Irak vraća Kirkuk - kraj projekta neovisnosti Kurda
© Reuters
Giới truyền thông Iraq cuối ngày 16/10 ồ ạt đăng tải thông tin về việc không có sự hỗ trợ của Mỹ, lực lượng vũ trang của Khu tự trị người Kurd Iraq (KRG) đã nhanh chóng tan rã và thảm bại trước Quân đội Iraq (IAF) ở chiến trường thành phố nhiều dầu mỏ Kirkuk.

Trong trận chiến căng thẳng ở khu vực tỉnh Kirkuk, các đơn vị Iraq đã nhanh chóng đè bẹp lực lượng vũ trang của KRG là Peshmerga, giành quyền kiểm soát toàn bộ thành phố Kirkuk, phi trường quân sự K1, mỏ dầu và khí đốt Baba Gurgur và các văn phòng của một công ty dầu quốc doanh.

Theo các nguồn tin của Iraq, lực lượng quân chính phủ đã di chuyển vào một số mỏ dầu lớn ở ngoại ô phía bắc thành phố Kirkuk, cũng như sân bay và một căn cứ quân sự quan trọng.

Trụ sở đảng của người Kurd bên trong thành phố cũng đã bị bỏ rơi, chính quyền Baghdad tuyên bố rằng lực lượng Peshmerga đã phải rút lui không còn sức kháng cự, tuy nhiên các vụ đụng độ vẫn được báo cáo ở khu vực ngoại ô phía nam của thành phố Kirkuk.

Người phát ngôn của Peshmerga là ông Brig Gen Bahzad Ahmed tuyên bố với Hãng thông tấn Mỹ Associated Press (AP) rằng, cuộc chiến ở phía nam Kirkuk đã gây ra "rất nhiều thương vong" cho cả hai bên.

Ông cũng cáo buộc rằng, các lực lượng ủng hộ chính phủ cũng đã "đốt cháy nhiều ngôi nhà và giết nhiều thường dân" ở Daquq và Tuz Khurmatu, cách Kirkuk 75 km về phía Nam. Tuy nhiên, ông đã không thể cung cấp bất kỳ bằng chứng nào xác nhận cho cáo buộc này.

Trong một cuộc họp báo, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi nói rằng, các hoạt động ở Kirkuk là cần thiết để "bảo vệ độc lập chủ quyền và sự sự thống nhất của đất nước, đang có nguy cơ bị phân vùng" vì cuộc trưng cầu dân ý về nền độc lập của người Kurd hôm 25/9.

Sau khi kết quả trưng cầu dân ý được công bố, Tòa án tối cao Iraq đã ra lệnh bắt giữ các thủ lĩnh người Kurd đã tiến hành tổ chức cuộc trưng cầu dân ý này; đồng thời Quốc hội Iraq đã yêu cầu ông Abadi triển khai quân tới Kirkuk và các khu vực tranh chấp khác.

Mặc dù đã thực hiện theo yêu cầu của Quốc hội nhưng Thủ tướng al-Abadi nói rằng ông vẫn muốn Iraq được điều hành bởi một chính quyền chung và không muốn có một cuộc đối đầu vũ trang giữa người Kurd với chính quyền Baghdad.

Ngày 15 tháng 10, chính quyền Baghdad cáo buộc KRG triển khai các tay súng không thuộc Peshmerga ở Kirkuk, bao gồm các thành viên của Đảng Công nhân người Kurd Thổ Nhĩ Kỳ (PKK), đây không khác gì sự "tuyên bố chiến tranh" với chính quyền Trung ương.

Tuy các quan chức của KRG bác bỏ những cáo buộc này nhưng sau đó, một video được tung lên mạng cho thấy rằng, quả thực là có các thành viên PKK xuất hiện ở Kirkuk. Do đó, chính quyền Baghdad đã quyết định mở cuộc tấn công vào thành phố này vào đêm ngày 15, rạng sáng ngày 16/10.

Iraq đã huy động lực lượng lớn, bao gồm Sư đoàn 9 Thiết giáp, Cảnh sát Liên bang và Lực lượng Đặc nhiệm Iraq thuộc Sư đoàn Vàng khét tiếng để tấn công vào nội thành Kirkuk, Căn cứ không quân K1 và khu quân sự Khaled cũng như một số mỏ dầu ở vùng nông thôn của thành phố.

Các lực lượng trung thành với chính quyền Baghdad đã nhanh chóng đánh bại lực lượng vũ trang của KRG và giành được quyền kiểm soát toàn thành phố và đa phần các cứ điểm quan trọng ở ngoại ô phía Nam và phía Bắc.

Sau khi đánh chiếm được thành phố Kirkuk, Thủ tướng Abadi cũng bổ nhiệm ông Rakan al-Jibouri làm thống đốc mới của Kirkuk, thay cho ông Najmiddin Karim, người đã ủng hộ nền độc lập Kurdish. Như vậy, Kirkuk đã hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát của IAF.

Việc chỉ trong 1 ngày mà Quân đội Iraq đã giành được quyền kiểm soát thành phố Kirkuk là điều rất bất ngờ với giới phân tích, vốn đã dự đoán một cuộc chiến rất căng thẳng giữa IAF và Peshmerga.

Theo giới phân tích, việc Peshmerga - lực lượng vũ trang của người Kurd Iraq, vốn nổi tiếng là có trang bị mạnh và hoành tráng nhất trong số các lực lượng vũ trang người Kurd như YPG ở Syria hay PKK ở Thổ Nhĩ Kỳ - đã nhanh chóng thất bại bởi vì những nguyên nhân sau:

Thứ nhất là: Không chính danh

Về bản chất, lực lượng người Kurd Iraq được coi là bên "phi nghĩa" trong cuộc chiến này, bởi Kirkuk không phải thuộc khu tự trị của người Kurd, dân chúng ở đây cũng chủ yếu là người Ả rập, do đó, họ không được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế khi cố tình chiếm giữ thành phố này, sau khi giành được nó từ tay IS vào năm 2014.

Trên thực tế, việc không có sự hiện diện đông đảo của người Kurd ở đây, trong klhi dân chúng Kirkuk đã ồ ạt di tản từ mấy ngày trước đã khiến Peshmerga trở nên cô độc, không có sự hậu thuẫn của dân chúng; đồng thời cũng khiến Quân đội Iraq mạnh tay hơn trong tấn công hỏa lực.

Thứ hai là: Mâu thuẫn trong nội bộ KRG

Trong khi các chính trị gia và cơ quan lãnh đạo do Đảng Dân chủ Kurdistan cầm quyền của ông Masoud Barzani (KDP) tuyên bố sẽ đứng vững và chiến đấu, thì Hiệp hội Yêu nước Kurdistan (PUK) - đối thủ của họ đã chấp nhận thỏa thuận để cho phép Baghdad tiến vào khu vực KRG.

Những người ủng hộ Tổng thống KRG Masoud Barzani đổ lỗi cho PUK vì trận thua muối mặt ở Kirkuk và cũng trách cứ Mỹ vì đã không hỗ trợ bất cứ điều gì cho họ. Tuy nhiên, những lí do này chỉ là ngụy biện, bởi PUK không phải là đảng cầm quyền, có quyền quyết định ở KRG.

Thứ ba là: Không có sự hậu thuẫn của Mỹ

Việc thiếu vắng hỏa lực hỗ trợ từ trên không của Mỹ đã khiến Peshmerga vốn thường dựa dẫm vào hỏa lực áp đảo đối thủ không còn điểm mạnh nào khi so với Quân đội Iraq (cũng không dùng không quân), vốn vượt trội về xe tăng-thiết giáp và các trang bị lục quân khác.

Đây là nguyên nhân quan trọng nhất khiến Peshmerga nhanh chóng thất bại trước IAF, bởi từ trước đến nay lực lượng người Kurd chỉ quen chiến đấu với lực lượng khủng bố IS, vốn có trang bị-vũ khí không mạnh, nên khi đối đầu với đối thủ mạnh như IAF, lại không có hỏa lực hỗ trợ của Mỹ nên thất bại là điều đương nhiên.

Thứ tư là: Chủ quan, bất ngờ về tình huống

Mặc dù đã được tăng viện thêm 3000 quân từ lực lượng của PKK nhưng Peshmerga thất bại phần lớn cũng là do bất ngờ, bởi thực sự cũng không nhiều người nghĩ rằng, chính quyền Baghdad có thể bất chấp sự can ngăn của Mỹ để tấn công vào thành phố Kirkuk.

Do đó, khi chính quyền Baghdad "nói là làm luôn", bị đánh phủ đầu trên diện rộng, với hỏa lực cực manh và các cụm quân lớn, khác hẳn với lối đánh theo các nhóm nhỏ của IS, thì lực lượng Peshmerga đã vô cùng lúng túng, không biết phải chống trả như thế nào và nhanh chóng thất bại, rã đám.