Putin Judo Obama
© Blower
Ngày 20/1, vậy là ngài Obama đã chính thức rời khỏi Nhà Trắng dành chỗ cho Tổng thống mới đắc cử Donald Trump. Donald Trump đã trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.

Cuộc đấu giành vị trí ông chủ Nhà Trắng giữa ông Donald Trump với bà Hillary Clinton mà ông Obama khi còn là Tổng thống đương nhiệm, đã giành toàn bộ tâm trí, tâm thế giúp bà H.Clinton đã thất bại cay đắng, cho nên, sự ra đi này được coi như là "phải ra đi" (Obama must go).

Ông Obama rời khỏi Nhà Trắng hay "phải" rời khỏi Nhà Trắng là chuyện trong nội bộ nước Mỹ. Tuy nhiên, nhìn trên bình diện quốc tế, trong mối quan hệ khó có thể ở trạng thái nào khác ngoài đối đầu trong trận đấu với tổng thống Nga, Vladimir Putin với kết quả thua 6 bàn. Và thực sự nỗi đau đó đã được diễn tả trong một buổi chiều buồn viết lời từ biệt tại Hawaii.

Có thể nói, giữa Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Mỹ Obama từ lâu đã duy trì một cuộc đấu tay đôi rất cá nhân ở mức cao nhất.

Khi Obama được bầu làm tổng thống Mỹ vào năm 2008, Tổng thống Nga là Dmitry Medvedev, còn Putin tạm lúc đó giữ vai trò của thủ tướng, nhưng tháng 3 năm 2012, ông Putin trở lại chức tổng thống, và từ đây bắt đầu một cuộc đấu giữa Nga-Mỹ không chỉ về quân sự mà cả về ý thức hệ chính trị.

Đây là một cuộc đấu "ai thắng ai" như thời "chiến tranh lạnh" mà đôi bên không nói ra và khẳng định... Do đó chúng ta quá hiểu tính chất gay gắt, quyết liệt của sự đối đầu của 2 bên.

Cuộc đấu đầu tiên trong cuộc chiến giữa Putin và Obama diễn ra tại Syria kể từ năm 2013.

Sau khi Tổng thống Bashar al-Assad đã "phạm ranh giới đỏ" của ông Obama là "sử dụng vũ khí hóa học chống lại người dân của đất nước của họ". Ông Obama đã chuần bị đầy đủ sức mạnh quân sự để can thiệp. Chính quyền Assad đang trong tình trạng "ngàn cân treo sợi tóc".

Putin đã nhanh chóng ra tay ngăn chặn hàng ngàn quả tên lửa Tomahawk của Mỹ sắp sửa bay đến Syria bằng thỏa thuận buộc Syria loại bỏ kho vũ khí hóa học. Tổng thống Mỹ Obama đã chấp nhận thỏa thuận này và...Mỹ đã quá muộn để hối tiếc. 1-0 nghiêng về Putin

Trải qua thời gian, trọng tâm trong cuộc đối đầu giữa Mỹ và Nga đã chuyển tới Ukraine, nơi Putin sáp nhập Crimea và hỗ trợ quân nổi dậy ủng hộ Nga ở phía Đông.

Vào mùa hè năm 2014 Mỹ và EU áp đặt lệnh trừng phạt chống lại nước Nga. Tuy nhiên, Putin vẫn nắm quyền kiểm soát của Crimea và lực lượng nổi dậy ở miền Đông Ukraine và do đó trở thành người đề ra những "quy tắc" trong trò chơi tương lai của Ukraine.

Bất chấp giá dầu thấp, bất chấp các đòn trừng phạt kinh tế vẫn không làm nước Nga thay đổi ý định trong khi EU liên lụy như tự "ghè đá vào chân". 2-0 nghiêng về Putin.

Vào tháng 9/2015, trong tình thế "ngàn cân treo sợi tóc", chính quyền Assad yêu cầu Nga giúp đỡ và Nga đã tham gia vào chiến sự tại Syria. Tổng thống Mỹ Obama chắc mẩm Nga sẽ bị sa lầy tại Syria, nhưng đến tháng 12/2016 Assad đã giành lại Aleppo...

Ý nghĩa to lớn của chiến thắng Aleppo ra sao chúng ta đã rõ. 3-0 nghiêng về Putin.

Sau chiến thắng Aleppo, Nga-Thổ Nhĩ Kỳ-Iran bảo lãnh cho một thỏa thuận ngừng bắn và phân loại các nhóm lực lượng đối lập, tổ chức đàm phán tìm một giải pháp chính trị cho Syria tại Astana-Kazakhstan.

Điểm đặc biệt của lần thỏa thuận này là Nga đã gạt chính quyền của Tổng thống Obama, một chính quyền mà Nga coi "mất khả năng thỏa thuận", ra rìa. Một chiến thắng mang nhiều ý nghĩa: 4-0 nghiêng về Putin.

Tuy nhiên, với nhiều người, tình thế bất chiến tự nhiên thành của Putin là tại cuộc bầu cử Tổng thống lần thứ 45 của nước Mỹ.

Có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ biết liệu Putin có ảnh hưởng hay không đến kết quả bầu cử tại Hoa Kỳ. Nhưng đảng Dân chủ Mỹ cố gắng sử dụng "thẻ Putin" trong chiến dịch bầu cử Mỹ, dán Trump cho Putin, đã không thành công.

Kết cục, người Putin yêu thích, Donald Trump, đã đắc cử, trở thành tổng thống 45 của Mỹ. Một cú sốc cho nhiều thế lực, nhiều quốc gia trên thế giới: 5-0 nghiêng về Putin.

Vào ngày 29/12, Tổng thống Mỹ Obama ra một lệnh trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga tại Mỹ, phản ứng cuối cùng khi rời sân của chính quyền Tổng thống Obama.

Người Nga sẽ đáp trả tương xứng, ngay cả Bộ ngoại giao Nga cũng đã sẵn sàng...nhưng Putin không phải là con người bình thường. Putin coi đó là kiểu "ngoại giao bếp núc".

Thay vì hành động thông thường là đáp trả tương xứng, trục xuất các nhà ngoại giao Mỹ, Tổng thống Nga Putin mời họ và các trẻ em đến vui lễ Giáng sinh tại điện Kremlin.

Người ta có thể coi đây là một chiến thắng nữa của Putin trước Obama. 6-0 là nghiêng về Putin.