Ice covered car
Năm 2015 cả Italia có vào khoảng 5 triệu gia đình không có khả năng chi trả tiền điện, ở Đức là 7 triệu hoặc Pháp là 8 triệu. Mùa đông năm 2015 vừa qua, toàn khu vực châu Âu có vào khoảng 40 ngàn người chết do sống trong điều kiện quá lạnh, không có lò sưởi vì không thanh toán nổi hóa đơn điện và khí đốt. Người ở châu Âu gọi đó là những người nghèo năng lượng, tính toàn bộ châu Âu, số người đó chiếm tối thiểu 10% dân số.

Tại sao?

Trong vòng 8 năm qua, giá điện bình quân ở khối EU đã tăng lên 42%. Cùng thời gian đó ở Mỹ con số ấy chỉ là 16%. Tăng mạnh nhất là khu vực đông Âu, như Bulgarie chẳng hạn, tiền điện chiếm khoảng 50% thu nhập của người dân. Ở Tây Ban Nha, số người dân nghèo "năng lượng" chiếm khoảng 28% dân số.

Tư nhân hóa, tự do trong thị trường năng lượng, mục tiêu của khối EU từ 20 năm về trước là nguyên nhân đẩy hàng triệu người vào hoàn cảnh kể trên. Khởi đầu là nước Anh dưới thời của bà Thatcher khi cho tư nhân hóa không chỉ toàn bộ ngành năng lượng vào năm 1979 mà còn cả các ngành viễn thông và đường sắt. Giá điện thời gian đầu có giảm do cán cân cung cầu nhất thời mất thăng bằng. Tuy nhiên do cạnh tranh tự do, mất giá khiến cho các nhà cung cấp nhỏ lẻ bị phá sản, một thời gian sau các tập đoàn lớn thâu tóm dẫn tới thị trường năng lượng hoàn toàn do các nhà tài phiệt chi phối.

Nhìn vào gương nước Anh khi mới cho phép tự do, liên minh châu Âu đã được chứng minh cho thấy mặt phải khi tư nhân hóa ngành rường cột của mỗi quốc gia nhưng lại không thấy hậu quả về sau này. Đó là giá điện ở Anh cũng tăng lên nhanh chóng, đẩy hàng triệu người vào hoàn cảnh không có khả năng chi trả. "Heat or eat", "sưởi ấm hay là ăn" một khẩu hiệu thường ngày ở Anh và đó cũng là lựa chọn cay đắng cho nhiều người dân ở đây.

Người "nghèo năng lượng" ở châu Âu

Trong các nước EU, giá điện cao nhất là Đan Mạch với trên 30 Cent(Euro) /KWh. Tiếp theo đó là Đức với 30,7 Cent, Italia với 25 Cent, Irland 24 Cent, Tây Ban Nha 21 Cent.

Nếu chỉ tính giá điện dùng cho nhà riêng, giá điện bình quân ở EU trong 10 năm qua đã tăng lên khoảng 56%. Bình quân toàn khu vực giá điện ở mốc 21 Cent / KWh.

Nếu tính theo thu nhập, số người không có khả năng trả hóa đơn tiền điện, toàn khu vực, Bulgari đứng đầu với 33%. Nghịch lý ở đây giá điện Bulgari thuộc diện thấp so với các nước khác nhưng vì thu nhập của người dân còn rất thấp so với giá thành đồng thời nhà nước không có chính sách hỗ trợ nên có rất nhiều người rơi vào hoàn cảnh "nghèo năng lượng". Tiếp theo đó là Kroatia với 30%, Rumani 29%. Các nước có số người "nghèo năng lượng" tức là không có khả năng chi trả tiền điện thấp nhất là ở Luxemburg và Thụy Điển với 3% dân số. Con số ấy ở Đức năm 2013 là 3,6% và năm 2014 là 4,2%, tức là tăng 17% trong vòng 1 năm.

Nếu nước Nga đóng van khóa khí đốt sang Đức từ tháng 9 tới tháng 2, nước Đức trụ được bao lâu?

Cho tới nay nước Đức đã xây dựng rất nhiều các khu vực dự trữ khí đốt đưa tổng số lên tới 23 tỷ mét khối. Như vậy với nhu cầu 51,2 tỷ mét khối mỗi năm, chủ yếu từ tháng 9 tới tháng 2, lượng khí đốt dự trữ chỉ đủ cho khoảng 3 tháng, 3 tháng còn lại không có bất cứ nguồn nào khác thay thế.
Đó là bản báo cáo của bộ kinh tế liên bang Đức gửi ủy ban châu Âu được tờ Spiegel đăng tải.

Nếu sử dụng nguồn khí hóa lỏng (ví dụ từ Mỹ), tối đa cũng chỉ được thêm khoảng 2 tỷ mét khối, không đủ cho nước Đức dùng 1 tuần. Từ Na Uy, nếu nhập khí đốt thì nước này cũng chỉ có khả năng cung cấp cho Đức khoảng 0,75 tỷ mét khối.

3 tỷ mét khối thay thế có thể được cung cấp từ các nguồn hạn chế, được cung cấp từ các ngành công nghiệp khác, ví dụ nguồn chất đốt khác không phải khí đốt cho các nhà máy điện sử dụng khí đốt (Ví dụ cồn hóa lỏng để đốt thay vì khí đốt).

Nếu điều đó xảy ra, cả nước Đức chỉ còn một số đối tượng được cung cấp khí đốt bao gồm:
  1. Khách hàng ưu tiên, tức là các xưởng sản xuất và cung cấp lò sưởi cho các hộ sử dụng hệ thống lò sưởi công.
  2. Các nhà máy sử dụng khí đốt để cung cấp năng lượng.
  3. Các nhà máy.
  4. Các nhà máy điện khác.
Như vậy hầu hết các hộ riêng ở Đức sẽ phải sống trong tình trạng không có lò sưởi, không có khí đốt. Số hộ tư nhân đó cho tới nay sử dụng mỗi năm 26 tỷ mét khối, còn lại là cho công nghiệp. Như vậy ngoài số hộ tư nhân sử dụng khí đốt, nhiều nhà máy sẽ phải đóng cửa. Trong thời gian một mùa đông không có khí đốt của Nga, kinh tế của Đức có thể nói sụp đổ hoàn toàn!

Tuy nhiên phụ thuộc nhiều nhất chưa phải là Đức. Nếu Nga đóng van khí đốt, ngành năng lượng Phần Lan sẽ sụp đổ ngay trong vòng 1 tháng. Sau 3 tháng là thêm Ba Lan. 6 tháng sau đó thêm các nước như Áo, Thụy Sĩ, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Italia, Pháp,.... Các nước có thể trụ được lâu hơn đó là Hà Lan, Anh, Na Uy, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đan Mạch và Thụy Điển.