Trong vài năm qua, một số "âm thanh kỳ quái trên bầu trời" (được mô tả dưới nhiều dạng như tiếng kèn, tiếng kim loại, tiếng rít, tiếng nổ tanh tách, v.v...) đã được thuật lại khắp nơi trên thế giới. Nguồn gốc của chúng còn chưa rõ, nhưng các nhân chứng đều mô tả chúng phát ra "từ trên trời" hoặc "từ dưới đất". Chúng khá ngắn, mỗi lần thường chỉ kéo dài vài phút, và mỗi lần được nghe thấy trong một vùng nhỏ, mặc dù có vẻ như chúng xảy ra đồng thời tại nhiều địa điểm khác nhau hoặc xảy ra thành cụm.
"Âm thanh kỳ quái" đầu tiên có vẻ như được thuật lại vào năm 2009, nhưng hiện tượng này chỉ thực sự thu hút sự chú ý của mọi người vào năm 2011 khi một âm thanh kỳ lạ được ghi âm lại ở Kiev, Ukraine, vào ngày 11/8. Kể từ đó, hàng trăm video với những âm thanh này đã được công bố trên Internet. Một nhà nghiên cứu nghiệp dư đã liệt kê 187 tường thuật về âm thanh kỳ quái trên trang web cá nhân của anh ta (xem hình dưới).
Một trong những trường hợp đáng chú ý của hiện tượng những âm thanh kỳ lạ này xảy ra năm 2011, trong một trận đấu bóng chày được chiếu trực tiếp trên TV tại Tampa, Florida. Hàng trăm ngàn người xem TV được nghe trực tiếp một âm thanh ma quái kéo dài hơn một phút.
Truyền thông chính thống và không chính thống đã giải thích hiện tượng này một cách đa dạng như "trò lừa bịp", "không rõ lý do", "chương trình vũ khí bí mật của chính phủ", "hoạt động của hệ thống HAARP" hoặc "kết quả của hoạt động xây dựng các căn cứ ngầm dưới lòng đất".
Những video giả, với âm thanh mô phỏng hoặc sao chép lại từ một số sự kiện thực, cũng đã được tung ra, tạo nên rất nhiều "hỏa mù" cho việc phân tích hiện tượng này. Một trong số ít những nhà khoa học xuất hiện trên truyền thông về chủ đề này là Elchin Khalilov.
Khalikov đưa ra lời giải thích sau cho những âm thanh kỳ quái được tường thuật trên khắp hành tinh này:
Theo ý kiến chúng tôi, nguồn gốc của sự xuất hiện các sóng âm thanh mạnh mẽ như vậy phải là những quá trình năng lượng có quy mô. Những quá trình như vậy thường là các vết lóa mặt trời mạnh và dòng năng lượng khổng lồ mà chúng tạo ra lao tới bề mặt Trái Đất, gây mất ổn định cho từ quyển, tầng điện ly và tầng trên của khí quyển. Do đó, có thể nói các tác động của vết lóa mặt trời lớn như sóng xung kích tạo bởi gió mặt trời lao vào bầu khí quyển, những dòng hạt cơ bản và sự bùng nổ của bức xạ điện từ là những nguyên nhân chính tạo ra các sóng âm thanh sau khi có hoạt động mặt trời gia tăng.Trong khi Khalikov chắc chắn có điểm đúng, ông cũng làm độc giả chệch hướng khi đổ nguyên nhân của những âm thanh kỳ lạ này cho "sự bùng phát trong hoạt động mặt trời như được thấy thông qua số lượng lớn và mức độ năng lượng cao của các vết lóa mặt trời kể từ giữa năm 2011."
Xét đến sự bùng phát trong hoạt động mặt trời như được thấy thông qua số lượng lớn và mức độ năng lượng cao của các vết lóa mặt trời kể từ giữa năm 2011, chúng ta có thể giả định có khả năng cao là sự gia tăng đáng kể trong hoạt động mặt trời đã tạo ra những âm thanh bất thường từ bầu trời.
Lưu ý rằng Khalikov nói đến vết lóa mặt trời chứ không phải vết đen mặt trời. Vậy chúng ta hãy cùng kiểm tra hoạt động của các vết lóa mặt trời trong những năm gần đây.
Như được thấy ở hình trên, hoạt động của vết lóa mặt trời đã gia tăng (một cách yếu ớt và không ổn định) kể từ năm 2011 (đường xanh lá cây thẳng đứng), mặc dù, như chúng ta đã thấy, chúng ta đang ở trong một chu kỳ mặt trời yếu một cách khác thường (SC24) và trước đó là một chu kỳ mặt trời yếu khác (SC23).
Các âm thanh kỳ lạ đã được tường thuật từ năm 2009. Kể từ đó, mỗi tháng có từ 0 đến 450 vết lóa mặt trời. Nếu, như Khalikov tuyên bố, sự gia tăng trong hoạt động vết lóa mặt trời là nguyên nhân của những âm thanh kỳ quái, thì tại sao chúng không được tường thuật vào năm 2000 khi số vết lóa mặt trời hàng tháng là từ 400 đến 800?
Ngoài việc giải thích nguyên nhân sai, Khalikov còn gây ra tác hại lớn với ngụ ý rằng lúc này mặt trời đang hoạt động mạnh một cách khác thường, trong khi sự thật là ngược lại.
Tuy nhiên, "sự mất ổn định của từ quyển, tầng điện ly và tầng trên của khí quyển" được nhắc đến bởi Khalikov có vẻ là một quan sát sát thực và hữu ích. Những "âm thanh kỳ quái" này có vẻ đúng là một dạng hiện tượng âm thanh điện nào đó.
Chúng không được truyền đi trong không khí như những tiếng nổ hay tiếng ì ầm được nghe thấy vài giây hay vài phút sau khi nhìn thấy một quả cầu lửa trên bầu trời. Thêm vào đó, không nên nhầm lẫn âm thanh điện với thính giác điện, thứ xảy ra do một dòng điện (với một tần số và cường độ nhất định) chạy qua cơ thể người.
Âm thanh điện lần đầu tiên được mô tả bởi nhà thiên văn học Edmund Halley, người thu thập các tường thuật về quả cầu lửa lớn từ thiên thạch được quan sát tại Anh vào năm 1719. Nhiều nhân chứng thuật lại những tiếng rít gió khi quả cầu lửa bay qua, như là nó bay qua rất gần. Nhưng theo tính toán bằng góc tam giác của Halley, quả cầu lửa bay ở độ cao 97 km. Ở độ cao đó, âm thanh mất 5 phút để đến bề mặt Trái Đất. Vậy làm thế nào giải thích việc các nhân chứng nghe và nhìn thấy thiên thạch này cùng một lúc? Halley bác bỏ điều này, coi đó là ảo tưởng của các nhân chứng do "đầu óc bị sợ hãi ám ảnh", và kết luận của ông ta trở thành kết luận chung của giới khoa học trong hàng thế kỷ, bất chấp có nhiều tường thuật lặp lại về những âm thanh điện xảy ra đồng thời với các cầu lửa từ thiên thạch.
Trong những năm 1940, một số nhà khoa học bắt đầu xem xét lại vấn đề dưới ánh sáng mới của vật lý, và đến thập kỷ 1980, nhà vật lý học người Úc Colin Keay đã chứng minh rằng các quả cầu lửa thực sự có thể tạo ra âm thanh điện. Keay phát hiện ra rằng, ngoài việc tạo ra ánh sáng, các quả cầu lửa cũng phát ra sóng điện từ tần số rất thấp (VLF). Sóng này di chuyển với tốc độ ánh sáng. Đó là nguyên nhân của việc tiếp nhận tín hiệu thị giác và thính giác cùng lúc như được tường thuật ở trên. Vào năm 1988, Watanabe và các cộng sự lần đầu tiên đo được tín hiệu VLF từ một cầu lửa từ thiên thạch.
Những tín hiệu VLF này là do nhiễu loạn tạo ra trong trường địa từ (từ trường của Trái Đất) bởi ảnh hưởng từ tính của quả cầu lửa. Đây không phải là một hiện tượng cơ học, mà là một hiện tượng điện từ: quả cầu lửa không chỉ tạo ra nhiễu loạn trong không khí xung quanh (tiếng nổ), mà còn phát ra bức xạ điện từ, thứ tạo ra nhiễu loạn trong trường địa từ xung quanh (VLF). Tất nhiên, các sóng vô tuyến VLF không thể được nghe bởi con người. Tuy nhiên, sóng âm VLF khớp với một phần dải tần thính giác bình thường của con người.
Những âm thanh điện tạo ra bởi thiên thạch thường được mô tả như tiếng rít gió hay tiếng rạn nứt, nhưng chúng cũng có thể thể hiện ở nhiều dạng và nhiều tần số. Keay chứng tỏ bằng thí nghiệm cách mà thiên thạch có thể tạo ra sóng điện từ VLF và đồng thời cách những VLF này có thể được chuyển thành âm thanh nghe được. Bản thân cơ thể người cũng có thể hoạt động như một bộ chuyển đổi, nhưng sự chuyển đổi bên ngoài cơ thể trên một vật ở gần đó (ví dụ như gọng kính mắt, ăng-ten) hiệu quả hơn sự chuyển đổi xảy ra trong tai.
Ngoài ra, ở những chương trước, chúng tôi giải thích tại sao sự "mở ra" của Trái Đất có thể là nguồn gốc của ánh sáng điện. Hầu hết lớp vỏ Trái Đất có thể trở nên dẫn điện tốt nếu phải chịu áp lực hay sốc cơ học, và sự dẫn điện tốt này rất có thể sinh ra nhiễu loạn trong trường điện từ của Trái Đất, cả dưới lòng đất và trong khí quyển. Có thể khi những hòn đá này "tỉnh giấc", chúng không chỉ lóe sáng như được chỉ ra bởi Freund mà, dưới những điều kiện thích hợp, chúng cũng "hát" nữa?
Điều này có thể giải thích tại sao nhiều nhân chứng tường thuật âm thanh "vọng lên từ dưới đất", hay từ nhiều hướng khác nhau, hay từ một vị trí ở gần đó, hay từ trên trời, hay từ "khắp mọi hướng và không rõ hướng nào cả". Keay cũng đề cập đến việc độ nhạy cảm của con người đối với âm thanh điện là biến thiên. Điều đó có lẽ giải thích tại sao một số người thuật lại việc nghe thấy âm thanh điện và những người khác thì không, mặc dù có mặt ở cùng một địa điểm.
Một số phần tử Thiên Chúa giáo cuồng tín coi những âm thanh này là "tiếng kèn của Jericho". Thực ra, lời giải thích đó có thể có một phần sự thật, đặc biệt là nếu câu chuyện về Jericho ghi lại một sự kiện thiên thạch đã bị huyền thoại hóa. Trong trường hợp như vậy, âm thanh điện tạo ra bởi thiên thạch về sau có thể được nhớ đến "giống như tiếng kèn đồng", và sự phá hủy của tường thành do động đất gây ra bởi thiên thạch về sau có thể được biến thành vụ tấn công của quân đội Israel trong câu chuyện kinh thánh.
Câu chuyện Jericho trong Kinh Cựu Ước không phải là một ví dụ đơn lẻ. Từ Sách Khải Huyền của John đến Metamorphosis của Ovid, các Sách Công Vụ Tông Đồ của Kinh Tân Ước, trường ca Iliad của Homer, biên niên sử về Đế chế La Mã cổ đại, cùng rất nhiều truyền thuyết, huyền thoại và các ghi chép lịch sử cổ xưa đã liên hệ tiếng tù và và kèn đồng với sự hủy diệt hàng loạt.
Sách Khải Huyền chương 8:Đi kèm với những âm thanh ấy thường là hình ảnh các con rồng "phun lửa" và những vị thần mang chết chóc và sự hủy diệt đến bằng những tia sét, đá, lửa và lưu huỳnh của họ. Như được chỉ ra bởi Clube, Napier cùng những người khác, các câu chuyện đó có nhiều khả năng là mô tả và ký ức về những lần chạm trán với sao chổi, thiên thạch từ cổ xưa, khi mà những sự kiện như vậy xảy ra thường xuyên và ấn tượng hơn bây giờ nhiều.
Tôi thấy bảy vị thiên sứ đứng trước mặt Ðức Chúa Trời, và họ được ban cho bảy cây kèn... Vị thiên sứ thứ nhất thổi kèn thì có mưa đá và lửa trộn với máu ném vào trái đất. Một phần ba trái đất bị thiêu đốt, một phần ba cây cối bị thiêu trụi, và tất cả cỏ xanh bị thiêu hủy. Vị thiên sứ thứ nhì thổi kèn thì có vật gì giống như một núi lớn đang phựt cháy bị ném vào biển. Một phần ba biển biến thành máu, một phần ba các sinh vật sống trong biển chết, và một phần ba tàu bè ghe thuyền bị tiêu hủy. Vị thiên sứ thứ ba thổi kèn thì có một ngôi sao lớn cháy phừng phừng như một ngọn đuốc từ trời lao xuống một phần ba các sông ngòi và các suối nước. Tên của ngôi sao ấy là Ngải Ðắng, và một phần ba các nguồn nước trở thành ngải đắng; nhiều người chết vì nước ấy, bởi nước đã hóa ra đắng. Vị thiên sứ thứ tư thổi kèn thì một phần ba mặt trời, một phần ba mặt trăng, và một phần ba các ngôi sao bị đánh, đến nỗi chúng bị tối đi một phần ba. Một phần ba ban ngày không có ánh sáng và một phần ba ban đêm cũng vậy.
Bên cạnh những âm thanh kỳ quái, âm thanh điện còn có thể kích hoạt đột biến gen ở sinh vật sống, kể cả con người, thậm chí ngay cả khi không có bức xạ có thể gây đột biến gen, như được giải thích ở đoạn dưới đây:
Một số bất thường về di truyền được tường thuật lại ở cây cối, côn trùng và người trong vùng Tunguska. Điều đáng ngạc nhiên là sự gia tăng tỷ lệ đột biến sinh học được phát hiện không chỉ ở trong khu vực tâm chấn, mà còn dọc theo quỹ đạo của Vật thể Vũ trụ Tunguska (TSB). Đồng thời không có chút dấu vết phóng xạ nào có liên hệ một cách đáng tin cậy với sự kiện Tunguska được tìm thấy. Các giả thuyết chính về bản chất của TSB, một thiên thạch bằng đá, một lõi sao chổi hay là một thiên thạch carbon xốp, có thể dễ dàng giải thích sự vắng mặt của dấu vết phóng xạ, nhưng không đưa ra được manh mối nào về đột biến di truyền. Lựa chọn giữa các giả thuyết này để giải thích hiện tượng đột biến di truyền cũng giống như lựa chọn giữa "quỷ xanh dương, quỷ xanh lá cây và quỷ đốm", như cố viện sĩ N.V. Vasilyev từng nói. Tuy nhiên, nếu có một hiện tượng bí ẩn khác, thiên thạch tạo ra âm thanh điện, được xem xét thì nguồn gốc của các đột biến di truyền tại Tunguska có thể trở nên ít khó hiểu hơn.Tóm lại, cùng với bụi trong khí quyển, va chạm trên bề mặt Trái Đất, các vụ nổ trên không trung, xung điện từ và virus lơ lửng trong khí quyển, các âm thanh điện là một hiệu ứng nữa đã được xác nhận của thiên thạch.
Như đã được nói ở trên, thiên thạch không phải là thứ duy nhất có thể sinh ra âm thanh điện. Động đất, sét và ánh sáng cực quang bắc cực (aurora borealis) cũng đã được chứng tỏ có thể là nguồn gốc của âm thanh điện. Chúng tạo ra hoạt động điện từ mạnh có thể dẫn đến sự nhiễm loạn của trường địa từ và phát xạ VLF. Nói về quy mô toàn cầu, bất cứ thay đổi đáng kể nào trong môi trường điện từ của hành tinh này đều có thể tạo ra nhiễu loạn trong trường địa từ.
Mối liên quan giữa âm thanh điện và các thảm họa nói chung (và hoạt động sao chổi nói riêng) đã được nhắc đến nhiều lần trong các ghi chép cổ xưa. Có vẻ như những gì chúng ta đang trải qua không có gì là mới, chỉ là một làn sóng thay đổi nữa trong vũ trụ và sự tàn phá tiếp đó trên Trái Đất.
Và một lần nữa giới lãnh đạo lại cố gắng mô tả hiện tượng này là một thứ vô hại, do con người gây ra và không liên quan đến bất cứ thứ gì quan trọng, trong khi những âm thanh ấy trên thực tế có liên hệ chặt chẽ với các biến đổi vũ trụ và các thảm họa thiên nhiên đang diễn ra.
Chương 30. Độ nghiêng địa lý và đảo cực từ trường Trái Đất
Trái Đất có hai loại cực: địa lý và từ trường. Hai cực địa lý xác định trục mà hành tinh quay quanh đó. Hai cực từ là địa điểm nơi mà các đường từ trường của Trái Đất là thẳng đứng.
Như bạn có thể thấy ở hình trên đây, các cực từ và cực địa lý nằm dọc theo hai trục riêng biệt. Không có cái nào trong đó là vuông góc với mặt phẳng hoàng đạo - mặt phẳng của hệ mặt trời (màu tím). Thay vì thẳng đứng (đường đứt quãng màu đen), trục địa lý (đường màu xanh) có độ nghiêng 23,5° so với mặt phẳng hoàng đạo, và trục từ (đường màu đen) có độ nghiêng 11° so với trục địa lý.
Nếu hành tinh của chúng ta đã trải qua một lịch sử phát triển thống nhất, bình lặng, thì cả hai trục địa lý và trục từ phải hoàn toàn vuông góc (hình dưới).
Độ nghiêng của trục địa lý
Trước tiên hãy tập trung vào trục địa lý và độ nghiêng 23,5° của nó. Như đã đề cập ở trên, nếu hành tinh của chúng ta ung dung tự tại, yên lặng quay quanh cái nôi hệ mặt trời cùng các bạn mẫu giáo của nó trong hàng triệu năm, như lý thuyết chính thống tuyên bố, thì trục quay của nó phải thẳng đứng. Ngay cả cơ học cổ điển - thứ không tính đến bản chất điện của vũ trụ chúng ta - cũng chỉ ra rằng một yếu tố bên ngoài là cần thiết để làm trục quay của Trái Đất thay đổi và không thẳng đứng nữa. Định luật dưới đây đã được xác định từ năm 1878:
Khi một vật thể quay xung quanh một trục, nó không thể chuyển sang quay quanh một trục khác ngoại trừ do tác động bởi lực bên ngoài.Sau đó, các nhà khoa học phát hiện sự tồn tại của một điện trường bao quanh Trái Đất. Điều này dẫn đến sự giải thích hợp lý hơn cho độ nghiêng của trục địa lý của Trái Đất:
. . . Trường của Trái Đất gắn liền với sự quay của hành tinh này theo một cách nào đó. Và điều này dẫn đến khám phá đáng kinh ngạc về bản thân sự quay của Trái Đất . . . Trục quay của Trái Đất cũng đã thay đổi. Nói một cách khác, Trái Đất đã bị lăn đi, thay đổi vị trí hai cực địa lý của nó . . .Nhà động vật học François de Sarre xác nhận rằng trục quay của hành tinh lẽ ra phải thẳng đứng và giải thích cách mà lực điện tạo ra bởi một sao chổi tích điện lớn bay qua gần Trái Đất có thể dễ dàng tương tác với Trái Đất và di chuyển trục quay của nó:
Armin Naudiet lưu ý rằng lực hấp dẫn tác động bởi Mặt Trời lên con quay hồi chuyển Trái Đất trong thời gian dài sẽ gây ra sự chỉnh thẳng [trục quay trở lại vuông góc với mặt phẳng hoàng đạo trong hệ mặt trời], bởi vì hành tinh của chúng ta không phải là một hình cầu hoàn thiện. Về mặt hình học mà nói, nó có dạng elip tròn xoay. Do sự quay của chính nó và sự hiện diện của lực ly tâm lớn hơn tại đường xích đạo, Trái Đất bị biến dạng: Nó không hoàn toàn là hình cầu mà hơi bị dẹt tại hai cực. Nói một cách khác, nếu, như các nhà thiên văn học tuyên bố, hành tinh chúng ta quay "một cách yên lặng" (nghĩa là nó không bị "lay động" gì cả) trong hàng tỷ năm xung quanh Mặt Trời, thì không thể có chuyện trục quay bị nghiêng. . . và sẽ không có các mùa, bởi vì mùa xảy ra là do độ nghiêng (23°26') của trục quay Trái Đất so với mặt phẳng hoàng đạo của hệ mặt trời.Như được bôi đậm trong phần trích dẫn trên, phải có một yếu tố bên ngoài để giải thích độ nghiêng hiện nay của trục quay Trái Đất. Một sao chổi tích điện mạnh bay đủ gần với Trái Đất rất có thể là yếu tố ấy. Nó có thể tác động lực điện - hấp dẫn rất lớn lên hành tinh và "kéo" trục địa lý khỏi vị trí mặc định thẳng đứng của nó. Nếu giả thuyết này là chính xác, Trái Đất đang chậm rãi quay trở lại vị trí mặc định thẳng đứng của nó (do độ quán tính của con quay hành tinh Trái Đất).
Dù thế nào đi nữa, việc phát hiện gần đây ở gần hai cực xác động vật hóa thạch (khủng long!) vốn quen với thời tiết nóng có vẻ hỗ trợ luận điểm về một Trái Đất không có mùa trong Kỷ Đệ nhị. Khi đó khắp hành tinh đều nóng! . . .
Làm thế nào để giải thích việc bây giờ có mùa (ở vĩ độ của chúng ta) và rằng Trái Đất "nghiêng đầu", quay quanh trục bị nghiêng của nó? Có vẻ nó đã nhận một "cú sốc lớn". Việc một tiểu hành tinh dẫn đến sự kết thúc của kỷ nguyên khủng long giờ đây được chấp nhận rộng rãi trong giới khoa học - cả về vụ va chạm lẫn những hậu quả ngay lập tức của nó. Nhưng không có một lời nào về tác động có thể của nó lên sự quay của Trái Đất.
Trong cuốn sách của mình, kỹ sư người Đức Hans-Joachim Zillmer nghĩ rằng độ nghiêng hiện nay của Trái Đất là do một thiên thể mang điện thế cao (một sao chổi?), khi bay qua gần Trái Đất, đã làm nghiêng nó . . .
Giả sử một sao chổi bay qua gần Trái Đất vài ngàn năm trước. Chịu tác động đột ngột của lực cơ điện, độ nghiêng của trục Trái Đất so với mặt phẳng hoàng đạo có thể tăng mạnh đến 30 hay 35 độ. . . Không, không có nguy cơ Trái Đất sẽ lộn ngược; hãy cùng nhớ lại hình ảnh con quay!
Tiếp theo đó, Trái Đất bắt đầu hồi phục một cách chậm rãi. Điều đó giải thích hiện tượng tiến động của các phân điểm. Ngược với điều các nhà thiên văn học thường nghĩ, sự hồi phục này không đều mà nó giảm dần, do Trái Đất quay trở về vị trí ban đầu của nó,vuông góc với mặt phẳng hoàng đạo (bất chấp độ quán tính của cả hệ thống).
Tuy nhiên, với khoa học chính thống, độ nghiêng của Trái Đất (tức là góc nghiêng của trục của nó) vẫn luôn như vậy và nó dao động chậm giữa 22°1 và 24°2 với chu kỳ trung bình 40.000 năm. Thậm chí có cả những công thức, như công thức Newcomb, để tính độ nghiêng của Trái Đất một triệu năm trong tương lai hoặc trong quá khứ. Nhưng tất cả những con số về độ nghiêng của hành tinh chúng ta trong quá khứ hoặc tương lai đều dựa trên các mô hình lý thuyết thậm chí không phù hợp với những quan sát trong quá khứ.
George Dodwell đã tiến hành một nghiên cứu sâu rộng về các quan sát cổ xưa về độ nghiêng của Trái Đất. Ông thu thập được 120 số liệu đo đạc trong bốn thiên niên kỷ qua, từ năm 2045 trước Công nguyên đến thế kỷ 20.
Biểu đồ trong hình trên bao gồm khoảng thời gian từ năm 2345 trước Công nguyên đến năm 1960 sau Công nguyên. Nó cho thấy sự thay đổi trong độ nghiêng của Trái Đất (tính theo độ) theo mô hình lý thuyết Newcomb (đường thẳng ở trên) và những quan sát thu thập được bởi Dodwell (đường cong ở dưới).
Các quan sát thu thập bởi Dodwell không chỉ khác mô hình lý thuyết của khoa học chính thống, mà chúng còn xác định một đường cong dạng log gần như hoàn hảo. Đường cong dạng log này cho thấy một sự thay đổi đột ngột và mạnh mẽ (ít nhất là nhiều độ) trong độ nghiêng vào khoảng năm 2345 trước Công nguyên. Nó gợi ý mạnh mẽ về một sự kiện vũ trụ lớn đã làm Trái Đất nghiêng đi.
Vào thời điểm đó, nhiều thay đổi khí hậu, địa chất và khảo cổ đã xảy ra dẫn đến các nền văn minh thời đại đồ đồng tại Ai Cập, Mesopotamia và Hy Lạp bị hủy diệt. Ví dụ, trong tổng số 350 khu vực thời đại đồ đồng sớm tại Hy Lạp cổ đại, hơn 300 bị hủy diệt và nhiều khu vực khác bị bỏ hoang.
Cộng đồng khoa học nói chung đồng ý rằng có một thảm họa lớn xảy ra vào thời điểm đó. Việc phát hiện nhiều hố thiên thạch hình thành trong vòng một thế kỷ xung quanh năm 2350 trước công nguyên, bao gồm một hố thiên thạch khổng lồ (đường kính 3,4 km) được phát hiện tại Iraq, xác nhận tính đúng đắn của giả thuyết thiên thạch được quảng bá trong nhiều năm trời bởi nhiều nhà khoa học.
Dodwell cho rằng một va chạm sao chổi rất lớn đã đẩy Trái Đất khỏi vị trí mặc định thẳng đứng sang độ nghiêng mới của nó. Tuy nhiên, chỉ có một vật thể rất lớn mới có thể gây ra sự thay đổi lớn về độ nghiêng như vậy. Nhưng, như được mô tả bởi François De Sarre, các sao chổi không nhất thiết phải va chạm với bề mặt Trái Đất để làm thay đổi sự quay của nó. Một sao chổi tích điện lớn bay qua đủ gần với hành tinh chúng ta thậm chí có thể tạo ra lực hấp dẫn và lực điện lớn hơn, đủ để làm nghiêng trục quay của Trái Đất, so với tác động cơ học từ một va chạm trực tiếp.
Nhiều nhà nghiên cứu đã chứng tỏ rằng thiên thạch không nhất thiết phải va chạm trực tiếp với Trái Đất để gây ra những tác động khủng khiếp, bao gồm cả việc tạo ra các hố thiên thạch. Vào năm 1908, một vật thể nổ tung ở độ cao 5 km trên bầu trời Tunguska, Siberia, với sức nổ tương đương hàng ngàn quả bom Hiroshima, hủy diệt một vùng hơn 2000 km vuông phía dưới. Vụ nổ trên không tại Tunguska thậm chí có thể đã tạo ra một hố thiên thạch. Năm 2007, nhà địa chất học người Ý Gasperini nghiên cứu Hồ Cheko:
Chúng tôi báo cáo kết quả từ việc nghiên cứu Hồ Cheko, nằm cách nơi được cho là tâm vụ nổ 8 km về phía tây bắc bắc. Hình dạng phễu của đáy hồ và cấu trúc trầm tích của nó, được tiết lộ bởi chụp ảnh siêu âm và lấy mẫu trực tiếp, đều gợi ý rằng hồ này là một hố thiên thạch.Giả thuyết "độ nghiêng địa lý của Trái Đất gây ra bởi thiên thạch" cũng được hỗ trợ bởi việc có rất nhiều vụ động đất trên hành tinh chúng ta xung quanh thời điểm này. Chỉ có một sự trượt vỏ Trái Đất lớn ở tầm cỡ toàn cầu mới có thể giải thích những tác động ảnh hưởng đến toàn hành tinh như vậy:
. . . khía cạnh đáng kể nhất của các bằng chứng địa chất là sự dịch chuyển của lớp vỏ Trái Đất mà có vẻ bắt đầu vào khoảng năm 2300 trước Công nguyên tại nhiều vùng của Trái Đất.Như được chỉ ra bởi nghiên cứu của Dodwell, từ năm 2345 trước Công nguyên, độ nghiêng của Trái Đất đã giảm đi, ban đầu là nhanh chóng (bởi vì nó ở xa so với trục quay bình thường) và rồi chậm dần và chậm dần, dẫn đến đường cong dạng log. Cuối cùng, trục quay của Trái Đất có thể trở về vị trí thẳng đứng mặc định của nó - với giả thiết rằng không có gì xảy ra trong thời gian đó làm ảnh hưởng tới quá trình này.
Trái Đất hoạt động giống như một con quay, đang quay quanh trục thẳng đứng của nó và bị đẩy mạnh khỏi chuyển động mặc định đó. Trục quay của con quay bị nghiêng đi, và nó chao đảo vì tác động từ bên ngoài này. Rồi, do tính chất con quay hồi chuyển có xu hướng giữ trục quay luôn hướng theo một hướng nhất định, con quay dần trở về chuyển động quay ban đầu.
Sự chao đảo của Trái Đất này còn được gọi là "chao đảo Chandler" hay "sự chương động". Sự mất ổn định như vậy là dấu hiệu của sự mất cân bằng: trục quay của Trái Đất không trùng với tâm quán tính của nó. Nếu trạng thái hiện nay của Trái Đất chỉ là kết quả của sự tiến hóa tuyến tính và không có tác động đột ngột nào từ bên ngoài, trục quay của nó sẽ thẳng đứng và không bị chao đảo chút nào.
Một trong số ít những lời giải thích khả dĩ cho một biến đổi lớn như vậy là trục quay Trái Đất đã bị đổi hướng bởi lực điện từ tạo ra bởi một sao chổi bay qua gần Trái Đất. Trong một kịch bản như vậy:
- Sự thay đổi về trục quay sẽ đưa chỗ phình xích đạo từ vùng xích đạo cũ đến một vùng mới. Điều đó sẽ dẫn đến lực nén khủng khiếp xung quanh vùng xích đạo cũ (lực ly tâm suy giảm) và lực đẩy khổng lồ xung quanh vùng xích đạo mới (lực ly tâm gia tăng).
- Một thay đổi đột ngột trong trục quay cũng có thể gây ra "sự trượt của vỏ Trái Đất". Do tính nhớt của lớp phủ và lõi của hành tinh chúng ta, chỉ một phần mô men xoắn do một sao chổi bay gần tạo ra được chuyển vào vùng bên trong của Trái Đất. Điều đó khiến lớp vỏ cứng quay nhanh hơn lớp phủ lỏng bên trong. Sự khác biệt về tốc độ quay giữa lõi và lớp vỏ chính là sự trượt vỏ.
Lưu ý tác động của sự trượt vỏ lớn và đột ngột như vậy sẽ khủng khiếp hơn nhiều so với sự trượt vỏ rất nhỏ gây ra bởi sự quay chậm từ từ của Trái Đất được mô tả ở những chương trước.
Cực từ
Bây giờ chúng ta hãy cùng xem xét từ trường của Trái Đất, còn được gọi là trường địa từ. Chúng ta có thể tin rằng nó là bất biến khi nghĩ về các thủy thủ sử dụng la bàn của họ để tìm đường đi trên đại dương. Trên thực tế, trường địa từ liên tục thay đổi cả về cường độ và hướng (hình dưới).
Sự dịch chuyển vị trí của hai cực từ là lý do tại sao các bản đồ hàng hải phải có ngày in ấn và độ lệch (góc giữa cực địa lý và cực từ). Tùy vào ngày mà người thủy thủ tính toán đường đi, anh ta sẽ điều chỉnh độ lệch này do sự dịch chuyển vị trí không ngừng của cực từ.
Việc đo đạc cường độ trường địa từ bắt đầu ở đài quan sát của Gauss vào năm 1840. Kể từ đó, nó liên tục suy giảm với tốc độ 6,3% mỗi thế kỷ. Với tốc độ này, cường độ trường địa từ sẽ đạt đến 0 trong 1.600 năm nữa. Xu hướng này đã được xác nhận bởi các nghiên cứu về độ nhiễm từ trong các đồ gốm cổ đại. Chúng cho thấy từ trường của Trái Đất vào thời La Mã mạnh khoảng gấp đôi bây giờ.
Trường địa từ đến từ nhiều nguồn. Một trong các nguồn đó có vẻ liên quan đến hoạt động mặt trời. Nhiều nhà khoa học đã chứng tỏ mối tương quan giữa hoạt động mặt trời và cường độ từ trường Trái Đất, như được hiển thị ở hình dưới.
Từ trường thay đổi này có thể đã được tạo ra, ít nhất là một phần, từ dòng tia khí quyển (xem hình dưới). Thật vậy, nếu một hạt mang điện dương chuyển động theo đường tròn về hướng đông (mũi tên màu xanh), nó tạo ra một từ trường có cùng cực với trường địa từ (mũi tên màu vàng). Điều này đúng với các dòng tia ở hai cực và vĩ độ giữa. Từ trường được tạo ra cũng sẽ có cùng chiều nếu một hạt mang điện âm chuyển động về hướng tây. Điều này đúng với dòng tia xích đạo (mũi tên màu đỏ).
Điều này có thể giải thích tại sao khi hoạt động mặt trời suy giảm, cường độ trường địa từ cũng suy giảm. Tuy nhiên, lưu ý những thay đổi này là cực kỳ nhỏ và chiếm ít hơn 0,01% cường độ trường địa từ.
Một khả năng nữa là hoạt động mặt trời và trường địa từ đều bị ảnh hưởng bởi một nguyên nhân nào đó.
Một nguồn thứ hai của trường địa từ là lớp vỏ Trái Đất. Sắt, một nguyên tố từ tính, là một thành phần chính của lớp vỏ hành tinh chúng ta, chiếm 32% thành phần của nó. Chúng ta sẽ tập trung vào lớp vỏ bởi vì lớp phủ và lõi có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ Curie, nơi các nguyên tố từ tính mất từ tính của chúng.
Lưu ý rằng các nguyên tố bị nhiễm từ như sắt có thể gần như ngay tức khắc bị khử từ rồi lại nhiễm từ trở lại. Ví dụ, một thanh sắt có thể được làm nhiễm từ chỉ bằng cách chà một nam châm vào nó, nghĩa là đưa thanh sắt vào từ trường của cục nam châm.
Các sao chổi mang điện tích lớn và do đó phát ra một từ trường mạnh. Vì vậy, từ trường của một sao chổi bay gần có khả năng làm khử từ sắt trong lớp vỏ Trái Đất. Tương tự, sự phóng điện giữa một sao chổi ở gần và Trái Đất có thể tạo ra một từ trường có khả năng làm nhiễm từ sắt trong lớp vỏ Trái Đất. Ví dụ về sự khử từ lớp vỏ hành tinh gây ra bởi sao chổi đã được tìm thấy trên Sao Hỏa, nơi cả một vùng bên trong và xung quanh một hố thiên thạch không có chút từ tính nào, không giống như phần còn lại của hành tinh đỏ
Đến giờ chúng ta đã xác định hai yếu tố, các dòng tia và từ tính còn sót lại trong lớp vỏ giàu sắt của Trái Đất, là có ảnh hưởng đến từ trường Trái Đất. Tuy nhiên, như có thể thấy từ hình dạng nói chung của nó và được xác nhận bởi một số nhà khoa học, 90% trường địa từ đến từ lõi của Trái Đất.
Trường địa từ là bằng chứng về một nguồn năng lượng mạnh mẽ tại trung tâm Trái Đất. Những mô hình địa vật lý truyền thống về nguồn năng lượng cho trường địa từ thường nói về năng lượng phân rã của các nguyên tử phóng xạ với chu kỳ bán rã lớn, được hình thành một cách tự nhiên, hay chuyển động của sắt trong lõi Trái Đất sinh ra dòng điện và tiếp đó sinh ra từ trường ("hiệu ứng dynamo địa chất") hay sự lớn dần của lõi Trái Đất do sự nguội đi của lớp phủ và nó được cho là giải phóng thế năng hấp dẫn và nhiệt lượng thông qua quá trình tạo tinh thể.
Tuy nhiên, những nguồn năng lượng này chỉ có thể thay đổi từ từ và chỉ theo một hướng. Ngược lại, từ trường Trái Đất bộc lộ những dao động rất lớn trong cường độ về cả hai hướng.
Để giải thích những dao động về cả hai hướng ấy, một số nhà khoa học đã đề xuất giả thuyết về một lò phản ứng hạt nhân phân hạch tại trung tâm Trái Đất, nhưng số lượng neutrino đếm được quá ít có xu hướng loại trừ lý thuyết này.
Dù thế nào đi nữa, Trái Đất có vẻ như có thể cung cấp một dòng năng lượng vô tận và có dao động. Trái Đất có thể 1) liên tục cung cấp electron cho tụ điện Trái Đất / tầng điện ly và tự bổ sung lại, 2) cung cấp một nhiệt lượng khổng lồ cho lớp phủ, 3) duy trì một từ trường đã tồn tại hàng triệu năm nay.
Những điều này thực ra rất giống với Mặt Trời. Mặt Trời cũng cung cấp một nguồn năng lượng có vẻ như vô tận và số lượng neutrino đếm được quá ít, loại trừ giả thuyết phản ứng hạt nhân.
Giống như Mặt Trời và các ngôi sao khác, Trái Đất có thể có một nguồn năng lượng từ ngoài cung cấp cho lõi của nó, rồi từ đó đốt nóng lớp phủ, cung cấp electron cho tụ điện khí quyển và sinh ra hầu hết trường địa từ.
Trường địa từ đảo chiều
Ở nhiệt độ cao, đá không có chút từ tính nào: chúng không có từ trường. Nhưng khi chúng được làm nguội xuống dưới nhiệt độ Curie, chúng nhận và giữ chiều từ trường tương đương với từ trường Trái Đất vào thời điểm khi sự nguội đi xảy ra. Đây là một tính chất thú vị do nó có thể cung cấp thông tin về chiều của trường địa từ tại thời điểm có hoạt động núi lửa lớn (sự phun trào đá ở dạng lỏng: dung nham).
Đặc biệt, bằng chứng về sự đảo cực từ có thể được thấy ở các rãnh đại dương, nơi mà các mảng kiến tạo dịch rời xa nhau và dung nham phun trào lên từ đáy biển. Khi dung nham rỉ ra từ lớp phủ, các hạt từ có trong đó được định hướng theo hướng của từ trường vào thời điểm dung nham nguội và cứng lại.
Từ tính nguyên thủy, môn khoa học nghiên cứu về sự định hướng của từ trường Trái Đất trong quá khứ, cho thấy các dung nham cổ thường xuyên bộc lộ từ trường bị đảo chiều, chứng tỏ vào thời điểm nó đông cứng, từ trường bị đảo ngược. Thông qua việc nghiên cứu các rãnh đại dương, các nhà khoa học đã xây dựng lại được lịch sử trường địa từ của hành tinh chúng ta và phát hiện ra rằng sự đảo cực từ trường thực ra là một hiện tượng khá phổ biến.
Trong hình trên, các vùng màu đen biểu thị những khoảng thời gian với trường địa từ "bình thường", tương tự như chiều từ trường chúng ta đang có hiện nay. Các vùng màu trắng biểu thị những khoảng thời gian với cực từ bị đảo ngược.
Cường độ từ trường Trái Đất đã được xây dựng lại cho hai triệu năm qua, và nó cho thấy rằng sự đảo chiều từ trường xảy ra thường xuyên - khoảng 100.000 năm một lần - và rằng trong hầu hết các trường hợp, sự đảo chiều xảy ra sau một sự suy giảm rất đột ngột trong cường độ của trường địa từ. Hình dưới hiển thị sáu lần đảo chiều (mũi tên màu đỏ) xảy ra tiếp sau sự suy giảm mạnh về cường độ của trường địa từ.
Trước kia người ta tin rằng khoảng thời gian để sự đảo cực từ xảy ra là khoảng từ 100 đến 10.000 năm. Tuy nhiên, có vẻ như sự đảo cực từ có thể xảy ra nhanh hơn nhiều, với chiều từ trường có thể thay đổi đến 6° mỗi ngày. Tốc độ này là cực kỳ cao, cao hơn đến 10.000 lần so với tốc độ thay đổi bình thường của chiều từ trường và khiến sự đảo chiều có thể xảy ra chỉ trong vài chục ngày.
Thêm vào đó, những khối đá với chiều từ trường đảo ngược có từ trường mạnh hơn đến 100 lần so với những gì có thể được tạo ra bởi từ trường Trái Đất.
Điều đó gợi ý rằng một yếu tố bên ngoài có thể làm gia tăng cường độ từ trường trên Trái Đất rất nhiều. Sao chổi và hoạt động điện mạnh của chúng, nếu ở đủ gần, có thể kích hoạt trao đổi phóng điện với Trái Đất.
Một sự phóng điện như vậy có thể tạo ra những từ trường khổng lồ (qua đó tạo ra cường độ từ trường lớn được ghi lại trong các khối đá có chiều từ trường đảo ngược và cả sự gia tăng đột biến trong trường địa từ trước khi đảo chiều), làm mất ổn định trường địa từ sẵn có và kích hoạt sự đảo chiều khiến "bắc" trở thành "nam" và ngược lại.
Điều thú vị là những đợt "bùng phát" của trường địa từ như vậy có vẻ cũng liên quan đến các thời kỳ lạnh đi toàn cầu:
Bốn sự kiện địa từ (từ trường khảo cổ thay đổi đột ngột), đánh dấu bởi sự gia tăng mạnh mẽ về cường độ của trường, đã được quan sát và có vẻ như xảy ra đồng thời với các thời kỳ lạnh đi tại bắc Đại Tây Dương. Sự trùng hợp về thời gian này củng cố giả thuyết gần đây rằng trường địa từ có ảnh hưởng đến sự thay đổi khí hậu trong những khoảng thời gian kéo dài vài thập kỷ.Trên thực tế, sao chổi là một nguồn chính của bụi và từ tính. Do đó, một sự kiện sao chổi có thể là nguyên nhân của cả sự tăng mạnh của trường địa từ (gây ra bởi sự phóng điện giữa sao chổi và Trái Đất) và sự lạnh đi (gây ra bởi bụi sao chổi).
Tuy nhiên, lưu ý rằng hầu hết, nhưng không phải tất cả, các lần đảo chiều của trường địa từ được đi trước bởi sự tăng mạnh về từ tính, đi kèm với các đợt lạnh đi toàn cầu và tiếp theo là sự tuyệt chủng hàng loạt.
Do vậy, sự phóng điện với sao chổi không thể là nguyên nhân duy nhất của sự đảo chiều của trường địa từ. Mặt Trời có từ trường đảo chiều 22 năm một lần, mặc dù không có hoạt động sao chổi nào có thể gây ra hiện tượng đó. Từ trường của Trái Đất và Mặt Trời có thể bị điều khiển bởi một yếu tố nào khác nữa mà khoa học chưa phát hiện được.
Chương 31. Một nguyên nhân vũ trụ, rất nhiều ảnh hưởng trên Trái Đất
Hầu hết các hiện tượng được phân tích ở những chương trước có vẻ đã bắt đầu hoặc tăng mạnh vào đầu thế kỷ 21 này. Bảng ở dưới tóm tắt chúng. Tuy nhiên, lưu ý rằng hầu hết các quan sát ấy là dựa trên những dữ liệu công khai. Chắc hẳn phải một đầu óc hết sức hoang tưởng mới nghi ngờ rằng những dữ liệu ấy có thể đã được "xào nấu". Nhưng đó sẽ không phải là lần đầu. Ví dụ, các nhà nghiên cứu từ trường Đại học East Anglia đã làm đúng như vậy với dữ liệu nhiệt độ toàn cầu. Vụ liên quan đến Đơn vị Nghiên cứu Khí hậu của trường này chẳng bao lâu được biết đến dưới cái tên "Climategate", một cái tên rất thích hợp khi chúng ta suy ngẫm về những gì đã xảy ra:
. . . những người ủng hộ lý thuyết Nóng lên Toàn cầu do Con người gây ra (AGW) đang bị chỉ trích sau khi nhiều email nữa được công bố từ vụ xì-căng-đan "Climategate". Những email này cho thấy, giống như đợt công bố hai năm trước, rằng một bộ phận nhỏ những nhà khoa học có ảnh hưởng lớn thông đồng với nhau để quảng bá lý thuyết AWG, âm mưu đàn áp các tư tưởng chống đối, bắt nạt biên tập viên các tạp chí khoa học, che giấu sự suy giảm nhiệt độ toàn cầu và khi trao đổi riêng với nhau bộc lộ thái độ không chắc chắn hơn nhiều so với thái độ trong những tuyên bố công khai của họ. Trong khi chúng ta chờ xem những ảnh hưởng tiếp theo từ các công bố gần đây, tôi muốn đề nghị bạn xem một bài tiểu luận viết bởi nhà khoa học và kỹ sư người Anh, Tiến sĩ John Brignell, với tựa đề: "Làm thế nào chúng ta biết họ biết họ đang nói dối." Trong các vấn đề thảo luận trong đó, ông viết về sự khác nhau giữa khoa học thực sự và khoa học quan liêu.
Hiện tượng | Bắt đầu / Tăng mạnh | Chú thích | Nguồn |
Suy giảm hoạt động mặt trời | 1997 - 1998 | Chu kỳ mặt trời 23, 24 yếu | SOHO |
Trái Đất quay chậm lại | Khoảng 2003 | Tốc độ ngày dài ra tăng lên | IERS |
Lạnh đi toàn cầu | Khoảng 2002 | Nhiệt độ toàn cầu quan sát được | IPCC - HADCRUT3 |
Cầu lửa gia tăng | 2002 | Dữ liệu AMS chỉ bắt đầu từ 2005. Sự gia tăng bắt đầu từ khoảng 2002 | AMS - Blog về cầu lửa và thiên thạch |
Gia tăng hoạt động núi lửa | 1998 | Số vụ phun trào núi lửa hàng năm | GVP |
Động đất gia tăng | 1995 | Động đất mạnh 6,0+ | USGS |
Hố sụt | 2004 | Bài báo sớm nhất trên SOTT | SOTT |
Dòng hải lưu Gulf Stream | 2004 | Suy yếu liên tục từ 2004 | Đại học Princeton |
Dòng tia Jet Stream | 1998 - 1999 | Suy giảm tốc độ và dịch chuyển về gần xích đạo | NCAA |
Bão lớn | 1997 | Gia tăng tần suất bão lớn | Tiến sĩ Maue |
Lốc xoáy | 2002 | Gia tăng tần suất lốc xoáy | NOAA |
Tối đi toàn cầu | Khoảng 2000 | Sự tối đi toàn cầu gia tăng từ 2000 sau khi ngừng trong thập kỷ 90 | |
Mây dạ quang | 1980 - 1990 | Quan sát đầu tiên năm 1885 nhưng gia tăng 28% mỗi thập kỷ kể từ 1980 | NASA |
Vệt ngưng tụ (Contrail) | 1995 - 1997 | Tuyên truyền về "Chemtrail" bắt đầu để che đậy việc các vệt ngưng tụ từ khí xả máy bay duy trì ngày càng lâu | Các trang về "chemtrail" |
Các đám mây kỳ lạ | 2008 | Báo cáo đầu tiên trong thời hiện đại | Seekstress.com |
Như chúng ta sẽ thấy trong phần cuối của cuốn sách, những kẻ cai trị thế giới của chúng ta, cũng như đám đầy tớ của họ, một cộng đồng hầu hết là thối ruỗng (có khá nhiều ngoại lệ) và giới truyền thông chính thống đã được mua đứt bán đoạn (không có ngoại lệ nào), có nhiều lý do để che giấu những gì đang xảy ra, hay ít nhất là nói giảm nói tránh. Vậy nên không phải là không thể khi nghĩ rằng những dữ liệu hiện tại giảm thiểu mức độ to lớn của quá trình "Biến đổi Trái Đất". Dù sao đi nữa, ngay cả khi chúng ta chỉ có những dữ liệu công khai để phân tích, tình hình hiện nay và những gì có nhiều khả năng đang đến gần đã trở nên khá rõ ràng dựa trên các quan sát cá nhân cùng sự chia sẻ thông tin trên toàn cầu qua mạng Internet.
Xu hướng chung được xác nhận trong hình dưới. Từ năm 2003, sự gia tăng trong các thảm họa thiên nhiên ngày càng nhanh hơn (đường màu tím - xu hướng tăng mạnh), với hai năm 2012 và 2013 có vô số kỷ lục bị phá vỡ (lũ lụt, động đất, nhiệt độ lạnh, cầu lửa từ thiên thạch và hạn hán). Ngoài năm 2000, tám năm vừa qua (2006 - 2013) là những năm hỗn loạn nhất kể từ khi dữ liệu được ghi lại vào năm 1980.
Việc các thảm họa thiên nhiên và những "triệu chứng" mô tả ở các chương trước đang trở nên dày đặc và dữ dội hơn gợi ý rằng Nemesis và đám mây sao chổi đi cùng nó vẫn chưa đạt đến điểm cận nhật (điểm gần Mặt Trời nhất) và có thể vẫn đang tiến đến gần ở đâu đó phía xa bên ngoài hệ mặt trời. Cho tới khi Nemesis vượt qua điểm cận nhật, có nhiều khả năng trong những năm tới chúng ta sẽ chứng kiến sự gia tăng trong cả tần suất và cường độ những ảnh hưởng của nó. Và không, có rất ít khả năng một vật thể như vậy sẽ tiến vào khu trung tâm hệ mặt trời. Tất cả các hiện tượng mô tả trong cuốn sách này đều chỉ là kết quả của sự rối loạn điện đối với Mặt Trời và sự gia tăng số lượng sao chổi tiến vào hệ mặt trời gây ra bởi sự tiến đến gần của Nemesis.
Tất cả những hiện tượng kể trên - suy giảm hoạt động của Mặt Trời, gia tăng hoạt động sao chổi và các thảm họa thiên nhiên, sự lạnh đi toàn cầu, sự gia tăng số lượng hố sụt, sự rối loạn của các dòng hải lưu đại dương và dòng tia khí quyển, v.v... - đều thường bị coi là những sự "bất thường" hiếm hoi, và được giải thích, khi có thể, bằng một hoạt động của con người nào đó (ví dụ biến đổi khí hậu do con người gây ra, "chemtrail" do các chính phủ gây ra, "thử nghiệm tên lửa" hay rác vũ trụ để che giấu cầu lửa từ thiên thạch, ống nước vỡ để giải thích hố sụt, v.v...). Trong khi bản chất của chúng đôi khi được thừa nhận, các nguồn chính thống giảm thiểu việc đăng tải những "hiện tượng bất thường" đó và hậu quả của chúng một cách có hệ thống. Các nhà chức trách coi chúng là vô hại, vô nghĩa, không thay đổi (về mặt tần suất) và do đó không liên quan với nhau.
Nhưng điều đó hoàn toàn không đúng. Những "hiện tượng bất thường" ấy không phải là do ngẫu nhiên hay do hoạt động con người. Chúng là kết quả của những thay đổi cơ bản trong vũ trụ. Chúng không phải là vô hại; mức độ tàn phá của chúng đang trở nên ngày một lớn hơn, và chúng gây ra ngày càng nhiều thảm họa thiên nhiên tàn phá và giết hại người dân. Tần suất của chúng không ổn định; chúng đã và đang gia tăng từ đầu thế kỷ này. Và suy cho cùng, cực kỳ ít khả năng là chúng không liên quan với nhau. Thay vào đó, có nhiều khả năng chúng đến từ cùng một nguyên nhân cơ bản: sự tiến lại gần của vật thể đồng hành của Mặt Trời, Nemesis, và đám mây sao chổi của nó. Do vậy, tất cả chúng đều liên quan đến một hiện tượng cơ bản, đang gia tăng và mang tính toàn cầu, và chúng ảnh hưởng tất cả mọi vùng trên hành tinh này.
Trong nhiều thập kỷ, một số nhà khoa học "dị giáo" đã nghiên cứu về bản chất điện của vũ trụ, chu kỳ sao chổi, ảnh hưởng của hoạt động mặt trời lên Trái Đất, và các thảm họa theo chu kỳ. Những công trình của họ là sự thách thức căn bản đối với các giáo điều chính thống, thứ cho rằng chúng ta sống trong một vũ trụ ổn định và không có biến động.
Vấn đề với các "giáo sĩ" của khoa học chính thống là ở chỗ, nếu họ thừa nhận vai trò của Mặt Trời, vật thể đồng hành của nó và đám mây sao chổi trong các hiện tượng ấy, họ cuối cùng sẽ phải đối mặt với những câu hỏi căn bản: "Cái gì điều khiển hoạt động của Mặt Trời?" "Chúng ta có chút khả năng nào để gây ảnh hưởng lên những hiện tượng ấy không?" "Cái gì đang chờ đợi chúng ta trong tương lai?" "Cái gì là nguyên nhân của những thay đổi đang diễn ra?"
Chiến dịch xuyên tạc thông tin khổng lồ mà các nhà chức trách đang tiến hành đối với các "hiện tượng bất thường" này bị tiết lộ bởi những lý thuyết đáng ngờ của họ. Chiến dịch ấy và những lý thuyết ấy tìm cách che giấu nguyên nhân chung kết nối tất cả các hiện tượng ấy, mức độ nghiêm trọng thực sự của tình hình, và kết quả có nhiều khả năng đang chờ đợi chúng ta trong tương lai gần. Nếu người dân biết được sự thật, họ sẽ nhận ra tương lai nào đang chờ đợi họ. Họ sẽ nhận ra những lời dối trá họ vẫn đang được nghe. Họ sẽ nhận ra rằng tầng lớp cai trị không nghĩ đến lợi ích của họ, và rằng có rất nhiều điều có thể làm cho lợi ích chung của cả nhân loại nếu giai cấp cai trị ngừng sự tàn phá, giết chóc và hủy hoại trên khắp Trái Đất này và bắt đầu thực hiện trách nhiệm của họ.
Và họ thậm chí có thể nhận ra - như một số dân tộc đã nhận ra trong quá khứ - rằng chính tầng lớp cai trị, những kẻ lẽ ra có nhiệm vụ bảo vệ họ, lại rất có thể chính là nguyên nhân của tình hình nghiêm trọng và tương lai ảm đạm hiện nay của chúng ta. Đó là điều mà chúng tôi sẽ tập trung vào trong phần cuối của cuốn sách này.
Nhận xét: Xem thêm các chương khác của cuốn sách Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ để hiểu thêm về quá trình biến đổi Trái Đất, trong đó bao gồm cả biến đổi khí hậu, đang diễn ra trên hành tinh này.