Coca cola devil
Nước Côca-Cola, loại nước giải khát bán chạy nhất thế giới - loại nước trước đây đã từng chứa côcain, vẫn đang được gia giảm để tăng hương vị bằng một chất không có khả năng gây nghiện được tách chiết từ lá côca - loại lá được dùng để sản xuất côcain. Và một sự thật là cho đến nay, Công ty Côca-Cola vẫn đang nhập khẩu loại lá này dù theo luật pháp của Mỹ, nhập khẩu hoặc chế biến lá côca đều là bất hợp pháp. Vậy bí mật ở đây là gì?

Từ hàng nghìn năm nay ở vùng núi cao Andes thuộc bờ Tây lục địa Nam Mỹ (trải dài qua 7 quốc gia: Achentina, Bolivia, Chile, Colombia, Ecuador, Pêdu và Vênêzueela), lá côca đã được dùng như một loại trà thảo mộc. Trên thực tế, lá côca rất giàu các chất dinh dưỡng thiết yếu, giúp hỗ trợ hệ hô hấp và hệ tiêu hóa. Nó còn được coi là một tác nhân kích thích và là một loại thuốc giảm đau tự nhiên. Theo kinh nghiệm truyền thống của người bản địa và nhiều nghiên cứu khoa học đã khẳng định rằng ở dạng tự nhiên, lá côca hoàn toàn an toàn và không gây nghiện. Để tạo ra côcain, một chất gây nghiện, từ lá côca, cần trải qua một quy trình chế biến rất phức tạp và phải dùng đến các nguyên liệu hóa học có độc tính. Từ một vài năm gần đây, ngày càng nhiều các sản phẩm chứa côcain bắt đầu thâm nhập vào thị trường các quốc gia vùng Andes.

Hiện nay, Mỹ vẫn đang theo đuổi mạnh mẽ chính sách khuyến khích các quốc gia vùng Andes tiêu diệt các rừng côca bằng cách phun thuốc độc xuống những cánh rừng này. Theo luật pháp của Mỹ, nhập khẩu hoặc chế biến lá côca đều là bất hợp pháp, chỉ trừ khi bạn là Công ty Côca-Cola. Trong cố gắng để duy trì hương thơm truyền thống của loại nước uống bán chạy nhất thế giới, Công ty Côca-cola đã thuyết phục được Chính phủ Mỹ cho phép họ được đặc cách khỏi luật này. Thật vậy, trong công thức nguyên bản, nước Côca-Cola đã từng chứa côcain. Công thức này sau đó bị tạm ngưng dùng nhưng tên gọi Côca-Cola vẫn được giữ. Chữ "côca" là bắt nguồn từ cây côca, và chữ "kola" bắt nguồn từ quả kola - quả của cây kola, cùng họ với cây cacao, dùng để tạo hương thơm cho loại đồ uống này. Côca-Cola là công ty duy nhất của Mỹ có quyền nhập lá côca thông qua một Công ty chế biến côca có tên là Stepan. Năm 1922, đạo luật Jones-Miller của Mỹ đã cấm nhập khẩu lá côca vào lãnh thổ Mỹ, nhưng Công ty Côca-Cola (và Công ty Stephan của họ) đã được chấp thuận là ngoại lệ đối với đạo luật này. Sự đặc cách này vẫn là một bí mật cho đến những năm cuối thập kỷ 80 khi Thời báo New York (New York Times) dường như đã gây sốc cho dư luận khi tuyên bố phát hiện ra sự thật trong bài báo "Công ty Côca-Cola đã làm thế nào để có được lá côca?" của tác giả Clifford D. May đăng ngày 01 tháng 7 năm 1988

Tuần này, trong các cuộc phỏng vấn chính thức với Chính phủ Mỹ và nhóm các nhà khoa học tham gia vào các chương trình nghiên cứu ma túy, việc vì sao Công ty Côca-Cola được phép nhập lá côca và nước Côca-Cola đã được sản xuất như thế nào đã được tiết lộ một cách chi tiết. Họ đã xác định được Công ty Stepan đóng tại bang Illinois là nhà nhập khẩu và chế biến lá côca để dùng cho sản xuất nước Coke. Sau các tuyên bố của Stepan xác nhận sự hợp tác của họ với Công ty Côca-Cola thì nhãn hiệu nước uống số 1 này đã có tuyên bố về công nghệ sản xuất Côca-Cola. Ông Randy Donaldson, đại diện chính thức của Công ty Côca-Cola ở Atlanta - trụ sở chính, đã khẳng định "Các thành phần từ lá côca được sử dụng để sản xuất nước Côca-Cola nhưng chúng không chứa côcain và chúng được kiểm soát chặt chẽ bởi các cơ quan chuyên trách".

Theo thống kê của Công ty Stepan, hàng năm công ty này nhập khoảng 100 tấn lá côca dưới sự cho phép đặc biệt của Cục phòng chống ma túy Mỹ (DEA). Hãy so sánh con số đó với tổng lượng lá côca được dùng hàng năm để sản xuất côcain thống kê được tại Mỹ theo Chương trình chống ma túy của Mỹ, khoảng dưới 1000 tấn. Và tại sao một người đàn ông Mỹ gốc Phi sẽ phải chịu 10 năm tù do tàng trữ một lọ lá côca trong khi một trong những công ty lớn nhất nước Mỹ lại đang được phép nhập loại lá được sử dụng để sản xuất côcain này?

Một khi lá côca được nhập vào Mỹ dưới sự cho phép của DEA (Cục phòng chống ma túy Mỹ), côcain sẽ được tách chiết từ đó. Côca-Cola không sử dụng côcain, theo tuyên bố của nhà sản xuất. Vậy thứ bột côcain màu trắng đi đâu nếu nó không có trong nước Côca-Cola? Trên thực tế, bột côcain tách chiết được từ lá côca được bán cho một Công ty ở St. Louis có tên là Mallinckrodt Incorporated. Công ty Mallinckrodt không chỉ thu nhận toàn bộ lượng côcain tách chiết được từ lá côca do Côca-Cola nhập khẩu mà còn nhập chất gây nghiện từ Ấn Độ. Thêm vào đó, Công ty này còn mua chất THC (tên khoa học là Tetra-Hydro-Cannabinol), một chất gây nghiện nhẹ được tách chiết từ cây Marijuana thuộc họ Cannabis được trồng chủ yếu tại Mỹ.

Theo logic, câu hỏi tiếp theo sẽ là "Côcain và chất gây nghiện sau khi được Công ty Mallinckrodt mua về sẽ đi đâu?". Câu trả lời chính thức tất nhiên sẽ là "dùng cho các ứng dụng y tế". Nhưng hãy để các nhà tính toán làm phép tính cho câu hỏi này và hãy xem lời giải đáp liệu có thỏa đáng hay không. Để sản xuất ra 1 g côcain tinh chế, người ta cần 300 g lá côca. Điều này có nghĩa là mỗi năm, từ 100 tấn lá côca mà Stepan nhập cho Côca-Cola sẽ thu được 333 kg côcain - một con số rất lớn. Lượng côcain này được công nhận là hợp pháp bởi DEA - cơ quan được Chính phủ chỉ định là lực lượng chiến đấu chống Ma túy nhưng đồng thời cũng là cơ quan đảm bảo đặc cách cho các nhà cung cấp của Công ty Côca-Cola hàng năm sản xuất hàng trăm kilo côcain.

Điều này lại khiến một câu hỏi tiếp theo được đặt ra: Công ty Mallinckrodt làm gì với 333 kg côcain mỗi năm? Không lẽ cung cấp cho một bữa tiệc Noël cuối năm hay một bữa tiệc lớn tương tự vậy? Không thể tưởng tượng được 333 kg côcain được sử dụng cho các ứng dụng y học trừ khi bạn không hiểu biết gì về cái gọi là "ứng dụng y học". Dẫu chỉ là phỏng đoán, tôi sẽ không ngạc nhiên khi biết một lượng đáng kể trong số côcain trên hẳn đã được "nộp" lên các văn phòng cấp cao của DEA để họ cho phép các phi vụ côcain trót lọt.

Tiếp tục với tính toán, một "tép" côcain thường tương ứng với khoảng 50 đến 70 mg côcain - tức 1 gam côcain sẽ cho khoảng 20 tép côcain. Như vậy, từ 333 kg côcain - tương đương 333 000 g côcain, có thể làm thành 6,66 triệu tép côcain mỗi năm - tương đương với 16.7 triệu đôla - một con số thực sự khổng lồ! Vậy lượng côcain này thực tế đi về đâu? Nhiều giả thuyết đã được đưa ra nhưng cho đến hiện tại, vẫn chưa có lời giải đáp cho vấn đề hóc búa này.