Vietnam parliament chair
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân
Việt Nam sẽ không đưa việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào chương trình nghị sự của kỳ họp Quốc hội sắp tới, một quan chức tiết lộ với Reuters ngày 16/9. Việc này càng khiến cho hiệp định thương mại mang đậm dấu ấn của Tổng thống Barack Obama thêm phần bấp bênh.

Là nước được cho là hưởng lợi nhiều nhất trong thỏa thuận bao gồm 40% kinh tế toàn cầu, Việt Nam được dự kiến sẽ là một trong những nước đầu tiên phê chuẩn TPP. Viễn cảnh đó đã giúp thúc đẩy mức kỷ lục đầu tư nước ngoài hồi năm ngoái trong lĩnh vực sản xuất của Việt Nam.


Nhận xét: Phải nói chính xác là Việt Nam được bảo là sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ TPP. Và những kẻ nói ngon nói ngọt ấy là các chính trị gia và truyền thông phương Tây, tay sai của những tập đoàn đa quốc gia thực sự được hưởng lợi từ hiệp định này.


"TPP sẽ không có trong chương trình nghị sự của Quốc hội vì đề xuất của chính phủ chưa hoàn tất," một nguồn tin từ Quốc hội cho Reuters biết dù không nêu chi tiết.


Nhận xét: Phải chăng chính phủ Việt Nam đang dần nhận ra bộ mặt của chính phủ Mỹ thông qua hành động của họ tại nhiều khu vực khác trên thế giới? Hy vọng là vậy. Dù gì đi nữa thì phải tới ít nhất là giữa năm sau hiệp định này mới có thể được đưa lại vào chương trình nghị sự quốc hội.


Việc Quốc hội Việt Nam phê chuẩn TPP được xem là một hình thức đã được các lãnh đạo hàng đầu của đảng cộng sản chuẩn thuận hồi tháng giêng.

96% thành viên Quốc hội Việt Nam là đảng viên cộng sản và không nghe thấy có sự phản đối nội địa đối với vấn đề TPP. Phiên họp kế tiếp của Quốc hội bắt đầu vào ngày 20 tháng 10.

Báo Thanh Niên ngày 16/9 dẫn lời bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội, cho biết việc phê chuẩn TPP tại Việt Nam sẽ phụ thuộc vào quyết định đảng cộng sản, tình hình toàn cầu, và kết quả của cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ.

Triển vọng để Quốc hội Mỹ chuẩn thuận TPP ngày càng mờ nhạt, cả hai ứng cử viên Tổng thống là Hillary Clinton bên Đảng Dân chủ và Donald Trump bên Đảng Cộng hòa đều phản đối TPP.