putin gold
Theo một báo cáo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), trong nửa đầu 2016, hàng tháng nước Nga đã mua khoảng 14 tấn vàng. Số vàng này cao hơn mức 11 tấn mua vào của Trung Quốc và cao hơn hẳn so với các nước khác trên thế giới.

Cũng theo IMF, Nga và Trung Quốc chiếm gần 85% lượng vàng mà ngân hàng trung ương các nước mua trong vòng 2 năm qua. Nếu chỉ tính trong quý I/2016, theo Hội đồng vàng thế giới, dự trữ vàng của nước Nga đã tăng thêm 45,8 tấn, cao hơn 52% so với cùng kỳ năm trước đó.

Hiện tại dự trữ vàng của Nga đã lên tới gần 1.500 tấn. Với nỗ lực mua vàng bắt đầu từ trong năm 2015, Nga đã vươn lên vị trí thứ 7 trong bảng xếp hạng chủ sở hữu vàng lớn nhất thế giới, chỉ sau Mỹ (khoảng 8.100 tấn), Đức (3.400 tấn), IMF (2.800 tấn), Ý (2.450 tấn), Pháp (2.400 tấn) và Trung Quốc (khoảng 1.700 tấn).


Nhận xét: Mặc dù trên giấy tờ, Mỹ vẫn là nước dự trữ vàng nhiều nhất thế giới. Nhưng thử hỏi bao nhiêu phần trong số vàng đó còn trong kho?


Động thái của Ngân hàng Trung ương Nga được đưa ra trong bối cảnh GDP của nước này đã suy giảm liên tục kể từ quý I/2015 do tác động của giá dầu giảm sâu và lệnh trừng phạt của phương Tây.

Vào tháng 6/2015, Phó thống đốc thứ nhất của Ngân hàng Trung ương Nga Dmitry Tulin cho hay giới làm luật có ý định nâng dự trữ quốc tế của Nga lên 500 tỷ USD trong vòng 3 đến 5 năm.

Ngân hàng Trung ương Nga trước đây từng chi tiêu dự trữ để chống đỡ giá trị đồng rúp. Đến tháng 11/2014, giới chức nước này chuyển sang cơ chế tỷ giá thả nổi và bắt đầu dành dụm tiền bạc để tăng dự trữ quốc gia.

Động thái của Nga được giới phân tích lý giải rằng, các nhà lãnh đạo nước này giờ đây coi vàng và ngoại tệ mạnh nằm trong ngân hàng là sự đảm bảo tốt nhất cho sự độc lập tài chính của Nga. Vàng trở thành tài sản trú ẩn an toàn trong bối cảnh Nga chịu nhiều rủi ro kinh tế từ bên ngoài, đặc biệt là sự sụt giảm của giá dầu.

Giáo sư Carlos Fernandez nhận định trên MarketWatch, Nga mua vàng là cách để giảm sự phụ thuộc vào đồng USD và để nước này cảm thấy an toàn hơn khi có nhiều khoản nợ tính bằng đồng USD. Bên cạnh đó, việc bổ sung dự trữ vàng có thể là do bất mãn với lợi nhuận thấp hoặc lãi âm từ tiết kiệm bằng đồng euro.

Một số chuyên gia cho rằng, ông Putin đang cố gắng làm suy yếu sức mạnh của Mỹ và châu Âu. Mua vàng là một phần trong kế hoạch lâu dài thống trị thế giới của ông Putin, giống như những gì mà Trung Quốc làm để đè bẹp đồng tiền của Mỹ.

Trung Quốc cũng có động thái tương tự như Nga. Thậm chí, tháng 5 vừa qua, Trung QUốc đã hoàn tất thương vụ mua lại hầm vàng 2.000 tấn của Anh

Tờ báo Die Welt của Đức từng bình luận rằng, những hành động của Moscow và Bắc Kinh không làm cho Mỹ thấy ngạc nhiên và Washington đã chuẩn bị sẵn những phương án đối phó.

Các chuyên gia cho rằng, Mỹ đã dùng các biện pháp tài chính có liên quan đến đồng USD để gây sức ép ngược với Nga và Trung Quốc, dẫn đến làm giá vàng tụt xuống và giá đồng USD lại tăng lên.

Ngoài ra, Nga và Trung Quốc khó mà gây sức ép "bằng vàng" đối với Mỹ, bởi chừng nào tất cả các giao dịch toàn cầu vẫn còn diễn ra thông qua đồng USD thì cố gắng nhỏ nhoi của Moscow và Bắc Kinh sẽ khó mà làm suy suyển dù chỉ cọng lông của Mỹ.

Trong khi đó, Ngân hàng trung ương các nước khác trong quá trình tái đầu tư, thường lựa chọn đồng USD, chủ yếu là mua trái phiếu của Chính phủ Mỹ (gồm cả Nga-Trung). Điều đó cho phép Washington vay nợ vô thời hạn trên khắp thế giới mà không bao giờ lo vỡ nợ.



Nhận xét: Trước đây, các nước buộc phải tái đầu tư vào đồng USD vì dầu mỏ và nhiều loại hàng hóa khác chỉ được thanh toán bằng đồng USD. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều nước sẵn lòng bán dầu và hàng hóa bằng các đồng tiền khác (như Iran, Nga, Trung Quốc). Trong hoàn cảnh như vậy, có ai còn muốn tiếp tục nai lưng ra làm để lấy đồng tiền mà Mỹ có thể in ra bao nhiêu tùy thích? Và liệu đồng USD có còn là bất khả xâm phạm không?