U.S. President Barack Obama (L) and U.S. President-elect Donald Trump
© Reuters
Khi thời gian đến lễ nhậm chức của Trump chỉ còn tính bằng ngày, tuy nhiên, cho đến lúc này, vẫn có những người bàn về các phương cách nhằm mục đích né tránh 4 năm tiếp theo dưới quyền ông.

Theo Independent (Anh), một trong những biện pháp nhận được nhiều chú ý chính là Tu chính án thứ 25 trong Hiến pháp Mỹ.

Phần 4, Tu chính án thứ 25 viết:
"Bất cứ khi nào Phó Tổng thống và đa số thành viên nội các đệ trình cho Chủ tịch lâm thời Thượng viện và Chủ tịch Hạ viện bản tường trình viết tay rằng, Tổng thống đương nhiệm không có khả năng gánh vác quyền hạn và trọng trách của nhiệm sở, Phó Tổng thống sẽ ngay lập tức nắm quyền với tư cách Quyền Tổng thống."
Trong lịch sử Mỹ, Tu chính án thứ 25 chỉ mới được áp dụng hai lần, mỗi lần kéo dài vài giờ đồng hồ khi các Tổng thống Ronald Reagan và George W. Bush phải trải qua các cuộc phẫu thuật.

Theo nội dung trên, Phó Tổng thống và nhóm đa số trong 15 thành viên nội các có thể bãi nhiệm một vị tổng thống mà họ nghi ngờ năng lực. Vào cuối nhiệm kỳ thứ hai của tổng thống Reagan, khi ông bị nghi mắc chứng mất trí nhớ, nội các của ông đã nghiêm túc cân nhắc lựa chọn này (nhưng cuối cùng đã không áp dụng).

Nếu Tu chính án thứ 25 thực sự được áp dụng, và nếu Tổng thống phản đối, Phó Tổng thống cùng nội các sẽ để Quốc hội Mỹ quyết định. Nếu hai phần ba số nghị sĩ thuộc mỗi Viện bỏ phiếu đồng ý rằng Tổng thống không có khả năng điều hành, Phó Tổng thống sẽ tiếp quản với tư cách Quyền Tổng thống.

Independent nhận định, những quan điểm chống nạo phá thai và phản đối người đồng tính của Mike Pence - phó tướng của Trump - khiến cho Tu chính án thứ 25 trở thành lựa chọn duy nhất nếu Pence muốn bước vào Phòng Bầu dục.

Dù sao, Mike Pence vẫn là chính trị gia ít ồn ào và truyền thống hơn Trump, và là lựa chọn an toàn trong trường hợp Trump bất ngờ đối mặt với cáo buộc có khả năng khiến Tu chính án thứ 25 được đưa ra bàn thảo.

Tuy nhiên, Independent cho rằng biện pháp này là mạo hiểm và khó đoán trước.