Ảnh
Hiện trường những vụ tấn công khủng bố tại Paris vào thứ sáu, 13/11/2015
"Thật kinh hoàng. Khi Charlie Hebdo xảy ra, nó là vụ tấn công nhắm vào một mục tiêu cụ thể. Nhưng lần này nó thật khủng khiếp vì nạn nhân là những người vô tội, ngẫu nhiên, chỉ làm những việc bình thường trong cuộc sống của họ. Tôi biết nhiều người ở Paris - có sự hoảng loạn và hỗn độn tại đây, không ai hiểu chuyện gì đang diễn ra. Tất cả chúng tôi đều bị sốc."
Những lời trên được nói bởi Quentin, 27, người làm việc cho một công ty mạng tại Paris. Người bạn lâu năm nhất của anh bị bắn nhiều lần tại hội trường ca nhạc Bataclan.

Những vụ tấn công khủng bố như thế này không bao giờ là "ngẫu nhiên", ít nhất là không phải ngẫu nhiên theo cái nghĩa là chúng không có mục đích gì. Nếu chúng có vẻ ngẫu nhiên, thì đó chắc chắn là một phần của chiến lược đằng sau. Các nhóm và chính phủ sử dụng khủng bố để đạt được mục đích cụ thể, vậy nên luôn có một mục đích nào đó. Để hiểu mục đích đó là gì, bạn chỉ cần biết ai thực sự là kẻ chủ mưu.

Chúng ta được bảo rằng "ISIS" đã nhận trách nhiệm cho các vụ tấn công ở Paris, tuyên bố phần nào được chứng thực bởi việc phát hiện rất thuận tiện tấm hộ chiếu Syria trên xác một trong những kẻ "đánh bom cảm tử" (tại sao những tên khủng bố này luôn luôn cứ phải mang giấy tờ căn cước trong khi thực hiện nhiệm vụ cảm tử vậy?). Nhưng do hầu hết những tên khủng bố ISIS ở Syria là lính đánh thuê nước ngoài, điều này thực ra cũng chẳng nói lên điều gì, có lẽ ngoại trừ việc một số tên khủng bố ISIS đã trốn lẫn trong những người tị nạn Syria đi qua Hy Lạp vào mùa hè năm nay.

Chúng ta được bảo rằng ISIS nhắm mục đích thiết lập một đế chế Hồi giáo trên khắp vùng Levant. Để đạt được mục đích đó cần loại bỏ chính quyền Assad, điều mà các cường quốc phương Tây đã kêu gọi trong nhiều năm. Trong 4 năm "cách mạng Syria" vừa qua, và cho đến khoảng 6 tuần trước, nhóm này đã tiến rất xa trong việc hoàn thành mục tiêu đó, với việc Quân đội Ả Rập Syria bị dồn ép và vùng kiểm soát của chính quyền Assad bị hạn chế chỉ còn vài khu vực nhỏ xung quanh Damascus. Tuy nhiên, sau 6 tuần không kích của Nga, ISIS giờ đây đang mất đất nhanh hơn một con lừa 3 chân trong cuộc đua với ngựa nòi, và các ông chủ của chúng ở Ả Rập Xê Út, Qatar và Washington DC có vẻ không thể chuyển vũ khí và tiền bạc kịp cho chúng để bù lại.

Ảnh
"Hãy xem chúng ta tìm thấy gì trong sa mạc này!"
Đây là điểm mấu chốt, và nó không phải là thuyết âm mưu gì cả: ISIS và các "quân nổi dậy Syria" khác gần như hoàn toàn là con đẻ của chính quyền Hoa Kỳ và những đồng minh của họ tại vùng Trung Đông. Nếu không có sự hỗ trợ của họ, như đã được ghi nhận bởi nhiều hãng tin chính thống, ISIS đã biến khỏi mặt đất từ lâu rồi. Trong một bài viết trước, tôi đã phác thảo chiến lược địa chính trị đang được Washington và các đồng minh Trung Đông của họ theo đuổi trong việc tài trợ "cuộc cách mạng Syria" để lật đổ chính quyền Assad; tất cả nó là về các đường ống dầu mỏ và khí đốt nối đến châu Âu và châu Á, và đồng thời cản trở sự mở rộng ảnh hưởng của Nga.

Vậy, trong khi "ISIS" đang bị đánh chạy dài bởi chiến dịch không kích của Nga và Quân đội Ả Rập Syria, tại sao giới lãnh đạo ISIS lại quyết định gọi thêm vận rủi của chúng bằng cách thảm sát dân thường Pháp và kích động phản ứng quân sự có thể thấy trước của Pháp chống lại ISIS ở Syria và Iraq? Ý tôi là, phải chăng những kẻ đó thực sự thích bom của phương Tây, thêm vào với bom của Nga, rơi lên đầu chúng?

Ảnh
Trong trường hợp bạn chưa nhận ra, hầu như tất cả mọi cuộc tấn công khủng bố được cho là của các phần tử Hồi giáo kể từ vụ 11/9 đã ngay lập tức được chính phủ Hoa Kỳ và đồng minh của họ sử dụng để biện minh cho việc tiếp tục theo đuổi "cuộc chiến tranh chống khủng bố" của họ. Đấy là bất chấp sự thật rằng, trong hầu hết các trường hợp, những kẻ khủng bố Hồi giáo thực hiện các cuộc tấn công của chúng với mục đích rõ ràng là khiến các chính phủ phương Tây phải sợ mà ngừng việc ném bom và xâm lược các nước Hồi giáo.

Các chính phủ phương Tây rõ ràng là không ngại giết hại dân thường, đặc biệt là dân thường của các nước khác. Những nhóm như ISIS dĩ nhiên cũng chia sẻ cùng một suy nghĩ. Bạn phải nghĩ rằng, đến giờ, các phần tử thánh chiến phải nhận ra rằng có rất ít khả năng "quỷ Satan" sẽ bị chùn bước khỏi tham vọng đế quốc của nó bởi một vài cuộc tấn công khủng bố vào các đầy tớ của nó. Ngược lại là đằng khác, những cuộc tấn công ấy chỉ càng kích thích nó biến các vùng đất Hồi giáo thành địa ngục. Hoặc, có thể là vì một lý do nào đó, các phần tử thánh chiến thực sự muốn một cuộc tấn công toàn diện của NATO lên Syria.

Liệu có thể nào chính việc các chính phủ phương Tây không hỗ trợ đủ mức cho các phần tử thánh chiến trong ước muốn dành cho Assad số phận tương tự như Gaddafi của chúng đã khiến chúng mang đến cho các chính phủ phương Tây biện minh chính trị cần thiết để có những hành động thật sự? Có phải các công dân Pháp đang phải đối diện với khả năng rằng 129 người trong số họ bị bắn gục chỉ để chính phủ Pháp có thêm động lực hành động? Và nếu ISIS gần như bị kiểm soát hoàn toàn bởi Ả Rập Xê Út thay mặt cho Hoa Kỳ, ai là người thực sự cung cấp cái "động lực" này?

Một tiền lệ lý thú trong lịch sử

Ảnh
Vụ đánh bom đường tàu thực hiện bởi nhóm khủng bố OSA do NATO tạo ra trên tuyến đường Paris-Strasbourg năm 1961
Trước cuộc tấn công ở Paris, vụ khủng bố tàn bạo nhất tại nước Pháp được thực hiện vào năm 1961 bởi "Tổ chức Quân đội Bí mật" (Organisation de l'armée secrète - OSA) khi chúng đặt bom trên đường tàu Paris-Strasbourg, làm trật ray một đoàn tàu và giết hại 28 người. Tổ chức OSA phát triển lên từ những nhóm "ở lại" bán quân sự của NATO (được biết chung dưới cái tên Chiến dịch Gladio) có nhiệm vụ ngăn cản các nước châu Âu về với phe Liên Xô và qua đó đe dọa trực tiếp đến sự thống trị toàn cầu của Hoa Kỳ.

Vụ đặt bom đường tàu năm 1961 nhằm mục đích đặc biệt là ngăn cản tổng thống Pháp khi đó Charles de Gaulle ký hiệp ước Evian kết thúc cuộc chiến tranh Pháp - Algeria và mở đường cho sự độc lập của Algeria khỏi Pháp (và do đó khỏi NATO). Vài ngày trước vụ trật ray đoàn tàu, một lời đe dọa được gửi đến cho trưởng ga và cuộc điều tra của cảnh sát về thảm kịch này kết luận đó là một cuộc tấn công cố ý. Tuy nhiên, thông tin này bị giữ kín trong 20 năm.

Thành viên của Tổ chức Quân đội Bí mật này, hợp tác cùng tình báo Hoa Kỳ, đã tìm cách ám sát de Gaulle nhiều lần. Sau nỗ lực ám sát nghiêm trọng nhất vào năm 1962 khi chiếc xe của tổng thống bị cày xới bởi đạn súng máy từ một thành viên của OSA, nhân viên tổ chức tình báo ngoại quốc của Pháp vẫn còn trung thành với de Gaulle lần theo dấu vết vụ ám sát thông qua Permindex, tập đoàn Thụy Sĩ dính líu đến vụ ám sát JFK, đến tổng hành dinh của NATO ở Brussels, Bỉ.

Ảnh
Trụ sở quân sự SHAPE của NATO ở miền nam Bỉ
De Gaulle nhận ra rằng NATO, bất chấp những lời lẽ ngọt ngào về "đồng minh quân sự", không phải là gì khác hơn là phương tiện cho kế hoạch bành trướng quân sự của Hoa Kỳ tại châu Âu và quyết định đưa nước Pháp ra khỏi ảnh hưởng của nó. NATO ngày nay, và Trụ Sở Đồng Minh Quân Sự Tối Cao tại Châu Âu, viết tắt "SHAPE", đặt ngay phía bắc Mons ở miền nam Bỉ vẫn là cái vỏ bọc mà qua đó sự thống trị của Hoa Kỳ được thực hiện đối với tất cả các quốc gia châu Âu, đặc biệt là các nước thuộc Liên Xô cũ. Năm 2009, dưới thời tổng thống Nicolas Sarkozy, nước Pháp lại gia nhập khối NATO.

Có rất nhiều ví dụ cho thấy mức độ mà chính phủ Hoa Kỳ, thông qua NATO, sẵn sàng làm tới để phá hoại nền độc lập thực sự của châu Âu và để ngăn cản sự mở rộng ảnh hưởng của Nga. Một ví dụ là vụ đánh bom nhà ga xe lửa ở Bologna, Ý, giết hại 85 người và làm bị thương hơn 200. Mặc dù lúc đầu "cộng sản" bị đổ lỗi, trong những năm gần đây có những bằng chứng nổi lên cho thấy thủ phạm trên thực tế là mật vụ Ý, bao gồm cả một sĩ quan hợp tác với CIA, hoạt động trong phạm vi Chiến dịch Gladio, những kẻ quyết tâm ngăn cản nước Ý "ngả về cánh tả" và rơi vào vòng tay của Liên Xô.

Ảnh
Đoàn tàu TGV bị trật ray gần Strasbourg ngày 14/11/2015. Nó chính thức được cho là do "tốc độ quá cao".
Tôi thấy có sự trùng hợp khá lý thú là một ngày sau vụ tấn công kiểu Gladio tại Paris, một đoàn tàu Pháp trên tuyến Paris Strasbourg bị trật đường ray, giết hại 10 người. Mặc dù nhà chức trách gần như ngay lập tức loại trừ khả năng đó là một vụ tấn công cố ý và đổ lỗi cho "tốc độ quá cao", cảnh sát điều tra vụ việc nói nguyên nhân vẫn còn chưa rõ.

Mục đích của mạng lưới Gladio của NATO là chiến lược duy trì trạng thái căng thẳng về chính trị và xã hội ở các nước châu Âu. "Chiến lược căng thẳng" này có thể được định nghĩa như một chiến dịch gây sốc và chấn thương tâm lý cho dân chúng và, nếu cần thiết, làm lung lay niềm tin của dân chúng vào chính phủ được bầu cử dân chủ của họ đồng thời tạo ra - một lần nữa, nếu cầu thiết - điều kiện thích hợp cho một chính phủ quân sự hoặc độc tài lên nắm quyền. Nó còn có thể được dùng để tạo ra sự hoảng loạn về an ninh trong dân chúng, chia rẽ dân chúng thành các tầng lớp chống lẫn nhau và thúc đẩy dân chúng yêu cầu một hệ thống chính trị độc đoán hơn để giải quyết vấn đề an ninh.

Trong bối cảnh cụ thể của "cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo" hiện đại, việc bôi nhọ người Hồi giáo là điều kiện tiên quyết để phương Tây có thể tiếp tục can thiệp vào vùng Trung Đông và những nơi khác - đấy là chưa kể việc phương Tây tiếp tục ủng hộ sự đối xử tàn bạo của Israel đối với người Palestine.

Trong một bối cảnh như vậy, những cuộc tấn công khủng bố được đổ lỗi cho các nhóm Hồi giáo như ISIS - đặc biệt là khi chúng xảy ra tại một quốc gia như Pháp với một cộng đồng Hồi giáo thiểu số đáng kể - không thể được nhìn theo cách nào khác ngoài việc phục vụ cho một kế hoạch nào đó mà, không may là, chúng tôi không thể nói thẳng ra được.