơi xuống mặt đất. Thiên thạch mang theo virus cũng có thể giải thích tại sao đại dịch Justinian bắt đầu chỉ bốn năm sau sự kiện được cho là một vụ nổ thiên thạch lớn trên bầu trời vào năm 536 sau công nguyên tạo ra bức màn bụi kéo dài 18 tháng trên khắp Trái Đất. Nó cũng giải thích được đại dịch Cái Chết Đen vào năm 1347 khi mà trước đó có hoạt động sao chổi dữ dội.