Beached Whales Sperm whales stranded at Skegness on England's North Sea coast in January 2016.
© Dan Kitwood/Getty
Các nhà khoa học tin rằng bão mặt trời - thứ gây ra hiện tượng Bắc cực quang - có thể là nguyên nhân đằng sau cái chết của 30 con cá nhà táng ở Biển Bắc hồi năm ngoái. Những cơn bão này được cho là làm ảnh hưởng đến khả năng định hướng của những con cá đó và dẫn chúng đến bãi biển.

Đầu năm 2016, có tổng cộng 29 con cá nhà táng đã chết trên bãi biển sau khi bị lạc và mắc kẹt trong vùng nước nông.

Nghiên cứu mới đã chỉ hướng đến sự gián đoạn do các tai lửa mặt trời bùng lên có thể chính là nguyên nhân gây ra điều này. Mới đây, phát hiện này đã được công bố trên tạp chí Quốc tế về Sinh học Thiên thể.

Người ta cho rằng các loại cá voi định hướng nhờ từ trường của Trái đất, vì vậy, sự gián đoạn do các cơn bão mặt trời gây ra ngẫu nhiên và đột ngột có thể khiến chúng mất phương hướng.

Nhiều con trong số chúng sống ở quanh vùng Azores, phía đông Đại Tây Dương, đó là vùng nước sâu và ấm áp hơn.

Những con cá đực còn non (khoảng 10 - 15 tuổi) sẽ hướng về vùng cực ở phía Bắc do chúng bị thu hút bởi số lượng mực khổng lồ. Rất hiếm khi thấy cá nhà táng bị kẹt ở Biển Bắc, nhưng những con trẻ hơn hơn thường bị lạc đường bởi bão mặt trời, vì chúng vẫn chưa học được cách thích nghi với rối loạn từ trường ở những khu vực có vĩ độ cao hơn.

Giả thuyết này được ủng hộ bởi tình hình thực tế do những con vật này trải qua những năm đầu đời ở các vĩ độ thấp hơn, nơi có sự ảnh hưởng từ mặt trời yếu hơn, vì vậy, chúng thiếu kinh nghiệm về hiện tượng này.

Các cơn bão mặt trời làm nhiễu loạn từ trường có thể kéo dài khoảng một ngày và dẫn đến những thay đổi ngắn hạn.

Các nhà nghiên cứu cho biết, những chú cá voi "ngây thơ" này có thể đã biến mất ở Biển Nam Na Uy và bị mắc kẹt ở chỗ nông của Biển Bắc.

Tiến sĩ Klaus Vanselow - tới từ Đại học Kiel, Đức - và các đồng nghiệp tin rằng điều này có thể bị kích hoạt bởi các cơn bão mặt trời được ghi lại là xảy ra vào cùng một thời kỳ.