Joint Russia - Armenia air defense
© Sputnik/ Artem Zhitenev
Tổ chức phân tích tình báo phi chính phủ Mỹ Stratfor nhận định, Putin vừa có một động thái chính trị khôn ngoan để đối phó với cả khủng bố và phương Tây.

"Một mũi tên trúng hai đích"

Hôm 11/11, Tổng thống Nga Putin đã chỉ thị cho chính phủ kí kết một thỏa thuận với Armenia để cùng nhau thiết lập hệ thống phòng thủ lên lửa trên không tại Nam Caucasus.

Không lâu sau đó, chính phủ Armenia cũng xác nhận, Thủ tướng Nga Dimtry Medvedev dự kiến sẽ tới quốc gia này vào cuối tháng 11, chính thức kí kết thỏa thuận.

Động thái này diễn ra trong thời điểm Nga đang buộc phải đối phó với hàng loạt các thách thức và trải dài trên diện rộng nhất từ trước tới nay, trong đó bao gồm các mối đe dọa gia tăng tại vùng Cận Đông hay các hoạt động quân sự của phương Tây đang gia tăng tại Gruzia.

Theo đánh giá của tổ chức này, đây là một quyết định đầy thông minh của Putin. Báo Nga Sputnik thì ca ngợi, động thái này sẽ giúp bảo vệ Moscow khỏi các mối đe dọa tới từ cả IS và phương Tây.

Nếu được thiết lập, hệ thống này sẽ giúp Moscow chuẩn bị tốt hơn trong việc đối phó với hàng loạt các mối đe dọa đang gia tăng từ bên ngoài biên giới Moscow, bao gồm việc NATO tăng cường quân sự ở Đông Âu hay khủng bố gia tăng ở Afghanistan.

Thứ nhất, theo Stratfor, khi mà Nga đang tiến hành không kích nhằm vào IS - can thiệp quân sự ngày càng sâu hơn vào cuộc xung đột ở Syria, thì nước này càng cần phải tăng cường khả năng giám sát các biên giới ở phía nam của mình.

Chính vì vậy, động thái của Nga ở Armenia, một quốc gia gần gũi với Trung Đông, là hoàn toàn rất hợp lý.

Thứ hai, hệ thống này còn giúp Nga đối phó với các động thái ngày càng gia tăng của NATO tại Thổ Nhĩ Kỳ và Đông Âu - điều mà từ trước tới nay luôn khiến Moscow phải lo lắng và đã nhiều lần lên tiếng phản đối, chỉ trích.

Stratfor cho rằng, ở góc độ này, "Kremlin đã tính tới những lợi ích chiến lược lâu dài và sâu hơn".

Nga chắc chắn không lấy gì làm vui vẻ khi quốc gia láng giềng của mình Gruzia đang ngày càng xích lại gần với phương Tây.

Quốc gia này đã mở một trung tâm huấn luyện của NATO và sẽ tiếp tục tổ chức các cuộc tập trận chung với các lực lượng của Mỹ. Hồi tháng 6 - 7, Gruzia đã ký các thỏa thuận mua một hệ thống phòng không tiên tiến với Pháp.

"Trong bối cảnh Gruzia đang phải chịu lệnh cấm vận quân sự từ phương Tây sau cuộc xung đột giữa Nga - Gruzia năm 2008, thì những sự kiện này cho thấy một bước ngoặt quan trọng đang diễn ra trong mối quan hệ giữa Gruzia và phương Tây".

"Cạnh tranh ảnh hưởng"

Theo đánh giá của Stratfor, hệ thống phòng thủ tên lửa trên không chung giữa Nga và Armenia được đặt tại một khu vực "phức tạp về địa chiến lược, nơi mà tại đó, nhiều quốc gia khác trong khu vực cũng có các lợi ích chiến lược quan trọng".

Chính vì vậy, động thái của Nga ở Armenia sẽ làm gia tăng sự cạnh tranh ảnh hưởng ở Nam Caucasus của nước này với các cường quốc lớn trong khu vực gia tăng và điều đó chắc chắn sẽ khiến Moscow lo lắng.

Cụ thể, nó sẽ "đẩy Nga vào cuộc cạnh tranh trực tiếp với tham vọng của Thổ Nhĩ Kỳ ở Nam Caucasus cũng như sự hợp tác giữa Gruzia với các lực lượng của Mỹ và NATO".

Tổ chức phân tích tình báo Mỹ giải thích: "Khả năng bảo vệ sức mạnh và tầm ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ tại Nam Caucasus yếu hơn so với Nga.

Vì thế, bước đi này của điện Kremlin sẽ càng làm gia tăng khoảng cách giữa tầm ảnh hưởng của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực này, do đó, tăng cường sự cạnh tranh của họ với vị trí thống trị trên một khu vực rộng lớn hơn".