pesticides
© sustainablepulse.com
Glyphosat là sản phẩm của Monsanto, ở Đức mỗi năm được sử dụng hàng tấn, trong nông nghiệp, trong các nhà vườn với cái tên Roundup hay Glyfos. Giống như chất độc da cam từng được sử dụng ở Việt Nam, người ta thường cho rằng Glyphosat không hề độc hại và nếu như ai đó ở Đức có thể chứng minh rằng Roundup độc hại ngay lập tức sẽ bị các luật sư của Monsanto bóp miệng cho chết.

Cho tới khi tổ chức y tế thế giới(WHO) vào cuộc. Các cuộc điều tra của họ đã chứng minh rằng Glyphosat rất độc hại và dễ gây ra bệnh ung thư.

Glyphosat là loại thuốc diệt cỏ độc hại với hầu hết các loại thực vật. Được đăng ký bản quyền từ năm 1971, chỉ riêng Roundup mỗi năm Monsanto thu về khoảng 2 tỷ USD. Kể từ khi thời gian bảo vệ bản quyền cho Glyphosat hết hạn đã có rất nhiều các công ty khác sản xuất theo công thức đó và số Glyphosat bán trên thị trường hiện nay có khoảng 50% được sản xuất tại Trung Quốc.

Cho tới nay bất kể trường đại học nào, bất kể tổ chức nào công bố các cuộc điều tra về Glyphosat và cho rằng nó độc hại, nó là quả bom nổ chậm, tập đoàn Monsanto ngay lập tức sẽ sử dụng các luật sư, tòa án để bịt miệng. Trong cuộc điều tra mới đây nhất, hồi tháng 3 năm 2015 của cơ quan nghiên cứu về bệnh ung thư thuộc WHO, Glyphosat là chất thuộc nhóm 2A, tức là thuộc vào nhóm khả năng gây ra căn bệnh ung thư rất lớn cho người và thú vật. Ngoài ra cuộc điều tra cũng dựa vào nghiên cứu từ các quốc gia như Mỹ, Thụy Điển, Canada và một số nước khác và các nhà khoa học đã đi tới kết luận rằng, Roundup là chất chắc chắn gây ra căn bệnh ung thư trên thú vật. Trên cơ thể con người thì các nhà khoa học chắc chắn rằng, Glyphosat có thể gây ra căn bệnh ung thư máu và ung thư phổi.

Ở Thụy Sĩ mỗi năm người ta bán ra vào khoảng 300 tấn Glyphosat. Ở Đức con số đó vào khoảng 500 tấn và được phun trên diện tích chiếm 39% đất trồng trọt của Đức. Các loại thực vật thường được sử dụng Glyphosat là cải dầu, các loại đậu, đại mạch vụ đông, lúa mì vụ hè. Trước khi thu hoạch người ta sẽ phun Roundup để thúc đẩy cho các loại có thể thu hoạch cùng một lúc. Sau khi thu hoạch xong họ sẽ tiếp tục phun một lần nữa để diệt cỏ dại trước khi gieo trồng vụ sau.

Glyphosat không chỉ nguy hiểm với người và thú vật, tồn tại trong các loại vật nuôi, cây trồng mà còn kịch độc với các nguồn nước. Sau những cơn mưa, khi Glyphosat chưa tiêu hết sẽ theo nguồn nước ra các con kênh, sông ngòi, sẽ giết chết toàn bộ những thứ trong nguồn nước ấy: Cây cỏ, rong rêu, cá tôm,.... chưa kể lượng lớn Glyphosat sẽ thấm xuống nguồn nước, gây ảnh hưởng lâu dài tới đời sống của con người.

Bên cạnh các căn bệnh tiềm ẩn Glyphosat cũng được cho là nguyên nhân gây ra bệnh tự kỷ cho rất nhiều đứa trẻ sinh ra. Đó là kết quả cuộc nghiên cứu của bà Stefanie Seneff, nhà khoa học của trường MIT (Massachusetts Institute of Technology). Bà cho rằng, việc sử dụng Glyphosat như hiện nay ở Mỹ có thể sẽ khiến vào năm 2025 cứ hai đứa trẻ ra đời sẽ có tới một đứa bị bệnh tự kỷ.

Một số người cho rằng, Glyphosat chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới những người làm nông nghiệp thì đó là quan điểm sai lầm. Glyphosat có mặt ở khắp mọi nơi: trong bột mì, đường, các loại ngũ cốc và trong cả nước uống. Đó là các cuộc nghiên cứu ở châu Âu khi người ta bàng hoàng vì phát hiện Glyphosat có mặt trong cả nước vệ sinh thải ra trong các thành phố lớn.

Lược dịch từ nguồn: zentrum-der-gesundheit.de (trung tâm y tế)