july
Nhiều người phải nhảy xuống biển để thoát khỏi đám cháy rừng ở Hy Lạp. Ít nhất 80 người chết.
Tháng này được đánh dấu bởi những lượng mưa khổng lồ rơi xuống trong thời gian rất ngắn trên khắp thế giới, giết hại hàng ngàn người, khiến hàng triệu người phải sơ tán... và gây thiệt hại mùa màng nhiều hơn nữa.

Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia, Philippines, Việt Nam, Nam Phi, Nepal, Pakistan, Ấn Độ, Thụy Điển, Nga, Ý và Mỹ là những nơi bị ảnh hưởng nặng nhất bởi những trận mưa xối xả và các trận lũ quét sau đó, 200 người chết và hàng ngàn người mất nhà cửa.

Ý, Brazil và Nam Phi cũng nhận các đợt mưa tuyết trái mùa hoặc 'hiếm gặp' trong tháng này, khiến dân chúng địa phương rất ngạc nhiên.

Trong khi 'bầu trời mở ra' ở nhiều nơi, nắng nóng, hạn hán và cháy rừng tấn công California, Thụy Điển, Na Uy và Hy Lạp. Hy Lạp cũng là nơi bị thiệt hại nặng nhất với 94 người chết, 2500 km2 bị thiêu hủy. Hàng trăm người phải chạy ra bờ biển nhảy xuống nước để thoát khỏi đám lửa.


Những đám cháy rừng ở California là đáng kể, tuy nhiên chưa có kỷ lục nào bị phá. Đợt cháy rừng năm 1937 vẫn giữ kỷ lục với gần 90.000 km2 bị thiêu hủy. Ngay cả khi cộng tất cả diện tích rừng bị cháy trong 5 năm qua cũng chưa đủ để phá kỷ lục đó. Thêm vào đó, từ những năm 1930, số vụ cháy rừng trong bang này mỗi năm đã giảm xuống.

Điều này cũng áp dụng với các đám cháy rừng ở Châu Âu: Không có kỷ lục nào bị phá và số đám cháy mỗi năm đang đi xuống kể từ những năm 1980, như Adapt 2030 đưa tin. Nhiệt độ nắng nóng trong tháng 7 ở Châu Âu không thể so được với những năm 1930, đấy là chưa kể những đợt nắng nóng cực độ ở Châu Âu và hầu hết Hoa Kỳ trong nhiều năm vào cuối thế kỷ 19.

Một lần nữa, chúng ta thấy truyền thông tập trung vào và phóng đại lên những đợt nắng nóng và đám cháy rừng riêng lẻ. Một dòng tít thậm chí còn tuyên bố rằng thế giới chưa từng thấy nhiệt độ cao như vậy từ khi nền văn minh loài người ra đời (10.000 năm trước), một tuyên bố hoàn toàn sai.

Nhiệt độ bề mặt Trái Đất quả có gia tăng do hoạt động địa chất và núi lửa và tia nắng trực diện của Mặt Trời do lớp từ quyển suy yếu. Nhưng điều bị bỏ qua trong cơn sốt truyền thông là nhiệt độ ở những tầng cao của khí quyển đang giảm mạnh. Bằng chứng cho điều này là sự gia tăng của các hiện tượng hào quang mặt trời và mặt trăng, mây dạ quang, mây ngũ sắc, những trận mưa đá ngày một lớn hơn, và dĩ nhiên, cả những đợt tuyết rơi trái mùa ngày càng thường xuyên. Và đừng quên là chúng ta có tuyết rơi trái mùa ở cả bắc lẫn nam bán cầu trong cả tháng 6 và tháng 7 năm nay.

Vậy nên đừng bị lừa, nhiều hiện tượng biến đổi trái đất chúng ta đang thấy hiện nay là do sự suy yếu của hoạt động mặt trời, sự suy yếu của lớp từ quyển, cũng như sự gia tăng của tia vũ trụ. Và tất cả những biến đổi đó không chỉ giới hạn ở Trái Đất, chúng ta thấy các biểu hiện tương tự trên các hành tinh khác trong hệ mặt trời. Như ai đó từng nói, "không phải bằng lửa, mà bằng băng..."

Nếu bạn thích video này, hãy chia sẻ nó!

Xem cuốn sách Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ của chúng tôi, hiện đang được dịch sang tiếng Việt, để hiểu về quá trình biến đổi Trái Đất đang diễn ra và những ảnh hưởng sâu rộng của nó đối với con người.