Dieta Vegetariana
© ok-salute.it
Trong minh chứng liên quan đến sự "tiến hóa" cho câu thành ngữ cổ "chúng ta là những gì chúng ta ăn" (we are what we eat), các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Cornell đã tìm ra bằng chứng trớ trêu rằng chế độ ăn chay có thể dẫn tới đột biến khiến con người dễ bị các chứng viêm, tăng nguy cơ bệnh tim và ung thư ruột kết nếu chúng ta mất cân bằng Omega 6 và Omega 3.


Nhận xét: Và chế độ ăn hiện đại, dù là ăn chay hay không, đặc biệt khiến tỷ lệ Omega 6 và Omega 3 mất cân bằng, thường xuyên đến 15:1 thay vì tỷ lệ bình thường là 1:1.


Khám phá này được mở màn bởi các tiến sĩTom Brenna, Kumar Kothapalli, và Alon Keinan cung cấp nghiên cứu theo dõi tiến hóa đầu tiên, quan sát một tần số cao hơn của một đột biến đặc biệt đối với người dân gốc ăn chay chủ yếu từ Pune, Ấn Độ (khoảng 70%) so với dân số Mỹ ăn thịt truyền thống, gồm Kansans (ít hơn 20 phần trăm). Nghiên cứu này xuất hiện trong ấn bản trực tuyến trước đây của tạp chí Molecular Biology and Evolution.

Bằng cách sử dụng dữ liệu tham khảo từ Dự án 1000 Genomes , nhóm nghiên cứu Cornell đã cung cấp bằng chứng tiến hóa rằng chế độ ăn chay, qua nhiều thế hệ, có thể đã dẫn đến tần số đột biến ở người Ấn Độ cao hơn. Đột biến, được gọi là rs66698963 được tìm thấy trong gen FADS2, là sự chèn hoặc xóa một dãy DNA điều chỉnh sự biểu hiện của hai gen FADS1 và FADS2. Những gen này là chìa khóa để tạo ra các chất béo không bão hòa đa chuỗi dài. Trong số này, axit arachidonic là mục tiêu chính của ngành dược phẩm vì nó là thủ phạm chính đối với những người có nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư đại tràng và nhiều bệnh liên quan đến viêm nhiễm khác. Điều trị các cá thể theo khả năng chúng có thể mang 0,1 hoặc 2 bản sao chèn, và ảnh hưởng của chúng đối với các chất chuyển hóa axit béo có thể là một cân nhắc quan trọng đối với ngành Dinh Dưỡng và Y học Chính xác (Precision Medicine: Là phương pháp tiếp cận và điều trị bệnh từ các thay đổi về lối sống và gen của bệnh nhân).

Mutazione genetica dovuta alla dieta vegetariana
© J. Thomas Brenna, Cornell UniversityBản đồ trên toàn thế giới cho biết tần số của một loại gen thay thế thích nghi với chế độ ăn chay
Đột biến chèn vào có thể được ưa chuộng hơn ở cộng đồng chủ yếu sống dựa vào chế độ ăn chay và có thể cả những người hạn chế chế độ ăn uống nhiều chất béo không bão hòa đa chuỗi, đặc biệt là cá có chất béo. Rất thú vị, sự xóa bỏ cùng một dãy có thể đã được thích nghi trong các cộng đồng có chế độ ăn hải sản, chẳng hạn như người Inuit ở Greenland. Các tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu với các cộng đồng trên toàn thế giới để hiểu rõ hơn về những đột biến và những gen này như một dấu hiệu di truyền cho nguy cơ bệnh tật.

"Với lượng thức ăn động vật ít trong chế độ ăn kiêng, chất béo bão hòa đa chuỗi phải được tạo ra từ các chất dẫn PUFA từ thực vật. Nhu cầu sinh lý của của axit arachidonic, cũng như omega-3 EPA và DHA, trong những người ăn chay khiến đột biễn dễ dàng diễn ra hơn so với các loại thực phẩm có trong thức ăn gia súc" . Brenna và Kothapalli đã phát biểu trong một bài bình luận chung. "Sự thay đổi cân bằng omega-6 đến omega-3 trong khẩu phần ăn có thể góp phần làm tăng chứng bệnh mãn tính ở một số nước đang phát triển".

Alon Keinan, nhà di truyền học dân số, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, nói: "Đây là một kịch bản độc đáo nhất của sự thích ứng địa phương mà tôi đã rất vui được góp phần khám phá. Vài nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng sự thích nghi gần đây trong vùng gen. Các phân tích của chúng tôi cho thấy hai nghiên cứu trước đây và các kết quả đều dẫn đến cùng một sự chèn thêm đoạn DNA nhỏ với tính năng như chúng ta đã biết. Chúng tôi đã chỉ ra sự đột biến này, với tần số cao ở các vùng dân cư ăn chay tại Ấn Độ, một số nơi tại châu Phi. Tuy nhiên, khi tiếp cận người Inuit ở Greenland , với chế độ ăn hải sản của họ, nó trở nên không thích hợp ". Kaixiong Ye, một nghiên cứu sinh chuẩn bị có học hàm tiến sĩ, tại phòng thí nghiệm Keinan, lưu ý thêm rằng "kết quả của chúng tôi cho thấy một mẫu tần số toàn cầu của đột biến chèn thích ứng với chế độ ăn chay, với tần số cao nhất ở người Ấn Độ, những người thường dựa vào chế độ ăn uống từ thực vật.

Bài nghiên cứu gốc:

Kumar S.D. Kothapalli, Kaixiong Ye, Maithili S. Gadgil, Susan E. Carlson, Kimberly O. O'Brien, Ji Yao Zhang, Hui Gyu Park, Kinsley Ojukwu, James Zou, Stephanie S. Hyon, Kalpana S. Joshi, Zhenglong Gu, Alon Keinan, J. Thomas Brenna. Positive selection on a regulatory insertion-deletion polymorphism inFADS2influences apparent endogenous synthesis of arachidonic acid. Molecular Biology and Evolution, 2016; msw049 DOI: 10.1093/molbev/msw049

Dịch bởi Richard / Kiểm Dịch