Trump media X
© CNN Money
Chưa tròn một tuần kể từ khi nhậm chức, nhưng không khí giữa chính quyền của Trump và truyền thông Mỹ đã rất căng thẳng.


Nhận xét: Không khí căng thẳng ấy hoàn toàn là do chiến dịch bịa đặt, bôi nhọ không ngừng nghỉ của giới truyền thông chống lại Trump từ nhiều tháng nay, ngay cả sau khi ông đã thắng cử.


Vào thứ Bảy (21/1), trong lần xuất hiện chính thức đầu tiên dưới vai trò thư ký báo chí của Tổng thống Donald Trump, ông Sean Spicer đã có màn "đấu khẩu" với báo giới, trực tiếp trên sóng truyền hình quốc gia.

Trang Slate ghi nhận, Thư ký báo chí Spicer đã trách móc các nhà báo có mặt tại Nhà Trắng, đưa ra hàng loạt tuyên bố mà truyền thông Mỹ khẳng định là thiếu căn cứ, và đột ngột bỏ đi mà không trả lời câu hỏi.

Theo đó, thông điệp chính quyền Trump muốn gửi đến truyền thông dường như là: Chúng tôi muốn nói điều gì cũng được, và các ông không thể cản được đâu, vì chúng tôi không cần các ông.


Nhận xét: Không phải. Thông điệp chính quyền Trump muốn gửi đến truyền thông là chiến dịch bôi nhọ, làm mất uy tín tổng thống đương nhiệm cùng chính quyền và gây khó khăn cho công việc của họ sẽ không được chấp nhận.


Theo Slate, đây là nước cờ khá táo bạo, nhưng có lẽ đã được tính toán từ trước. Xuyên suốt cuộc chạy đua Tổng thống của Trump, phần lớn truyền thông Mỹ đã thua cuộc và không phải là đối thủ xứng tầm của vị ứng cử viên thường xuyên có những phát ngôn mạnh.

Vì vậy, tại sao chính quyền Trump lại phải tranh cãi với một khán phòng phóng viên phiền phức, trong khi ông hoàn toàn có thể công bố chính sách, đưa ra thông cáo v.v.. đến với công chúng qua Twitter, các buổi vận động, và truyền hình trực tiếp?


Nhận xét: Đúng vậy, số người theo dõi Trump trên mạng xã hội như Twitter và Facebook rất lớn, vượt xa tất cả các đối thủ, vượt xa cả Obama. Những con số đó nói lên điều gì đó phải không?


Vào buổi họp báo tiếp theo hôm thứ Hai (24/1), không khí chung vẫn còn khá căng thẳng; chính quyền Trump vẫn áp dụng chiến thuật lòng vòng nhằm hướng sự chú ý vào những thiếu sót của giới truyền thông.


Nhận xét: Không phải "thiếu sót", mà là "bôi nhọ", "chống đối chính quyền". Nó vẫn đang diễn ra không ngừng nghỉ chút nào.


Trong một tình huống, thư ký báo chí Spicer chuyển chủ đề từ các hành động của chính quyền Trump sang việc chỉ trích dòng tweet công việc của một phóng viên mà ông gọi là "bằng chứng" cho việc truyền thông cũng chủ đích đưa tin sai lệch.

Spicer yêu cầu: "Tôi cần anh xin lỗi Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ!" Trên thực tế, người phóng viên đã xin lỗi ngay lúc đó sau khi anh ta công khai đính chính, và bản thân Spicer sau đó đã chấp nhận lời xin lỗi trên Twitter. Tuy nhiên, điểm mấu chốt là những người theo dõi buổi họp báo trên TV ở nhà không biết điều này, và có thể sẽ mãi không bao giờ biết.

Slate nhận định, chiến thuật bảo vệ mức tín nhiệm cho Tổng thống bằng cách tấn công vào độ tin cậy của báo chí chính là yếu tố nòng cốt trong chiến lược chính trị của Trump.


Nhận xét: Bất cứ ai có cái nhìn khách quan và hai nơ ron thần kinh còn hoạt động cũng có thể thấy độ tin cậy của báo chí chính thống đang ở mức nào. Vậy nên có gì sai khi chỉ ra điều đó cho tất cả mọi người để bảo vệ mức độ tín nhiệm cho Tổng thống?


Khi còn tranh cử, có thể Trump đã nhận ra rằng nếu ông đưa ra quá nhiều tuyên bố sốc cùng một lúc, ông có thể gây choáng ngợp cho giới truyền thông, khiến họ không thể nào kiểm chứng toàn bộ lời ông nói.

Theo Slate, gần như chắc chắn chính quyền của ông sẽ tiếp tục sử dụng chiêu bài quyền lực này trong những năm tới. Tuy nhiên, cũng không có điều gì đảm bảo rằng Trump sẽ vĩnh viễn an toàn khỏi phản ứng dữ dội của giới truyền thông Mỹ.