Putin and Xi Jinping
Tất cả những gì Nga làm là đưa ra một hình mẫu mới cho người dân phương Tây lựa chọn.
Nền chính trị Mỹ vốn dĩ đã quá yếu đuối

The Atlantic bình luận rằng, Châu Âu và Hoa Kỳ quyết định đổ lỗi cho Nga "can thiệp vào các cuộc bầu cử Tổng thống ở nước này, tuy nhiên họ không đưa ra được bất kỳ bằng chứng xác đáng nào, trong khi từ trước đó khá lâu, nền dân chủ phương Tây đã bắt đầu chao đảo.

Như đánh giá của tạp chí này, nền dân chủ phương Tây đã quá yếu ớt ngay cả khi không có "cuộc tấn công của Putin". Điện Kremlin cũng chẳng cần công cụ gì để tác động vào đó mà chỉ cần vô tư cung cấp "mô hình Nga" để giải quyết các vấn đề chính trị của phương Tây.

Trong khi chính phủ Nga đã lên tiếng bác bỏ tất cả cáo buộc về các vụ "tấn công mạng nhắm vào chế độ dân chủ của các nước châu Âu" và The Atlantic đã phải thừa nhận rằng, trong một số trường hợp, các bằng chứng cáo buộc Nga không có hoặc là không có sức thuyết phục.

Ví dụ như chuyện với Vương quốc Anh, việc Website đăng ký của cử tri bị sập chỉ bởi lý do rất thông thường là do nhiều người muốn bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý. Đây là điều rất bình thường đối với các trang mạng khác và điều này chẳng liên quan gì tới Nga - tạp chí nhận xét.

Tờ tạp chí Mỹ còn nhận định rằng, Nga không có công cụ gì để tác động đến nền chính trị và chế độ dân chủ của phương Tây, mà giả sử là có "ra lệnh tổ chức" cuộc bẻ mã khóa đột nhập hộp thư của đảng Dân chủ, ông Vladimir Putin vẫn không thể kích động gây chia rẽ sâu sắc và mất lòng tin giữa các đảng và đối với Chính phủ.

Tác giả nhận định, nếu nền chính trị của Mỹ không quá yếu đuối thì Nga làm sao có thể tác động đến nó và ông Putin lấy gì để mà tác động? Cùng lắm là ông chỉ lợi dụng căn bệnh chính trị nan y của nước Mỹ để đưa ra các mô hình, tạo lợi thế so sánh trước truyền thông.

Trong trường hợp tất cả các cáo buộc về Nga đều là đúng thì phương Tây cũng không nên quên rằng, thậm chí cả khi Chính phủ Nga "tổ chức các cuộc tấn công mạng", thì điều lo ngại đáng báo động không phải là việc ai đứng sau "cuộc tấn công" mà là "kẻ bị tấn công" phản ứng ra sao.

Đáng báo động là nơi xảy ra tấn công (chỉ phương Tây), chính là những nước có tình hình chính trị phân hóa thiếu ổn định, nơi mà các đảng cầm quyền chao đảo chưa từng thấy và Chính phủ đánh mất lòng tin của dân. Do đó, bất ổn ở các nước này là do chính họ chứ không phải do Nga.

Điện Kremlin thực ra chỉ thử sử dụng những mâu thuẫn và bất đồng này, cung cấp "mô hình Nga" để giải quyết vấn đề. Và chắc chắn là nước Nga sẽ không ngừng làm việc đó cả sau khi kết thúc các cuộc bầu cử ở Hà Lan, Đức, hoặc thậm chí là ở Mỹ.

Do đó, nếu các nước này không tự nhìn nhận những yếu kém của mình và khắc phục nó thì chẳng cần có sự can thiệp của ai, họ sẽ nhanh chóng chìm sâu vào trong hỗn loạn - The Atlantic kết luận.

Tất cả mọi chuyện đều đổ cho Nga: Dấu hiệu của sự hoảng loạn

Tạp chí Time của Mỹ mới đây bị chính giới học giả và truyền thông nước mình "ném đá" vì bài viết quá vô căn cứ về "sự can thiệp của Nga" vào tình hình chính trị của nước Mỹ.

Theo đó, Tạp chí Time đã cáo buộc vô căn cứ các đại diện đảng bảo thủ Mỹ đang mở "cuộc tán tỉnh với Moscow", trong bài báo nói về cuộc gặp của các chính khách Washington với "đồng nghiệp Nga" của họ - bài viết của tạp chí American Conservative nhận định.

Theo Giám đốc Viện Các ý tưởng Mỹ (American Ideas Institute) O'Neill, ông chính là người đóng vai trò nhà tổ chức sự kiện trên và đó chỉ là bữa ăn tối đơn thuần, mà tại đó giới chính khách Mỹ có thể trao đổi và tìm cách xóa bỏ các khác biệt về quan điểm với giới ngoại giao Nga.

Theo ông, "đại diện các tầng lớp trên của Washington", tức các thành viên đảng Cộng hòa, các nhà hoạt động có xu hướng bảo thủ, nhà xuất bản và nhà báo nổi tiếng đã trao đổi ý kiến ​​với các quan chức Nga, để thảo luận về tình hình căng thẳng gia tăng giữa Moscow và Washington.

Hoạt động bình thường này đã bị tạp chí Time đã nâng lên tầm quan trọng đặc biệt, khi bình luận là "sự thay đổi kịch tính" đã diễn ra khi Moscow nỗ lực "gây ảnh hưởng đến chính sách đối nội của Hoa Kỳ", mà cụ thể là "cố gắng kết thân với phái bảo thủ Mỹ".

Ông O'Neill không đồng ý với lối đưa thông tin và cách thức tạp chí Time trình bày sai lệch sự kiện. Theo quan điểm của ông, khẳng định về "mối liên hệ kết nối" của giới bảo thủ Hoa Kỳ với Nga như Time đưa ra là bộc lộ sự thiếu hiểu biết về phong trào bảo thủ của nước Mỹ, hiện đối lập với tầng lớp thống trị tân bảo thủ và chính sách can thiệp quân sự của họ.

Đối với những người theo cánh hữu thì ưu tiên không phải là Nga, mà là mong muốn thấy Hoa Kỳ có chính sách đối ngoại kiềm chế hơn, thực tế hơn.

Bất cứ ai quan tâm đến chính sách như vậy, tự nhiên sẽ nhận thấy rằng, lợi ích của Mỹ bao gồm cả việc xây dựng quan hệ tốt với một quốc gia sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn thứ hai thế giới là Nga (còn nhìn tổng thể thì mong muốn có quan hệ tốt với tất cả các nước) - ông O'Neill viết.

Ông cho rằng thái độ tiêu cực của truyền thông Mỹ với Moscow gắn trực tiếp với các chiến dịch quân sự của Washington ở nước ngoài. Sự tăng cao đột xuất mức độ bài Nga kiểu chủ nghĩa tân-McCarthy (trong giới truyền thông) phát sinh từ nhiều sai lầm của đường lối bành trướng Mỹ.

Nếu hợp tác với nhau, Nga và Hoa Kỳ sẽ có thể đặt dấu chấm hết cho cuộc chiến chống khủng bố ở Syria. Nhưng điều đó rất khó có thể xảy ra bởi quan điểm "cái gì cũng là tội của Nga" dường như đã là một "cơn hoảng loạn" đối với giới tinh hoa chính trị Mỹ.

Việc bắt tay Nga để giải quyết các sự vụ quốc tế có vẻ giống như một lời nguyền không bao giờ hóa giải được đối với chính giới Washington và giới truyền thông diều hâu, vì thế người ta phản ánh sự cộng tác với mục tiêu tích cực thành những tiếp xúc bên lề đáng nghi vấn - ông O'Neill kết luận.