radiation
Thí nghiệm mô phỏng trên máy tính về mức độ phân bổ nguyên tố phóng xạ Cs-137 thải vào Thái Bình Dương từ Fukushima
Sau hơn 5 năm, mặc dù Tập đoàn điện lực Tokyo (TEPCO) khẳng định mọi thứ đang trong tầm kiểm soát, báo cáo gần đây cho thấy ảnh hưởng của các vụ rò rỉ phóng xạ do việc tan chảy các thanh nhiên liệu hạt nhân vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại mà ngày một nghiêm trọng hơn.

Trận động đất mạnh tới 9 độ richter kèm sóng thần cao tới 38,9 mét trên bờ biển Nhật Bản năm 2011 đã gây nên một thảm họa hạt nhân nghiêm trọng nhất trong lịch sử. 3 nhà máy điện hạt nhân lớn của Nhật đồng thời gặp sự cố, gây rò rỉ phóng xạ trên diện rộng.

Theo các báo cáo quan trắc mới đây, 300 tấn chất phóng xạ từ Fukushima vẫn trôi ra Thái Bình Dương mỗi ngày và sẽ tiếp tục trong tương lai. Do nhiệt độ cực cao trong khu vực lò phản ứng, việc dùng con người hay robot để tiếp cận và kiểm soát các nguồn phát xạ là hoàn toàn bất khả thi.

Đây thực sự là thảm họa môi trường tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại. Nhưng thật đáng ngạc nhiên, các chính trị gia, các nhà khoa học hay các trang tin tức gần như không đề cập tới sự kiện này. Đáng chú ý hơn, 5 trong 6 lò phản ứng hạt nhân tại Fukushima là loại Mark 1 của tập đoàn General Electric, Mỹ. GE đã biết về tình trạng yếu kém của các lò phản ứng tại Fukushima trong nhiều thập kỷ nhưng không có bất cứ một động thái cảnh báo, hỗ trợ nào. Sự tắc trách này đã thôi thúc 1.400 công dân Nhật đệ đơn kiện GE về trách nhiệm của họ trước những hệ lụy to lớn.

Tuy rằng mắt thường không thể nhìn thấy được các bức xạ, cư dân ở một số khu vực bờ biển phía Tây lục địa Bắc Mỹ cảm thấy rõ nét sức ảnh hưởng của nó trong nhiều năm nay. Không lâu sau sự cố tại Fukushima, cá ở Canada bắt đầu có hiện tượng chảy máu mang, miệng và nhãn cầu. Các quần thể cá trong khu vực, bao gồm cả cá trích Bắc Thái Bình Dương cũng bị giảm số lượng và chết một cách bất thường.

Ở miền Tây Canada, các nhà khoa học độc lập đã đo được nồng độ phóng xạ tăng tới 300% so với trước đó. Theo họ, lượng phóng xạ ở Thái Bình Dương đang tăng lên hàng năm. Mặc dù vậy, không có bất kỳ bản tin liên quan nào xuất hiện trên các phương tiện truyền thông chính thống. Chính phủ Mỹ và Canada cũng ngăn cản công dân của họ nói về chủ đề này vì để tránh gây 'hoang mang dư luận'.

Tại khu vực phía Nam Oregon, Mỹ, sao biển bắt đầu mất chânphân hủy hoàn toàn khi bức xạ Fukushima tiếp cận vào bờ biển năm 2013. Hiện tại, chúng đang chết với số lượng kỷ lục, đẩy toàn bộ hệ sinh thái đại dương của khu vực đó vào trạng thái báo động. Bức xạ trong cá ngừ Oregon cũng đã tăng gấp 3 lần. Tại California, dựa vào các số liệu đo đạc năm 2014, bức xạ trên các bãi biển tăng gấp 5 lần. Đáp lại, các quan chức chính phủ cho biết các bức xạ phát ra từ một nguồn 'không rõ' bí ẩn nhưng vẫn trong tầm kiểm soát, không có gì phải lo lắng, và đừng đổ lỗi cho Fukushima.

Tuy nhiên, vấn đề không chỉ dừng lại trong phạm vi bờ biển phía Tây lục địa Bắc Mỹ. Các nhà khoa học mới đây công bố lượng phóng xạ tại khu vực Thái Bình Dương đã tăng ít nhất từ 5-10 lần so với thời điểm quân đội Mỹ thử vũ khí hạt nhân trên Thái Bình Dương trong chiến tranh thế giới II và ngay sau đó.

Mặc dù tính chính xác của các báo cáo đang được xem xét, nhưng nếu không nhìn nhận vấn đề hậu Fukushima một cách nghiêm túc, chúng ta có thể sẽ phải đối mặt với những hậu họa khôn lường trong tương lai không xa.