Putin and Stone
Ngày 15/6/2017, Kênh truyền hình Mỹ Showtime đã cho giới thiệu tập cuối bộ phim tài liệu của đạo diễn Oliver Stone "Phỏng vấn Putin".

Trong thời gian làm phim, đạo diễn đã thảo luận với Tổng thống Nga về mối quan hệ Nga- Mỹ, về thực trạng tồi tệ của mối quan hệ Matxcova - Kiev, các sự kiện ở Gruzia năm 2008, Hiệp ước về phòng thủ chống tên lửa và việc hệ thống NMD tiến sát biên giới Nga, cũng như thái độ của Putin đối với Iosif Stalin...

Xin được giới thiệu với bạn đọc bản tóm tắt một số ý trong các câu trả lời phỏng vấn trong bộ phim trên của tờ "Argumenty i Fakty - ("Luận chứng và sự kiện"-Nga) đăng ngày 17/6/2017.

Chúng tôi đôi chỗ có mở ngoặc để làm rõ hơn ý của người nói.

Stalin: "Là sản phẩm của thời đại đó"

Trong cuộc trao đổi với Oliver Stone, Putin tuyên bố Stalin là sản phẩm của thời đại đó và việc "quỷ dữ hóa" Stalin thái quá - "đấy là một trong những phương thức tấn công Liên Xô và nước Nga".

"Stalin là sản phẩm của thời đại mà ông ấy sống. Có thể "quỷ dữ hóa" ông ấy bao nhiêu cũng được và nhưng mặt khác cũng có thể nói bao nhiêu cũng không đủ về những công lao của ông trong chiến thắng Chủ nghĩa Phát xít" - Putin tuyên bố.

Tổng thống Nga nói rằng Stalin là "một nhân vật phức tạp" và so sánh ông với Oliver Cromwell và Napoleon (Oliver Cromwell là một nhà lãnh đạo chính trị và quân sự người Anh, người đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập nền cộng hòa ở Anh).

Theo Putin, Cromwel "lên nắm chính quyền trong làn sóng của những biến đổi mang tính cách mạng và trở thành một nhà độc tài và chuyên chế", còn Napoleon thì "lên cầm quyền trong cơn bão cách mạng, nhưng không chỉ đã khôi phục lại chế độ quân chủ, mà còn tự tuyên bố mình là Hoàng đế và đã đưa nước Pháp đến thảm họa quốc gia, đến thất bại hoàn toàn".

"Nước Nga hiện nay vẫn mang trong mình những vết tích bẩm sinh nào đó của chủ nghĩa Stalin. Tất cả chúng ta đều mang trong mình một dấu vết bẩm sinh nào đó.

Thế thì sao nào? Nước Nga đã thay đổi căn bản.

Tất nhiên, trong nhận thức vẫn còn cái gì đó lưu lại. Nhưng (nói lên) tất cả những điều đó không có nghĩa là chúng tôi cần phải quên những gì khủng khiếp của chủ nghĩa Stalin liên quan đến các trại tập trung và cái chết của hàng triệu đồng bào" - Tổng thống Nga nói.

Khi trả lời câu hỏi của Stone là cha mẹ ông có khâm phục Stalin không, Putin trả lời: "Tất nhiên rồi. Tôi nghĩ rằng tuyệt đại đa số công dân Liên Xô cũ thán phục và kính trọng Stalin".

Đưa hệ thống NMD đến gần biên giới Nga: "Sai lầm chiến lược nghiêm trọng"

Putin lên án quyết định của Washington rút ra khỏi Hiệp ước phòng chống tên lửa và đưa hệ thống NMD tới gần biên giới Nga.

"Gần như lãnh thổ Nga sẽ bị bao vây bởi các hệ thống nói trên. Đấy lại thêm một sai lầm chiến lược thô bạo rất lớn nữa từ phía các đối tác của chúng tôi, bởi vì Nga sẽ phải có biện pháp đáp trả tất cả các hành động đó và như vậy có nghĩa không phải là một cái gì khác, mà chính là một vòng chạy đua vũ trang mới.

Trong (vòng đua) đó - biện pháp đáp trả của chúng tôi sẽ rẻ tiền hơn nhiều và có thể, ở đâu đó (biện pháp đáp trả) này sẽ thô bạo hơn, nhưng nó sẽ rất hiệu quả, chúng tôi sẽ duy trì được cái vẫn được gọi là cân bằng chiến lược, cân bằng (chiến lược) - đấy là một vấn đề cực kỳ quan trọng" - Tổng thống nhấn mạnh.

EU và Mỹ ủng hộ đảo chính nhà nước tại Ucraine

Trong cuộc phỏng vấn, Putin cho rằng Liên minh Châu Âu và Mỹ đã không chịu phân tích thấu đáo những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng chính trị ở Ucraine và đã ủng hộ cuộc đảo chính nhà nước tại nước này.

"Các đối tác của chúng tôi ở Châu Âu và Mỹ đã thắng yên cho con ngựa bất mãn của nhân dân và thay vì làm rõ cái gì đang thực sự xảy ra, họ lại ủng hộ đảo chính nhà nước" - Putin nhận xét.

Hiện nay, chính sách của Mỹ tại Ucraine là tìm cách không cho phép Ucraine xích lại với Matxcova, bởi vì, theo quan điểm của một số người (Mỹ), sự ấm lên của mối quan hệ (dịch ý- ND) sẽ làm gia tăng sự hùng mạnh của Nga.

"Triết lý chủ yếu trong chính sách đối ngoại Mỹ tại khu vực này là trong bất cứ trường hợp nào cũng không cho phép Ucraine và Nga trở lại thân thiện với nhau, bởi vì có ai đó coi khả năng này là một mối đe dọa nào đó.

Cũng có ai đó cho rằng - đấy là nguồn kích thích tăng trưởng sự hùng mạnh của Nga, và phải ngăn cản bất kỳ tiến trình xích lại gần nhau nào giữa Nga và Ucraina" - TT Putin tuyên bố.

Người đứng đầu Nhà nước Nga cũng cho rằng, một trong những tiền đề dẫn đến xung đột ở Ucraine là các công dân nước này đã quá mệt mỏi trước nạn tham nhũng và nghèo đói.

Khi bình luận về các sự kiện năm 2014 (tại Ucraine - ND), Putin tự đặt câu hỏi, những sự kiện này sẽ được đặt tên như thế nào tại Mỹ.

"Nếu như tại Mỹ người ta chiếm Nhà Trắng, thì hành động sẽ được gọi như thế nào? Đảo chính nhà nước, hay là cái gì khác? Hay là các ngài nghĩ rằng họ đến đến đấy (Nhà Trắng ) để quét dọn?" - V.Putin nói.

Tắm trên tàu ngầm

Trong một lần phỏng vấn, đạo diễn cũng đặt ra cho Putin một câu hỏi mang tính khiêu khích - Tổng thống sẽ hành xử như thế nào nếu ở cùng một buồng tắm với một chàng đồng tính trên tàu ngầm.

Putin tuyên bố sẽ không khiêu khích đại diện của thiểu số sex này và đơn giản là sẽ không đi cùng với anh ta vào nhà tắm.

"Tôi sẽ chọn cách không đi cùng anh ta vào nhà tắm. Tại sao lại phải kích động anh ta? Nhưng như ngài biết đấy, tôi là võ sỹ Judo" - Tổng thống nói đùa.

Stone cũng quan tâm đến việc là liệu Putin có cho rằng luật của Nga cấm tuyên truyền tình dục đồng tính trong giới trẻ vị thành niên là phân biệt đối xử hay không.


Nhận xét: Bộ luật này thường được truyền thông phương Tây trưng ra như bằng chứng cho sự kỳ thị đối với người đồng tính ở Nga. Lưu ý nó chỉ quy định cấm tuyên truyền tình dục đồng tính đối với trẻ em, đối tượng rất dễ bị thao túng tâm lý dẫn đến sự phát triển lệch lạc. So sánh điều đó với xã hội phương Tây nơi các giá trị truyền thống bị quăng ra ngoài cửa sổ và trẻ em bị tiếp xúc từ rất sớm với thông tin tuyên truyền về đủ loại hình thức tình dục lệch lạc.


Trả lời câu hỏi này, Putin cho biết là ở Nga không có ai kỳ thị người đồng tính.


Nhận xét: Putin cũng nói thêm rằng với tư cách là người đứng đầu nhà nước, ông có trách nhiệm nỗ lực bảo vệ và gây dựng các giá trị truyền thống.


Chiến dịch ở Syria nhằm giải quyết xung đột

Khi trả lời câu hỏi về xung đột quân sự tại Syria, Putin tuyên bố là Matxcova không muốn tình hình xấu đi, mà ngược lại, cố gắng thiết lập kênh đối thoại giữa các bên liên quan để duy trì sự toàn vẹn của nước này.

Putin cũng nhắc lại việc thay đổi chế độ ở Lybia và Iraq đã dẫn kết cục như thế nào và cho rằng nếu như điều gì đó tương tự cũng xảy ra ở Syria, thì cả khu vực có thể sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn.

"Chúng tôi không muốn những điều tương tự lại xảy ra ở Syria, vì toàn bộ khu vực sẽ hỗn loạn. Hiện nay vị thế của các tổ chức cực đoan đang rất mạnh, và ( vị thế đó ) sẽ còn được củng cố thêm" (nếu tại Syria xảy ra những điều tương tự như nỏ Syria) - V.Putin nhận định.

Ông cũng cho rằng, để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria, Nga cần sự hỗ trợ của Mỹ, Ả rập Xê-út, Jordan và Ai Cập.

"Khi NATO đến một nước này hay một nước khác, thường là, giới lãnh đạo chính trị và dân chúng nước đó không còn có thể gây ảnh hưởng lên các quyết định của NATO, kể cả các quyết định bố trí các cơ sở hạ tầng quân sự, không loại trừ cả trường hợp, ví dụ, như cung cấp những hệ thống vũ khí cực kỳ nhạy cảm, trong đó có các vũ khí phòng chống tên lửa"- Putin nói.

Người Mỹ "đặc biệt hung hăng" khi can thiệp vào các cuộc bầu cử ở Nga năm 2012

Trong cuộc phỏng vấn, Tổng thống Nga tuyên bố là người Mỹ đã can thiệp sâu vào các cuộc bầu cử ở Nga, đặc biệt trong các cuộc bầu cử năm 2012.

"Tôi sẽ không đi sâu vào các chi tiết, những đồng nghiệp Mỹ biết quá rõ chuyện đó - Putin nói - Tôi đã nói (chuyện này) cả với G. Kerry (Ngoại trưởng Mỹ lúc đó - ND) và cả với B. Obama.

Chúng tôi thậm chí rất khó hình dung là các cán bộ Đại sứ quán (Mỹ) lại xăng xái tham gia vào các chiến dịch bầu cử trong nội bộ nước Nga, tụ tập các lực lượng đối lập tại Sứ quán, cung cấp tài chính, chạy đôn chạy đáo đến tất cả các cuộc mit tinh và các cuộc mit tinh của lực lượng đối lập.

Trong khi đó thì hoạt động ngoại giao là những công việc hoàn toàn khác, việc mà các cơ quan ngoại giao cần phải là làm phát triển mối quan hệ giữa các quốc gia" - Tổng thống Nga nói.

Putin nói rằng ông không quan tâm lắm đến các cuộc tấn công mạng, mặc dù các đối tác Phương Tây "đang sống trong một thế giới nào đó của riêng mình và thường không hiểu các tiến trình thực tế đang diễn ra ở các nước khác, trong đó có Nga".

Khi được hỏi về nguy cơ tiềm tàng của một cuộc "chiến tranh" mạng, Putin trả lời: "cuộc chiến đó" là kết quả của Định luật thứ ba của Newton, theo định luật này thì mỗi một hành động đều sinh ra một hành động đáp trả.

"Nhưng, có lẽ, nếu như đã có "lực", thì lực bao giờ cũng sinh ra phản lực" (dịch ý). Chọn Tổng thống là "quyền của người dân Nga".

Stone hỏi Putin có ý định tranh cử trong lần bầu cử tiếp theo hay không, và đương kim tổng thống trả lời: "Tôi muốn nói, có những trường hợp mà ngay trong lòng bản thân nó dù sao vẫn tồn tại một sự lắt léo nhất định nào đó. Chính vì thế mà tôi sẽ không trả lời đầy đủ câu hỏi của ông".

Putin đồng ý với Stone là trong nước (Nga) cần phải có sự thay đổi quyền lực và sự cạnh tranh , nhưng "đó là sự cạnh tranh giữa những người đều có định hướng dân tộc"- quyết định cuối cùng thuộc về người dân Nga.

Putin cũng nhất trí (với Stone) là đối với những người cầm quyền quá lâu, luôn tồn tại một mối nguy hiểm là họ sẽ không nhận ra được quyền lực đã làm họ thay đổi như thế nào.

"Đấy quả thực là một thực trạng rất nguy hiểm. Nếu như một người nắm quyền lực cảm thấy rằng họ đã bị đứt "dây thần kinh đó" (tức không nhận ra được quyền lực đã làm họ thay đổi như thế nào), thì ông ta cần phải nhường chỗ (cho người khác)" - Putin nhấn mạnh.

Gia đình

Putin cũng kể về gia đình mình. Các khán giả được biết là ông đã có các cháu nhưng ít khi được gặp vì lý do công việc.

Putin bổ sung thêm rằng cả hai con gái của ông đã có cuộc sống gia đình riêng của mình. Công việc của các con gái ông không liên quan gì đến chính trị hoặc hoạt động kinh doanh lớn , mà họ chỉ làm công tác khoa học và giáo dục.

"Các cháu (hai cô con gái ) đã có cuộc sống gia đình riêng, chúng tôi vẫn thường gặp nhau" - Tổng thống nói khi trả lời câu hỏi là các con gái ông đã có chống chưa và ông có hay gặp họ không.

Đạo diễn cũng hỏi ông là có lúc nào ông tranh cãi với các con rể không. Tổng thống trả lời là quan điểm (của mọi người ) đôi khi khác nhau.

"Chúng tôi không tranh cãi, chính xác hơn là tranh luận", và ông cũng có câu trả lời tương tự khi được hỏi một câu như trên về các con gái.

Sự tan rã Liên Xô và những hậu quả của nó

Trong một phần của cuộc phỏng vấn, Vladimir Putin đã đánh giá về hành động của Cựu tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev trong thời kỳ Liên Xô tan rã.

Putin tin rằng Gorbachev hiểu được sự cần thiết phải tiến hành các cải cách và thay đổi cuộc sống tại Liên Xô.

Đương kim tổng thống nhấn mạnh rằng đó là công lớn của ông ta. Nhưng vấn đề quan trọng nhất được Putin chỉ ra là giới lãnh đạo Liên Xô không hiểu được là cần phải hành động như thế nào. Điều đó đã dẫn tới sự sụp đổ của Liên Xô.

"Tôi thường nghe nhiều lời chỉ trích mình vì tôi nuối tiếc về việc Liên Xô tan rã... Điều quan trọng nhất là sau sự sụp đổ của Liên Xô là gần 25 triệu người Nga chỉ sau một đêm đã ở bên ngoài biên giới nước mình. Đấy thực sự là một trong những thảm họa lớn nhất của thế kỷ XX".

Cũng theo lời V.Putin, không lâu sau đó (khi Liên Xô tan rã-ND): "Trong nước đã bắt đầu các dấu hiệu của chiến tranh và sau đó là một cuộc nội chiến quy mô lớn".

"Cần phải thay đổi tình hình trong nước, thay đổi hệ thống, những vẫn phải bảo vệ được (sự toàn vẹn) của đất nước, đấy chính là điều mà khi đó không một ai biết (nghĩ ra), kể cả Gorbachev và vì thế đã dẫn đất nước đến thảm họa tan rã" - Putin nhận xét.

Nga và NATO

Stone có nhắc Tổng thống Nga một vấn đề: "Theo lời của Gorbachev và chính quyền Mỹ, trong đó có cả James Baker (Ngoại trưởng Mỹ từ năm 1989 đến năm 1992), thì đã có một thỏa thuận với Liên Xô về việc không mở rộng NATO về phía Đông". Putin trả lời là thỏa thuận trên bị vi phạm, bởi vì "rất tiếc, đã không có các thỏa thuận bằng văn bản để luật hóa đi kèm".

"Khi bàn thảo vấn đề thống nhất nước Đức và rút Bộ đội Xô viết ra khỏi Đông u, các quan chức Mỹ và cả Tổng thư ký NATO đều cam kết rằng Liên Xô có thể tin chắc chắn vào một điều là biên giới phía Đông của NATO sẽ không được đẩy đi xa hơn so với biên giới phía Đông của nước Cộng hòa Dân chủ Đức lúc đó" - Putin kể lại. Stone lại hỏi: "Có phải đó là một sự vi phạm nghiêm trọng hay không?"

Putin trả lời: "Điều đó (thỏa thuận) không được pháp lý hóa. Đấy là sai lầm của Gorbachev. Trong chính trị cần phải văn bản hóa mọi việc. Thậm chí ngay cả các thỏa thuận được ký kết đàng hoàng còn thường xuyên bị vi phạm. Nhưng ông ta (Gorbachev) chỉ thỏa thuận miệng và cho rằng mọi việc như vậy là đã kết thúc. Hoàn toàn không phải như vậy".

Về "Al - Queda"

"Al- Queda" - đấy không phải là sản phẩm những hành động của chúng tôi, đấy là kết quả những hành động từ phía các người bạn Mỹ của chúng tôi.

Nó (mọi việc) bắt đầu từ thời Chiến tranh Xô Viết tại Afganistan, khi các cơ quan tình báo Mỹ ủng hộ các xu hướng khác nhau của Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan trong cuộc chiến chống Quân đội Xô iết tại Afganistan.

Người Mỹ đã nuôi dưỡng "Al- Queda" và Bin Laden và sau đó tất cả vượt khỏi tầm kiểm soát (của người Mỹ) . Đã và sẽ luôn luôn là như vậy, và các đối tác Mỹ của chúng tôi rất nên nhận thức rõ điều đó. Đấy là lỗi của họ".

Putin cũng nhận xét là Mỹ sử dụng bọn khủng bố để làm mất ổn định tình hình nước Nga.

"Chúng tôi đã có một quan điểm tuyệt đội chắc chắn là cứ khi nào các đối tác Mỹ của chúng tôi trên lời nói thì ùng hộ nước Nga và tuyên bố sẵn sàng hợp tác trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố, (thì khi đó) trên thực tế lại sử dụng bọn khủng bố đó để làm nóng tình hình chính trị nôi bộ tại Nga". Người đứng đầu Nhà nước Nga khẳng định.

Khủng bố 11/9

Tình hình trong quan hệ hai nước đã thay đổi, khi đã có hàng nghìn người chết trong vụ khủng bố 11/9/ 2001 tại New York.

Nga đã hủy các cuộc diễn tập quân sự để thể hiện sự ủng hộ nước Mỹ, TT Nga cho biết.

"Vâng, đúng lúc đó chúng tôi đã lên kế hoạch tập trận cho Lực lượng tên lửa chiến lược. Tôi đã ra lệnh hủy các cuộc tập trận đó để Tổng thống Mỹ biết về việc đó và hiểu rằng trong những tình huống như vậy những người đứng đầu (Mỹ) rất cần sự hỗ trợ về tinh thần - chính trị... Chúng tôi muốn thể hiện sự ủng hộ như vậy".

Sau các cuộc trao đổi với Tổng thống thứ 43 của Mỹ G. Bush - con , Putin cho biết ông cảm thấy G,Bush con là người có thể nói chuyện được, thỏa thuận được , có thể cùng làm việc với nhau . Hoặc ít nhất là cũng đã có một hy vọng như vậy " , - Putin nhớ lại .

Kremlin và Washington

Theo quan điểm của Tổng thống Nga, Chính quyền Mỹ coi Nga là đối thủ cạnh tranh. Ông cho rằng nguyên nhân là do chính sách mà Washington đang thực hiện trong những thập niên gần đây.

"Nếu như chúng ta sẽ nói về Chính quyền Mỹ, thì chính quyền đó, dĩ nhiên, trong thời gian gần đây luôn coi Nga là một đối thủ cạnh tranh. Họ (chính quyền Mỹ) không thể từ bỏ cách tiếp cận như vậy đã hàng thập kỷ".

Việc cố tình nhồi nhét ý tưởng về sự đặc biệt của chính mình có thể dẫn đến ảo tưởng là có thể làm bất cứ điều gì và sẽ không bao giờ có thể bị trừng phạt, ảo tưởng đó sẽ làm cho Mỹ mắc sai lầm và tự mình đưa mình vào bẫy.

Theo quan điểm của ông, "cách tiếp cận như vậy cuối cùng sẽ dẫn đến trục trặc, sẽ dẫn tới nhiều vấn đề và nó sẽ chứng minh một sự thật là không thể kiểm soát được tất cả mọi chuyện".

"Nhận thức cho rằng mình là cường quốc thế giới duy nhất, reo rắc trong đầu hàng triệu người ý tưởng về sự đặc biệt của mình làm nảy sinh nếp tư duy đế quốc trong xã hội" - Putin nói. Và nó (tư duy đế quốc), về phần mình, đòi hỏi cần phải có chính sách đối ngoại tương ứng mà xã hội mong muốn.

Và giới lãnh đạo đất nước (Mỹ) buộc sẽ phải hành động theo logich đó, sẽ xảy ra những trường hợp mà kết quả (chính sách theo logich trên) sẽ không đáp ứng lợi ích của chính nhân dân Mỹ".

Nợ công

Stone cũng đề cập đến nợ công của Mỹ, - Putin cho rằng rằng nợ công (của Mỹ) đã lên tới 18.000 tỷ đôla.

"Tại Nga (tỷ lệ nợ công) 12% GDP. Tỷ lệ nợ công/GDP rất quan trọng. Tại Mỹ, theo tôi (tỷ lệ này) vào khoảng 100%. Gánh nặng nợ nần của Nga ở mức tối thiểu -12- 13% , trong khi đó tiềm lực dự trữ tương đối lớn" - Putin nhấn mạnh.

Ông cũng nói rằng, Liên Bang Nga sau khi Liên Xô tan rã đã thanh toán không chỉ các khoản nợ của mình, mà còn cả những khoản nợ của chính Ucraine và các nước cộng hòa khác thuộc Liên Xô cũ.

"Nhân tiện cũng xin nói thêm, Nga đã thanh toán không chỉ các khoản nợ của mình, mà còn cả những khoản nợ của tất cả các nước cộng hòa Liên Xô cũ, trong đó có, xin nói rõ là, cả khoản nợ trị giá 16 tỷ đôla của Ucraine.

Còn về chính sách tín dụng - tiền tệ thì chúng tôi luôn trao đổi với Quý bà Christine Lagarde (Giám đốc điều hành IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế)) và các đồng nghiệp khác trong IMF.

Chúng tôi thông báo về những gì chúng tôi đang làm và lắng nghe những khuyến nghị của họ. Chúng tôi biết rất rõ rằng giới lãnh đạo IMF đánh giá chính sách của Ngân hàng trung ương Nga như thế nào, họ đánh giá tích cực" - Putin nhận định.

Không có tài khoản ở Síp

Tổng thống Nga tuyên bố là ông không có tài khoản nào ở Sip và không sở hữu những khối tài sản mà người ta cố tình gắn cho ông. " Tôi không có những tài sản như người ta nói" .

Ông nhấn mạnh là mình chưa từng bao giờ có tài khoản ở Síp. "Toàn những chuyện nhảm nhí. Nếu có như vậy (tài khoản) , thì người ta đã khui ra từ lâu rồi" - Putin nói.

Tổng thống Nga cũng nói thêm là sự giàu có cũng gây ra khá nhiều chuyện phiền phức: "Bạn sẽ buộc phải suy nghĩ, ví dụ như bây giờ đang xảy ra khủng hoảng, thì cần phải làm gì với những cổ phần đó. Giữ chúng như thế nào, gửi chúng ở đâu. Chỉ toàn những chuyện đau đầu".