Merkel und Obama
Đảng của bà Merkel thất bại trong bầu cử nghị viện

Theo truyền thông Đức, Đảng của nữ Thủ tướng Angela Merkel (đảng Liên minh Dân chủ cơ đốc giáo - CDU) đã thất bại trong cuộc bầu cử nghị viện Đức, khiến chính phủ Liên minh giữa CDU và đảng Dân chủ Xã hội (SPD) sắp giải tán và thành lập một chính phủ mới.

Theo đó, Liên minh Dân chủ cơ đốc giáo chỉ giành được vẻn vẹn 18% trong tổng số phiếu bầu, Liên minh SPD và CDU mất đa số trong nghị viện Berlin. Tờ báo Đức Deutsche Welle nhận định đây là "kết quả tồi tệ nhất trong lịch sử của Đảng này", báo hiệu Đế chế cầm quyền của bà Merkel sắp tàn lụi.

Ở vị trí đầu tiên, chiếm 23 % phiếu bầu là đảng Dân chủ Xã hội. Như vậy, liên minh cầm quyền của SPD và CDU sẽ chấm dứt sự tồn tại, còn Chính phủ mới được thành lập dựa trên một khối Liên minh mới, bao gồm đảng Dân chủ Xã hội, đảng "Xanh" và phái cánh tả.

Việc CDU bị gạt ra khỏi Liên minh cầm quyền, thay vào đó là một số đảng phái khác cho thấy uy tín của bà Merkel và đảng cầm quyền của bà đang sup sụp nghiêm trọng, xuất phát từ nhiều sai lầm trong chính sách đối nội và đối ngoại, khiến dư luận xã hội bất bình.

Tuy bà Thủ tướng cũng đã hủy bỏ chuyến đi đến Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York nhưng động thái đó cũng không cứu vãn nổi thất bại nặng nề. Có vẻ như người dân nước này đã mệt mỏi bởi chính sách di dân của người đứng đầu nội các Cộng hòa Liên bang Đức.

Thực ra, thất bại của bà trong cuộc bầu cử lần này đã được dự báo trước khi Liên minh Dân chủ cơ đốc giáo thất bại thê thảm trước đảng dân túy cánh hữu "Sự lựa chọn vì nước Đức" (AfD) trong cuộc bầu cử Nghị viện bang Mecklenburg-Vorpommern ngày 4/9.

Trong cuộc bầu cử này, đảng Dân chủ Xã hội (SPD) là đảng mạnh nhất với trên 30% số phiếu ủng hộ, thứ hai là AfD với 21%, đảng CDU của bà Merkel chỉ giành được 19% phiếu bầu đứng thứ 3, đảng Cánh tả được 12% và đảng Xanh chỉ chiếm vẻn vẹn có 5%.

Tuy nhiên, dấu hiệu báo trước ngày tàn của Đế chế Merkel đến sớm hơn trong một cuộc trưng cầu dân ý hồi cuối tháng trước. Khi đó, có tới 1 nửa số người Đức được hỏi đã trả lời rằng, họ không còn muốn thấy bà Merkel trên cương vị Thủ tướng đất nước.

Cuộc điều tra xã hội học được tiến hành hôm 25 tháng 8, với 501 người thuộc đủ mọi lứa tuổi, thành phần xã hội và trình độ học thức tham gia, để trả lời câu hỏi: "Bạn có muốn bà Angela Merkel giữ chức Thủ tướng Liên bang Đức sau cuộc bầu cử năm 2017?".

Theo kết quả cuộc khảo sát dư luận do hãng Emnid tiến hành dành cho Bild am Sonntag, được công bố hôm 29/8, chỉ có 42% người Đức ủng hộ việc tiếp tục bổ nhiệm bà Merkel vào nhiệm kỳ thứ 4.

Vì sao bà Merkel và CDU thất bại thảm hại?

Nhiều chuyên gia đã đi tìm lời giải cho sự sụp đổ thêm thảm của hình tượng Merkel sau rất nhiều điều tốt đẹp bà đã làm cho nước Đức. Trong đó, người ta chỉ ra 2 nguyên nhân chính, về đối nội là chính sách nhập cư và về đối ngoại là sự "thần phục tuyệt đối trước Mỹ".

Chính sách nhập cư mâu thuẫn với ý nguyện xã hội

Dự cảm trước những kế quả xấu cho bà Merkel và đảng của bà trong cuộc bầu cử nghị viện, hôm 8/9 tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung (FAZ) đã chỉ ra một số nguyên nhân khiến đế chế của bà Merkel đang lụi bại. Trong đó, nguyên nhân chính là về chính sách đối nội, cụ thể là về vấn đề nhập cư.

Tờ báo này cho biết rằng, sau thất bại ở chính quê hương của Thủ tướng Đức Angela Merkel - bang Mecklenburg-Western Pomerania, bà vẫn không vội vàng từ chối chính sách nhập cư nhiều sai lầm của mình.

Frankfurter Allgemeine Zeitung nhận định rằng, không khó hiểu khi đảng "Sự lựa chọn của nước Đức" (AfD) chủ trương phản đối việc tiếp nhận người tị nạn đã giành được nhiều phiếu bầu (20,8%) hơn "Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo" (CDU) của bà Merkel (19%).

Tờ báo Đức nhận định, bà Merkel đang đặt cược vận mệnh chính trị của mình vào sự thành công của kế hoạch chính sách di cư, nhưng sai lầm đó của bà đã tiêu phí sự tín nhiệm chính trị của bản thân và chính đảng của mình.

"Bằng chứng này là dấu hiệu rõ ràng của sự mẫu thuẫn giữa chính sách của chính phủ và ý nguyện của cộng đồng xã hội trong suốt thời gian dài. Mâu thuẫn này ngày càng gia tăng mà bà Merkel vẫn muốn duy trì nó, khi thậm chí phải đối mặt với thất bại nhục nhã nhất" - tác giả cho biết.

Không chỉ những người thuộc các đảng phái khác hoặc trung lập mà ngay cả nhiều người ủng hộ của CDU đã mất niềm tin là với bà Merkel, họ cho rằng nước Đức đang ở trong những đôi tay "thiếu tin cậy", do đó, việc CDU thất bại là điều đương nhiên.

Tuy nhiên, một luồng quan điểm khác cho rằng, chính sách nhập cư sai lầm của bà Merkel chỉ là hệ quả của chính sách đối ngoại sai lầm "theo Mỹ, chống Nga" một cách cực đoan. Chính điều đó mới là gốc rễ của vấn đề, dẫn đến sự sai lầm trong chính sách đối nội về vấn đề người tị nạn Trung Đông và Bắc phi.

Bà Merkel thất bại bởi "trái tim đập cho nước Mỹ"

Nhà khoa học chính trị kiêm chính trị gia Đức, Giáo sư Jürgen Dittburner viết trên tờ Handelsblatt rằng, "trái tim bà Merkel đập cho nước Mỹ, vì vậy bà ta đang cố gắng gây áp lực đến chính sách của Kremlin mà không nhận ra rằng, không cần phải làm như vậy".

Trong bài báo có tựa đề "Bà Merkel đánh mất thành tựu của nước Đức như thế nào?", ông Dittburner cho biết, ban đầu bà Merkel đã có mối quan hệ tốt đẹp với ông Putin, họ gần gũi nhau vì Tổng thống Nga biết nói tiếng Đức, còn Thủ tướng Đức cũng hiểu tiếng Nga.

Nhưng vì "trái tim của bà Merkel đập cho nước Mỹ", vì vậy từ sau thời điểm cuộc khủng hoảng Crimea, bà Merkel - người sinh ra trên lãnh thổ Đông Đức, đã trở thành một trong những người chống Nga một cách mạnh mẽ nhất - ông Dittburner viết.

Berlin đang cố gắng ảnh hưởng đến chính sách của Moscow, dạy bài học "dân chủ thực sự" cho siêu cường cao tuổi nhất thế giới, bởi bà Merkel đã đánh mất điều quan trọng nhất mà nước Đức đạt được sau 1945 là bác bỏ chủ nghĩa quân phiệt và bây giờ chỉ còn lại "sự vâng phục mù quáng" trước Mỹ.

Sự mất tự chủ về đường lối đối ngoại còn dẫn đến việc Đức vào hùa với Mỹ trong các vấn đề quốc tế, tiêu biểu là trong vấn đề Syria. Đức không đủ can đảm ngăn cản Mỹ tìm cách lật đổ Tổng thống Syria Assad bằng cách nuôi dưỡng khủng bố, hỗ trợ phiến quân đối lập.

Việc a dua với Mỹ để phá hoại hòa bình Trung Đông đã gây hậu quả nặng nề không chỉ cho Đức mà cả toàn châu Âu khi cuộc nội chiến Syria và chiến tranh Libya đã đẩy hàng chục triệu người dân Trung Đông, Bắc Phi tràn sang châu Âu, gây ra vấn nạn di cư lớn nhất trong lịch sử.

Dù bà Merkel có cố gắng sửa sai thế nào bằng chính sách nhập cư thông thoáng thì đó cũng chỉ là "chữa bệnh từ ngọn", còn gốc của bệnh nằm ở Mỹ. Ngày nào Washington còn can thiệp vào tình hình Trung Đông thì vẫn sẽ còn vấn nạn di cư, Đức và châu Âu sẽ gồng mình chịu trận đến bao giờ?

Với 2 vấn đề trên, việc bà Merkel thất bại là điều đương nhiên!