Samantha Power
Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Samantha Power tuôn ra những lời dối trá hòng cứu đám khủng bố tay sai ở Syria.
Một chuyên gia Nga vừa chỉ ra, nhằm đạt mục đích của mình, Mỹ sẽ hỗ trợ khủng bố duy trì chiến tranh ở Syria cho đến...người Syria cuối cùng.

Chuyên gia Nga lên án thói "đạo đức giả" của phương Tây

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia phân tích của hãng truyền thông Nga MIA "Rossiya Segodnya" là ông Vladimir Lepekhin cho biết, cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về tình hình Syria đã diễn ra hôm 26/9, theo sáng kiến của Hoa Kỳ, Anh và Pháp.

Trước đó, các nước này cùng với Đức, Italia và đại diện của EU đã đưa ra tuyên bố, gọi hoạt động chiến sự của quân đội Syria ở Aleppo là điều "không thể chấp nhận được". Họ cũng kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc bày tỏ lập trường tương tự về vấn đề này.

Trong những tuyên bố mang hình thức tối hậu thư, các đại diện của "bộ sáu" phương Tây nhấn mạnh rằng, do Nga "bất lực và không sẵn lòng" tuân thủ cam kết, nên "sự kiên nhẫn" của những nước này cũng có hạn.

Vị chuyên gia Nga cho biết rằng, tuyên bố của 6 nước phương Tây đã lên án "trận pháo kích gây bất bình nhắm vào đoàn xe viện trợ nhân đạo" của "không quân Syria hoặc Nga" và chỉ trích chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad "ngang nhiên từ chối thi hành thỏa thuận ngừng bắn".

Tuyên bố của Mỹ và đồng minh còn cáo buộc quân chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học nhằm vào dân thường, còn Nga đã hỗ trợ hành động quân sự "trái phép" của chế độ Syria ở miền đông Aleppo, đây rõ ràng là sự "mâu thuẫn với tuyên bố của phía Nga về tán thành giải pháp ngoại giao".

Chuyên gia Lepekhin nhận xét, điển hình nhất về thói đạo đức giả bộc lộ trong tuyên bố của "bộ sáu" thể hiện qua những đoạn văn hùng hồn, mà mỗi dòng mỗi chữ đều là "sự dối trá trắng trợn". Mọi lời kết tội chống chính quyền Syria và Nga, trên thực tế phải nhắm vào chính tác giả của những luận điệu cáo buộc đó.

Đúng, hành động bắn phá đoàn xe nhân đạo Liên Hiệp Quốc ở gần Urum al-Kubra ngày 19 tháng 9 năm nay rất đáng lên án. Tuy nhiên, quân đội Syria lẫn Không lực Nga đều không liên quan tới vụ tấn công đoàn xe, chuyển giao hàng tới một địa chỉ tù mù nào đó.

Mà liệu có thực là đã có một cuộc pháo kích hay không kích? Cả Hoa Kỳ và phía phương Tây không đưa ra được bất kỳ bằng chứng chính xác và đáng tin cậy nào về trận bắn phá này, cũng như không khẳng định được đó đúng là một trận không kích bởi họ không đưa ra được một vỏ đạn, một mảnh bom nào làm bằng chứng.


Nhận xét: Đây là điều đã xảy ra lặp đi lặp lại với các "cáo buộc" của phương Tây tại Syria: tuyên bố hùng hồn nhưng không đưa ra bất cứ bằng chứng nào. Bộ máy tuyên truyền khổng lồ của họ hoạt động theo phương châm: "Cứ ném thật nhiều bùn rồi thế nào cũng dính một ít". Đó là phương châm của những kẻ dối trá, lừa đảo chuyên nghiệp.


Kết quả là, những nhà quan sát "có lương tâm" không thể không nảy sinh sự nghi ngờ rằng, có vẻ là trong những tuyên bố của Hoa Kỳ và các đồng minh không hàm chứa sự thật. Vậy sự thật đằng sau những tuyên bố dối trá của Mỹ và đồng minh là gì?

Chuyên viên Nga vạch "tim đen" của Mỹ và đồng minh

Ngày 17/9, máy bay của liên minh phương Tây do Mỹ cầm đầu đã ném bom vào các vị trí quân đội Syria ở ngoại ô Deir ez-Zor, "hỗ trợ hỏa lực" cho khủng bố IS đánh chiếm các vị trí của quân chính phủ. Điều đó vi phạm các thỏa thuận đạt được trước đó với Nga.

Vì vậy, rất có thể những lời dối trá vừa qua được tung ra với mục đích đánh lạc hướng chú ý của công luận thế giới vào vụ ném bom cứ điểm của quân đội Syria - một tội lỗi thực tế của phương Tây, chuyển sang tập trung vào vụ đánh bom vào đoàn xe quốc tế - một cáo buộc mù mờ vào Nga và Syria.

Các thành viên của "bộ sáu" tỏ ra lo ngại vì "chế độ Assad công nhiên từ chối tuân thủ ngừng bắn". Tuy nhiên, chính quyền Damascus không hề tuyên bố bất cứ điều gì như thế. Và hành động thực tế của quân đội Syria cho thấy, họ chỉ tấn công khủng bố và những kẻ liên kết, che dấu cho chúng.

Thêm nữa, bất chấp vụ liên quân phương Tây ném bom giết hại 62 binh sĩ của mình, chính quyền Syria một lần nữa khẳng định cam kết trung thành với nguyên tắc giải pháp hòa bình cho tình hình khu vực dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc.

Tuyên bố đó do Bộ trưởng Ngoại giao Syria Valid Muallem nói lên hôm 26/9 tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Trong khi đó, cùng thời gian này, cánh chính trị của các nhóm đối lập Syria vẫn từ chối tiếp nối cuộc đàm phán với chính quyền Syria, trong khi đó, phe quân sự của họ tiếp tục nã pháo vào quân chính phủ.

Tính không tưởng còn thể hiện qua khẳng định của các tác giả tuyên bố rằng, "dường như có thông tin về việc chế độ Assad sử dụng vũ khí hóa học".

Trên thực tế, các phương tiện truyền thông thế giới nhận được thông tin cho biết rằng những phần tử sử dụng các loại vũ khí như vậy không phải là chính quyền Syria, mà là đối thủ của họ - những tay súng của các nhóm khủng bố và phiến quân đối lập.

Hôm 25/9, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tuyên bố Moscow sẵn sàng cộng tác điều tra các trường hợp sử dụng vũ khí hóa học ở Syria. Thế nhưng có vẻ như các nước phương Tây chỉ nhăm nhăm buộc tội chính quyền Syria, còn trên thực tế ngăn cản việc điều tra các sự cố liên quan đến sử dụng vũ khí hóa học và bom cháy phốt-pho.

Cuối cùng, đỉnh cao của thói đạo đức giả là khẳng định "không chấp nhận bất cứ hành động quân sự nào của chế độ Syria ở miền đông Aleppo" và đòi chấm dứt cuộc tấn công của lực lượng chính phủ vào thành phố đang bị bọn khủng bố chiếm cứ.

Rõ ràng là nếu Aleppo trở về tay chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad, cuộc nội chiến Syria có thể xuất hiện bước ngoặt. Và ở đây nảy sinh câu hỏi: Phải chăng vì vậy mà các chính trị gia phương Tây trở nên hoảng loạn trước viễn cảnh đó, bởi thực ra liên quân do Hoa Kỳ đứng đầu không thực lòng mong đợi sự thất bại của bọn khủng bố?

Mục đích chính trong cả "những khiêu khích" lẫn "các sáng kiến" của Bộ Ngoại giao và Lầu Năm Góc trên mặt trận Syria vẫn không thay đổi. Mỹ không bao giờ mong muốn hòa bình trong khu vực, ngay cả khi chiến tranh ở đây tiếp diễn cho đến người Syria cuối cùng.

Chuyên viên Vladimir Lepekhin cho rằng, khi giới thượng lưu Mỹ muốn giành quyền thống soái hoàn toàn và vô điều kiện, không chỉ những khu vực đang có chiến tranh, mà cả bộ phận thế giới phụ thuộc vào họ về chính trị, tài chính, kinh tế và những lĩnh vực khác.

Trong trường hợp đó, họ có thể bán không riêng vũ khí mà là bán tất cả mọi thứ gì mang lại siêu lợi nhuận. Tuy nhiên, thật đáng buồn là những điểm mang tính bản chất đó lại không phải là nội dung được đề ra và thảo luận trong các phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.