CIA Mossad Boko Haram
(trích nguồn từ video của Euronews)

Phóng viên Euronews: Thưa ngài tổng thống, ngài đánh giá sao về vai trò ngày càng lớn của các tổ chức khủng bố cực đoan trong các nước Ả Rập như "Nhà nước Hồi giáo", Boko Haram, Al Kaida?

Omar al-Baschir, tổng thống Sudan: Tổ chức nhà nước Hồi giáo ví dụ ra đời nhanh tới mức đáng ngạc nhiên và ngay từ lúc đầu họ đã nắm giữ trong tay rất nhiều quyền lực. Họ không những sở hữu về khu vực đất rộng lớn mà ngay cả rất nhiều vũ khí ví dụ xe bọc thép và chúng tôi hỏi ở đâu ra mà họ có nhiều thế? Kẻ nào đứng đằng sau lưng họ?

Một điều tôi xin nói rõ rằng, những hành động của họ cực kỳ man rợ, họ bêu xấu đạo Hồi và bóp méo hình ảnh tôn giáo thiêng liêng của chúng tôi nhưng họ có vai trò rất lớn nhằm làm méo mó hình ảnh của thế giới đạo Hồi. Thêm vào đó là các sự kiện vẽ biếm họa châm biếm nhà tiên tri Mohamed, giết chết các tù binh cũng như giết chết phi công Jordan bằng cách thiêu sống.


Tất cả những hành động đó thực ra chẳng có mối liên hệ nào tới đạo Hồi. Chúng ta có thể khẳng định rằng, chính sách của nước Mỹ, sự ủng hộ của Israel đã khiến cho rất nhiều người gia nhập các tổ chức đó và tất cả các tổ chức đó đều có bàn tay hỗ trợ rất lớn của một số thế lực quốc tế nhằm vào đạo Hồi.

Chúng ta để ý vào các vụ tấn công, giết người trong thế giới đạo hồi, chúng ta phải tự hỏi: Phải chăng họ muốn phá hoại các nước Hồi giáo? Họ muốn các nước Hồi giáo chia rẽ? Họ muốn đẩy các nước vào cảnh nội chiến?

Ngoài ra một số thanh niên họ tình nguyện gia nhập các tổ chức đó vì họ cảm giác bị cuốn hút bởi những nhân vật truyền giáo trong các tổ chức đó. Họ tin rằng nếu họ buộc vào người một trái bom rồi gây phát nổ thì hành động đó sẽ giúp cho họ được lên thiên đường sau khi chết.

Phóng viên: Vậy ngài tin rằng CIA đứng sau các tổ chức đó?

Omar al-Baschir: Tôi đã từng nói CIA và Mossad đứng sau các tổ chức này bởi vì ngoài hai nước này ra, tức là Mỹ và Israel, không còn bất cứ nước nào khác có mối quan tâm tới các tổ chức khủng bố Hồi giáo cực đoan này. Không có đạo Hồi giáo nào chấp nhận những hành động đó: đánh bom, giết người, tất cả những điều đó trong đạo Hồi đều bị cấm. Nhà tiên tri Mohamed từng nói: Các ngươi nên nhớ rằng đức chúa trời thà để cho nhà thờ bị đốt còn hơn phải giết một người. Vậy thì làm sao có thể có những vụ thảm sát kinh hoàng như vậy được?

Phóng viên: Các tổ chức này có ảnh hưởng hay đang hiện hữu tại Sudan hay không?

Omar al-Baschir: Đã có rất nhiều âm mưu đưa các tổ chức khủng bố đó vào Sudan. Có một nhóm thanh niên Sudan đã sang Irak tham chiến khi người Mỹ xâm chiếm Irak và sau này họ được yêu cầu về Sudan và thành lập chi nhánh của Al Kaida ở đây. Khi ấy họ cũng nhen nhóm hình thành một tổ chức vũ trang nhưng chúng tôi đã kịp thời ngăn chặn. Chúng tôi theo dõi các tổ chức này bằng một chính sách riêng dựa trên nguyên tắc đối đầu với họ bằng tư tưởng, triết lý chứ không sử dụng bạo lực vì bạo lực sẽ chỉ khiến cho họ càng thêm cực đoan. Chính sách của chúng tôi rất thành công khi chúng tôi đưa một nhóm những người truyền giáo tới nói chuyện với đám thanh niên đó trong các trại giam và điều này đã giúp cho họ từ bỏ chủ nghĩa cực đoan của các tổ chức đó. Vấn đề lớn nhất còn tồn tại chỉ là làm sao để mà thông qua đối thoại, dựa vào các nhà truyền giáo của chúng tôi để lôi kéo những thanh niên sang tham chiến ở các nước như Libya, Irak, Somalia trở về nước.

Phóng viên: Ngài có lời khuyên nào cho cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống khủng bố hiện nay?

Omar al-Baschir: Chính sách của nước Mỹ và sự ủng hộ tuyệt đối của họ với Israel cũng như chính sách của Israel với người Palestina là nguồn gốc chính khiến cho nhiều thanh niên gia nhập các tổ chức đó. Chính sách xâm lược của Israel nhằm vào những vùng đất thiêng liêng của người Hồi giáo, xua đuổi người Palestina ra khỏi quê hương của họ, chiếm đóng Jerusalem, những gì xảy ra ở Gaza, chiếm nhà thờ Hồi giáo... tất cả những vấn đề đó khiến cho thanh niên Hồi giáo trở nên cực đoan hơn.