siberia methane bubble
© Alexander Sokolov/VestiCác nhà khoa học phát hiện 15 "bong bóng" chứa đầy khí metan và CO2.
Các đồng bằng của vùng lãnh nguyên phía bắc Siberia ngày càng trở nên kì lạ trong vài năm qua - các nhà khoa học đã phát hiện ra những hố khổng lồ cũng như một vực thẳm khổng lồ mà người dân địa phương gọi nó là "cửa ngõ vào thế giới ngầm". Nhưng bây giờ một hiện tượng hiếm thấy khác đã xuất hiện: mặt đất trở nên co giãn lạ thường dưới chân con người. Hiện tượng này xảy ra trên đảo Belyy ở Siberia.

Tờ báo Siberian Times vừa đăng tải một video cho thấy một nhà nghiên cứu bước đi trên mặt đất tưởng chừng như rất bình thường - cho đến khi nó bắt đầu "lắc lư" một cách kỳ lạ, giống như thạch vậy:

Theo Siberian Times, 15 trường hợp như vậy đã được phát hiện trên hòn đảo này cho đến nay, trung bình đường kính mỗi khu vực như vậy là khoảng 1 mét.

Hai nhà nghiên cứu môi trường Alexander Sokolov và Dorothee Ehrich lần đầu tiên phát hiện hiện tượng này vào năm ngoái. Họ đã làm việc trên các hòn đảo ở Biển Kara trong nhiều năm - đó là nơi phổ biến để theo dõi biến đổi khí hậu nhờ số lượng lớn gấu Bắc Cực đang sinh sống ở đây. Họ tìm ra hiện tượng mặt đất lồi lên và co giãn như thế này hoàn toàn tình cờ, và họ cũng rất ngạc nhiên khi tìm thấy chúng ở đó một lần nữa trong năm nay.


Trong chuyến thám hiểm mới nhất của họ, họ đã nhổ cỏ cũng như đào đất từ một trong những khu vực trên và phát hiện có không khí thoát ra ngoài, cho thấy rằng nó có chứa nhiều khí metan hơn khoảng 200 lần, đồng thời lượng cacbon dioxit cũng nhiều hơn 20 lần so với không khí bình thường

Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng này là gì? Các nhà khoa học sẽ nghiên cứu kĩ càng hơn trong tương lai, nhưng một giả thuyết đã được đưa ra, đó là đợt nắng nóng gần đây của châu Âu làm tan băng vĩnh cửu của lãnh nguyên, giải phóng khí metan ngay dưới bề mặt.

"Có khả năng 10 ngày nhiệt lượng tăng bất thường là nguyên nhân chính khiến lớp băng vĩnh cửu tan ra với tốc độ nhanh hơn và làm lượng lớn khí thoát ra ngoài", Sokolov nói với Siberia Times.

"Các nhà địa chất cho rằng có thể khí bị rò rỉ từ dưới lòng đất nhưng điều đó thực sự khó xảy ra." Sokolov cũng chia sẻ.

Mặc dù chưa có nghiên cứu để chứng minh giả thuyết trên, nhưng hiện tại giả thuyết đó là có khả năng nhất - metan rò rỉ bởi sự tan chảy băng vĩnh cửu. Gỉa thuyết trên cũng được cho là nguyên nhân xuất hiện các hố sụt lạ và các miệng hố xuất hiện ở Siberia năm 2014.

"Điều đáng lo ngại hơn là tất cả lượng khí metan bị rò rỉ này thực sự sẽ làm hiện tượng ấm lên toàn cầu trở nên trầm trọng hơn nữa. Một nghiên cứu đã ước tính rằng vào năm 2100, lượng khí thải cacbon rò rỉ khi băng vĩnh cửu tan chảy sẽ lên đến 205 tỉ tấn nếu biến đổi khí hậu tiếp tục diễn ra" Sarah Emerson chia sẻ với MotherBoard.

Hiện tượng bong bóng trên đảo Belyy này có thể là một dấu hiệu cho dự báo trên, và khi Trái Đất vừa trải qua 14 tháng nóng kỷ lục liên tiếp, điều đó ngày càng trở nên đáng sợ hơn bao giờ hết.

"Đây thực sự là một vấn đề rất nghiêm trọng", Sokolov nói. "Trong tương lai, chúng ta cần phải quan tâm nghiên cứu sâu hơn về hiện tượng này."

Nhóm nghiên cứu hiện sẽ tiếp tục nghiên cứu các lãnh nguyên cho đến ngày 15 tháng 8 để có được cái nhìn sâu sắc hơn vào những gì đang xảy ra, và các nhà địa chất cũng sẽ giám sát khu vực này chặt chẽ hơn.

Chúng ta hãy hi vọng rằng lãnh nguyên Siberia sẽ ít các "bong bóng" hơn, vì đến khi các bong bóng "metan" nổ ra trên toàn thế giới, điều đó sẽ thực sự sẽ trở thành thảm hoạ.