Pucnjava na koncertu u Las Vegasu, strahuje se da ima mnogo žrtava
Ngày 12/8, khi đang xảy ra xung đột giữa những người ủng hộ và phản đối cuộc tuần hành "Đoàn kết Cánh hữu" ở Charlottesville, bang Virginia, một chiếc xe lao hơi lao vào đám đông làm một phụ nữ 32 tuổi thiệt mạng, hàng chục người khác bị thương.

Tổng thống Donald Trump cho rằng vụ việc là "biểu hiện thái quá của thù hận mù quáng" và khẳng định nước Mỹ không có chỗ bạo lực và lòng hận thù, bất kể màu da, tín ngưỡng hay đảng phái chính trị đều không thể là nạn nhân của phân biệt đối xử.

Tuy nhiên, theo giới phân tích, sự việc xảy ra tại Virginia là kết quả phát sinh từ những mâu thuẫn đã âm ỉ từ lâu trong lòng nước Mỹ và nay có điều kiện bùng phát thành bạo lực.

Điều đó cho thấy nước Mỹ không bình yên.

Chưa đầy 2 tháng sau "Dư chấn bạo lực Virginia", ngày 1/10 đã xảy ra một vụ thảm sát kinh hoàng ngoài khu nghỉ dưỡng và sòng bạc Mandalay Bay, ở Las Vegas trong lễ hội âm nhạc đồng quê Route 91 Harvest.

Theo The New York Times, ít nhất một tay súng được cho là đã nổ súng vào đám đông khi buổi hòa nhạc đang diễn ra và ca sĩ nhạc đồng quê Jason Aldean đang biểu diễn vào thời điểm đó.

Có ít nhất 50 bị người bị cho là đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong vụ xả súng. Các nhân chứng cho biết vụ việc diễn ra trong khoảng 10-15 phút. Cả khu vực tràn ngập mùi thuốc súng. Ngay sau đó cảnh sát đã ập vào.

Phóng viên Brian Stelter của đài truyền hình CNN thốt lên: Chuyện gì đã xảy ra! Những người có mặt tại buổi hoà nhạc cho biết họ rất sốc và không tin vụ thảm sát vừa xảy ra ngay trước mắt họ.

Cảnh sát Las Vegas cho hay một nghi phạm đã bị bắn chết. Theo Cảnh sát trưởng Las Vegas Lombardo, cơ quan chức năng xác định đây là một vụ tấn công theo kiểu "những con sói đơn độc" đang đe dọa châu Âu và Mỹ suốt thời gian qua.

Nghĩa là một cuộc tấn công khủng bố đã xày ra tại nước Mỹ và súng là phương tiện mà kẻ khủng bố sử dụng để thực hiện hành vi của mình.

Đây mới chỉ là nhận định ban đầu của cơ quan điều tra, song rõ ràng nước Mỹ đã thực sự không bình yên.

Có thể thấy trong các vụ bạo lực, thảm sát xảy ra tại nước Mỹ gần đây, cả quy phạm đạo đức, quy phạm xã hội và quy phạm pháp luật đều bị vi phạm nghiêm trọng. Vì vậy, tại nước Mỹ cả ba quy phạm ấy cần phải được hiệu chỉnh.

Những nguyên tắc vận hành của đời sống chính trị, hình thành nên những trụ cột trong đời sống xã hội Mỹ cẩn phải được hiệu chỉnh lại cho phù hợp với sự phát triển của nước Mỹ và tình hình thế giới.

Cốt lõi tinh tuý trong giá trị Mỹ là nguyên tắc tự do - dân chủ dựa trên phạm trù Nhân Quyền - những quyền cơ bản của con người - được xem là nền tảng vận hành của mọi hoạt động trong đời sống chính trị Mỹ.

Trong xã hội Mỹ, quyền sống - quyền cơ bản nhất của con người được tôn trọng và bảo đảm theo Hiến pháp Mỹ. Tuy nhiên, sở hữu súng, một phương tiện có thể dễ dàng tước đoạt quyền được sống của người khác, lại được xem là quyền hợp pháp.

Người ta có quyền sở hữu và sử dụng súng, nếu không nằm trong những trường hợp đặc biệt bị cấm hay hạn chế. Chính điểm này là một trong hai điều kiện có thể giúp cho khủng bố dễ dàng hành động và đương nhiên chúng đã tận dụng rất tốt điều này.

Trong xã hội Mỹ, quyền tự do tụ tập, hội họp, bãi công, biểu tình hay mít tinh, giải trí được đảm bảo và tôn trọng, song đã bao lần những kẻ khủng bố xuất hiện trong đám đông, kích động bạo loạn và thực hiện những cuộc tấn công.

Trong xã hội Mỹ, mọi người được quyền công khai thể hiện quan điểm của mình, nhưng đã bao lần các tổ chức khủng bố nhận trách nhiệm về các vụ tấn công khủng bố mà chúng thực hiện, thậm chí không thực hiện để lấy tiếng vang.

Những kẻ khủng bố tận dụng quyền được công khai thể hiện quan điểm để gây thanh thế và từ đó kích động tinh thần giới trẻ về hướng về chúng với những phấn khích, ngưỡng mộ. Mầm mống khủng bố nảy sinh ngay trong lòng xã hội.

Nước Mỹ luôn tôn trọng và đề cao nguyên tắc bình đẳng cùng tồn tại, song chính quyền Mỹ lại không thể hiện sự bình đẳng với những thực thể khác, mà trong nhiều trường hợp các thực thể phải mất đi để cho nước Mỹ tồn tại.

Nước Mỹ lên án bạo lực, song chính quyền Mỹ lại luôn đề cao và sẵn sàng sử dụng bạo lực nhà nước nhằm đạt được mục đích của mình. Trong khi đó bạo lực nhà nước luôn là khởi nguồn và định hướng cho bạo lực cá nhân.

Khi những phản ứng tiêu cực với bất công chỉ là tư tưởng cực đoan và hành động tự phát thì vấn đề có thể nằm trong tầm quyền soát và nhà nước có thể hoá giải, ngăn chặn bằng bạo lực nhà nước.

Tuy nhiên, khi tư tưởng cực đoan trở thành nền tảng cho một chủ thuyết cổ vũ cho việc giải quyết bất công bằng bạo lực - khi chủ nghĩa khủng bố thành hình - thì vấn đề không còn nằm trong tầm kiểm soát nữa.

Nước Mỹ là nơi mà những kẻ khủng bố luôn hướng tới bởi nước Mỹ là luôn sử dụng bạo lực nhà nước khiến cho việc báo thù, trả thù trở thành lực hút với những kẻ khủng bố.

Trong khi đó tại nước Mỹ lại có quyền sở hữu phương tiện giúp cho việc thực hiện hành động khủng bố dễ dàng nhất - súng, vì vậy những con sói đơn độc dễ dàng xuất hiện trong xã hội Mỹ.

Vì vậy, chính quyền Mỹ phải thay đổi lối hành xử thì nước Mỹ mới mong được bình yên.