Wall Street
Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đang ngày càng trở nên tội lỗi và mâu thuẫn. Theo nhà khoa học chính trị Nga Vladimir Lepekhin, nhà nước này từ lâu đã bị các công ty xuyên quốc gia thâu tóm. Ông Lepekhin viết:

Chính sách đối ngoại của Mỹ từ lâu đã trở nên không nhất quán, như những gì chúng ta đang nhìn thấy ngày hôm nay. Đến mức mà cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã trao bản đồ vị trí nhóm cực đoan "Nhà nước Hồi giáo" ở Syria cho Nga.Vì sao ông ta lại hành động như vậy? Đó là sự phản bội lợi ích quốc gia, sự thách thức cho Barack Obama, hay là một kiểu trả thù dành cho thế hệ các chính trị gia Mỹ hiện nay, đã đẩy đất nước vào chỗ bế tắc? Có thể tìm ra lời giải đáp cho những câu hỏi này, nếu chú ý xem xét, hệ thống chính trị Mỹ hiện nay đã tổ chức như thế nào, tuy chính thức được gọi là "dân chủ", nhưng hoàn toàn không hề xứng đáng với cái tên như vậy.

Hệ thống chính phủ của Mỹ là một chính thể tài phiệt điển hình (nhóm quyền lực) kể từ khi thành lập Hoa Kỳ. Bởi vì, ai là cha đẻ của nhà nước này, nếu như không phải là người đứng đầu các tập đoàn lớn nhất nước Mỹ và các nhóm doanh nghiệp? Vài tháng trước đây, ông Lawrence Wilkerson — cựu chánh văn phòng của Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell, đã nói rằng lãnh đạo Hoa Kỳ không phải là tổng thống, mà là giới tài phiệt. Theo ý kiến của chính khách này, "ở Mỹ có khoảng 400 người mà tài sản vượt quá con số nghìn tỷ USD. Chính quyền nằm trong tay của nhóm người chiếm khoảng 0,001% dân số này."

Thật vậy, ngày nay, khoảng hơn chục gia tộc doanh nghiệp lớn đang chia nhau các khu vực ảnh hưởng, và chính họ, chứ không phải là người nộp thuế Mỹ hay các chính khách quyết định đường lối của nhà nước. Hiện nay, ở Hoa Kỳ, quyết định viện trợ quân sự cho nước nào không phải là nhà nước, mà là các tập đoàn sản xuất vũ khí hoặc kiếm tiền bằng việc cung cấp vũ khí và "phục hồi" thành phố bị phá hủy bởi bom đạn Mỹ. Và các cuộc tranh luận tại Quốc hội về một quyết định nào đó không phải là tranh luận giữa đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ, mà trong thực tế, chính là tranh luận giữa các nhà vận động hành lang của các tập đoàn khác nhau, trong đó chiến thắng thuộc về người có khả năng chi trả cao nhất.

Theo các phương tiện truyền thông phương Tây, vào kết quả cuộc chiến tranh ở Iraq, chỉ riêng công ty Halliburton của Mỹ đã nhận được hợp đồng dập tắt đám cháy giếng dầu và phục hồi sản xuất dầu tại Iraq với số tiền là 7 tỷ USA (về sau còn có một số hợp đồng tương tự như vậy). Các nhà xây dựng thì quan tâm đến cuộc chiến tranh Iraq. Ví dụ, chi phí ban đầu khôi phục lại đường sá giao thông, cầu cống và cơ sở hạ tầng khác bị phá hủy ở Iraq được ước tính khoảng 20 tỷ USD. Đấy là chưa nói đến các bảo tàng quy mô lớn bị cướp phá ở Iraq, từ đó đã mang về Hoa Kỳ khoảng 90.000 cổ vật.

Trong thực tế, trong trường hợp Mỹ, các nước đang đương đầu không phải với nhà nước, mà là với toàn bộ các tập đoàn bán hình sự, đang tổ chức khắp nơi trên thế giới các cuộc chiến tranh và xung đột quân sự với tư cách là dự án kinh doanh.

Hôm nay, cựu Thủ tướng Anh Tony Blair đã xin lỗi về một thực tế là trong năm 2003 ông ta đã quyết định sai lầm về Iraq, quên nói với các nhà báo, vì những cân nhắc nào mà ông đã vận động cho quyền lợi của các công ty xuyên quốc gia hàng đầu, cũng như các tập đoàn phương Tây đã thu được bao nhiêu lợi nhuận trong chiến dịch Iraq. Tôi cho rằng, khoảng 5-10 năm tới, một số chính trị gia phương Tây cũng sẽ "hối tiếc" vì đã ủng hộ chiến binh Hồi giáo ở Syria hiện nay.

Xin lưu ý rằng Syria là đất nước mà các công ty Mỹ không có lợi ích thương mại trực tiếp và quy mô lớn, ngoại trừ các hợp đồng quân sự tiêu chuẩn. Syria không hoàn toàn là dự án của Mỹ. Bằng kinh nghiệm được Hoa Kỳ dạy bảo, các vệ tinh của Mỹ từ các nước ở bán đảo Ả Rập (đặc biệt là Saudi Arabia và Qatar) đã quyết định hành động theo phương cách tương tự mà Hoa Kỳ đã áp dụng ở Iraq, Afghanistan và Libya. Họ đã khởi động cuộc chiến ở Syria như là một dự án kinh doanh. Sự quan tâm chính của những kẻ chủ mưu gây ra cuộc thảm sát Syria là mong muốn kiểm soát việc vận chuyển khí đốt Qatar sang châu Âu qua Jordan và Syria. Các công ty Mỹ chỉ lên giọng hòa theo chờ hoa hồng hỗ trợ. Đó là lý do tại sao ở Syria không có quân nhân Mỹ hiện diện.

Do các công ty Mỹ không có lợi ích trực tiếp ở Syria nên Bộ Ngoại giao Mỹ có giải pháp mất cân bằng theo hướng này. Các quan chức không có chỉ dẫn rõ ràng từ các tập đoàn lớn nhất nước Mỹ. Obama cũng loay hoay, bởi vì ông ta không phải là người đứng đầu nhà nước theo đúng nghĩa của từ này, mà chỉ là một tay vận động hành lang cho lợi ích của các tập đoàn đã cấp tiền cho chiến dịch tranh cử của ông ta. Đó là lý do tại sao Mỹ không phải là một đối thủ cạnh tranh với Nga trong lĩnh vực Syria.