Google, Bing, Yahoo... và sự phụ thuộc vào điện thoại thông minh (smartphone) đang làm xói mòn khả năng ghi nhớ của bạn, theo nghiên cứu mới được công bố.
Chỉ mới xuất hiện trong khoảng 2 thập niên trở lại đây, công cụ tìm kiếm trên Internet và smartphone có thể được coi là một sản phẩm tương đối mới. Bên cạnh những tiện nghi hữu ích không thể phủ nhận chúng mang lại, còn đó những tác động tiêu cực đối với sức khỏe chúng ta - một trong số đó là khả năng ghi nhớ.
SmartphoneHãng phần mềm nổi tiếng Kaspersky Lab đã tiến hành một nghiên cứu, trong đó khảo sát 6.000 đối tượng trong độ tuổi từ 16-55 tại 6 nước châu Âu, để kiểm tra trí nhớ của họ.
Kết quả khá bất ngờ. Theo đó, gần một nửa không thể nhớ số điện thoại của vợ hoặc chồng mình, và trong số những người có con cái, có đến 71% không thể nhớ số điện thoại của con cái họ.
Trong số những người tham gia khảo sát trong độ tuổi 16-24, hơn một nửa cho biết smartphone của họ chứa tất cả thông tin họ cần.
"Số điện thoại của những người quan trọng nhất với chúng ta hiện chỉ là một cú click - nên chúng ta không còn bận tâm đến việc ghi nhớ chúng nữa", David Emm, chuyên gia nghiên cứu bảo mật của Kaspersky Lab cho hay.
TS Kathryn Mills từ Viện Khoa học Thần kinh Nhận thức, Đại học College London, cho hay:
"Lệ thuộc vào các thiết bị kỹ thuật số (như máy ảnh, điện thoại,...), và niềm tin chúng ta đặt vào chúng; điều này rất giống với mối quan hệ giữa con người với nhau.
"Bởi cảm xúc được thiết lập theo một cách thức khá tương đồng - thông qua trải nghiệm. Trải nghiệm lặp đi lặp lại với một người đáng tin cậy nào đó (bạn bè, đồng nghiệp, ...) sẽ hình thành một 'giản đồ' hay mối liên kết với người đó trong trí nhớ, để bảo chúng ta biết rằng người này đáng tin và có thể nhờ cậy.
Nếu một thiết bị kỹ thuật số (VD: smartphone) không ngừng tỏ ra đáng tin cậy thông qua cơ chế trên, thì chúng ta sẽ ghi nhớ điều đó vào giản đồ của chúng ta về thiết bị này".
Tiến sĩ Maria Wimber, Giảng viên, Trường Tâm lý, Đại học Birmingham (Anh) cho biết có một thực tế là ngày nay, phần lớn chúng ta luôn mang theo máy ảnh bên người, thông thường dưới dạng camera tích hợp trên smartphone. Điều này gây nên hiện tượng trí nhớ có chọn lọc (chỉ nhớ được điều này mà không nhớ được điều kia).
Bà cho hay:
"Một khía cạnh dường như đã trở thành xu hướng trong thời đại smartphone, là hành vi lưu trữ ký ức cá nhân ở bên ngoài bộ não dưới dạng hình ảnh. Ảnh là một công cụ nhắc nhở cực kỳ hữu hiệu, có tiềm năng khơi dậy những ký ức mà lẽ ra chúng ta đã quên.
"Tuy nhiên, chúng cũng có nguy cơ định hướng khía cạnh nào trong quá khứ được chúng ta nhớ lại, bởi chúng ta càng được gợi nhớ về một sự việc thường xuyên bao nhiêu [thông qua xem lại ảnh chụp], thì càng dễ để quên mất những tình tiết liên quan khác không được lưu lại trong bức ảnh ấy bấy nhiêu.
"Không chỉ vậy, việc liên tục lưu trữ thông tin trên các thiết bị kỹ thuật số cũng khiến chúng ta ít có động lực lưu chúng vào trí nhớ dài hạn hơn, thậm chí cản trở chúng ta ghi nhớ sự việc đúng cách khi nó xảy đến".Công cụ tìm kiếm trực tuyến (search engine)Theo tiến sĩ Wimber, việc thường xuyên sử dụng công cụ tìm kiếm như Google, Bing.. đang ảnh hưởng đến trí nhớ dài hạn của chúng ta.
TS Wimber nói:
"Một luận điểm được đưa ra là việc tìm kiếm thông tin trên mạng Internet, thay vì tự mình nhớ lại nó, khiến chúng ta trở nên nông cạn.
"Các nghiên cứu trước đây liên tục chỉ ra rằng việc chủ động nhớ lại thông tin là một phương pháp vô cùng hiệu quả để thiết lập ký ức lâu dài. Ngược lại, việc thụ động lặp đi lặp lại cùng một thông tin (ví dụ bằng cách liên tục tìm kiếm trên mạng internet) không tạo ra một dấu vết ký ức vững chắc, lâu dài trong não bộ theo cách thức tương tự."
Hơn bao giờ hết, chúng ta cần nghiêm túc xem xét lại thói quen sử dụng internet và các thiết bị số của mình để hạn chế những tác động tiêu cực đối với bản thân. Cần nhớ rằng, bất kể bộ não chúng ta có cấu trúc phức tạp và tinh vi đến mức nào, thì vẫn giống các bộ phận khác trong cơ thể, nó sẽ thoái hóa dần nếu không được sử dụng thường xuyên.
Nhận xét Độc giả
Bản tin Email