ice age
Tưởng tượng một mùa đông kéo dài 15 năm hoặc lâu hơn nữa!
Vào ngày 2/10 vừa qua, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) khiến giới chuyên gia trên khắp thế giới giật mình khi cho công bố một bức ảnh phân tích bề mặt Mặt Trời rất kì lạ. Thông thường, trên bề mặt dễ bốc hơi của Mặt Trời có những vết đen nhưng hiện nay chúng đã hoàn toàn biến mất. Điều này cho thấy mức độ hoạt động của quả cầu lửa khổng lồ đang giảm rõ rệt.

Được biết, vết đen Mặt Trời là các khu vực tối trên bề mặt ngôi sao này. Độ sáng bề mặt của vết đen bằng khoảng 1/4 độ sáng của những khu vực xung quanh. Nguyên nhân xuất hiện vết đen là do nhiệt độ của chúng thấp hơn các vùng xung quanh, một hiện tượng gây ra bởi các biến đổi từ trường rất mạnh trên Mặt Trời. Khi vệt đen Mặt Trời xuất hiện sẽ kéo theo các sự kiện gọi là bùng nổ Mặt Trời.

Theo SpaceWeather, hoạt động xuất hiện và biến mất của các vết đen dao động như một con lắc và có chu kì trong khoảng từ 11 đến 12 năm. Tuy nhiên đây là lần thứ 4 trong năm bề mặt Mặt Trời hoàn toàn không có vết đen. Dấu hiệu này cho thấy thời điểm chu kì Mặt Trời hoạt động tối thiểu đang đến gần và số ngày không có vết đen sẽ tăng lên trong vài năm tới, kéo theo hệ lụy Trái Đất sẽ bước vào giai đoạn lạnh giá, có thể bắt đầu ngay từ năm 2019.

sun no sunspots
© NASAMột bức ảnh đáng sợ: Mặt Trời không có một vết đen nào
Đáng lo ngại hơn, các chuyên gia cho biết hoạt động năng lượng Mặt Trời đang giảm nhanh hơn so với bất kì thời gian trong 10.000 năm qua. Lần gần đây nhất vết đen Mặt Trời biến mất với tốc độ nhanh chóng như vậy là vào thế kỉ XVII, được gọi là Maunder Minimum. Vào thời kì đó, mùa đông lạnh giá bao trùm khắp châu Âu từ năm 1645 đến 1715 khiến sông Thames ở London đóng băng hoàn toàn và nạn đói lan rộng khắp nơi do mất mùa.

Cung cấp thêm thông tin về sự kiện này, người phát ngôn của trang SpaceWeather nói: "Hiện nay, số lượng vết đen xuất hiện trên Mặt Trời đang giảm mạnh. Dự đoán Trái Đất sẽ bước vào chu kì Mặt Trời hoạt động tối thiểu từ năm 2020 hoặc sớm hơn là 2019".

Trước đó, Paul Dorian, nhà khí tượng học tại Trung tâm thời tiết Vencore Weather, Mỹ cũng đã cảnh báo về giai đoạn tiểu băng hà mà Trái Đất có thể đối mặt khi các vệt đen Mặt Trời dần mất đi. "Nếu theo đúng quy luật lịch sử, hoạt động sụt giảm của Mặt Trời sẽ khiến nhiệt độ toàn cầu giảm xuống, ngay bầu khí quyển con người đang sống", ông Paul cho biết.

Bên cạnh đó, nghiên cứu của giáo sư Valentina Zharkova đến từ Đại học Northumbria (Anh) cũng có những dự đoán chính xác về các dấu hiệu bất thường trong chu kì hoạt động 11-12 năm của Mặt Trời tại Hội nghị Thiên văn học quốc gia ở Llandudno, miền bắc xứ Wales, Anh. Giáo sư tuyên bố: "Tôi hoàn toàn tự tin về kết quả nghiên cứu của mình vì nó dựa trên nền tảng toán học và các dữ liệu đáng tin cậy. Và chúng cho thấy thời kì giá lạnh tương tự Maunder Minimum sẽ sớm diễn ra".

Ông Zharkova tin rằng thời kì lạnh giá có thể xuất hiện trở lại trên Trái đất trong giai đoạn năm 2020-2050. Khi đó, mức độ hoạt động của Mặt Trời sẽ giảm 60%, làm mất mùa và gây ra nhiều thảm họa khác.