EU migration crisis
Trong năm 2015, châu Âu chìm đắm trong cuộc khủng hoảng di cư lớn nhất kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ II.

Liên quan tới sự kiện này, trong giới phân tích cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng có nhiều cách tiếp cận và lí giải khác nhau, trong đó có những công trình nghiên cứu cơ bản xác định, cuộc khủng hoảng di cư ở châu Âu là một loại vũ khí của một loại hình chiến tranh mới, được gọi là "chiến tranh phức hợp" (Hybrid War), trong đó phương tiện chiến tranh chủ yếu không phải là vũ khí nóng như trong chiến tranh truyền thống mà là các "phương tiện mềm" như cấm vận kinh tế, ngoại giao, chiến tranh thông tin-tư tưởng và văn hóa, trong đó làn sóng di cư chiếm một vị trí đặc biệt.

Làn sóng di cư ồ ạt ở châu Âu: một chiến lược đã được hoạch định từ trước

Theo nhận định của giới phân tích địa-chính trị, làn sóng di cư một khi được đẩy lên thành khủng hoảng có giá trị và ý nghĩa như một thứ vũ khí chiến lược, nguy hiểm không kém gì so với tên lửa hạt nhân có tầm phóng xuyên lục địa.

Nhìn từ góc độ đó, cuộc khủng hoảng di cư lớn nhất ở Châu Âu kể từ Chiến tranh thế giới thứ 2 là sự thể hiện trong thực tế những kết luận rút ra từ các công trình nghiên cứu chiến lược đã từng được tiến hành từ lâu, trong đó có các công trình của Trung tâm nghiên cứu khoa học và quan hệ quốc tế của Đại học Havard (Mỹ) với tựa đề "Strategic Engineered Migration as a Weapon of War"

Kết quả nghiên cứu của công trình này lần đầu tiên được công bố vào tháng 3/2008 trong tạp chí "Civil Wars" để trả lời các câu hỏi: làn sóng di cư có phải là một loại vũ khí chiến tranh? Khả năng sử dụng loại vũ khí này trong thời chiến và trong thời bình? Hiệu quả sử dụng sẽ như thế nào? Kết quả nghiên cứu chứng tỏ, hiệu quả sử dụng làn sóng di cư có giá trị và ý nghĩa như một loại vũ khí chiến lược. Được biết, Graham Tillett Allison, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu khoa học và quan hệ quốc tế của Đại học Havard là cựu trợ lí Bộ trưởng quốc phòng Mỹ dưới thời cầm quyền của Tổng thống Bill Clinton. Trung tâm này còn cung cấp tài chính cho các công trình nghiên cứu đặc biệt về Nga.

Vũ khí chiến lược mang tên "khủng hoảng di cư châu Âu" nhằm mục đích gì?

Trước hết cần nhận thấy, cuộc khủng hoảng di cư ở châu Âu không phải là làn sóng di cư ngẫu nhiên do người dân Bắc Phi-Trung Đông chạy lánh nạn mà là kết quả của một chiến lược được hoạch địch rất bài bản và do các tổ chức phi chính phủ ở Mỹ và Anh tổ chức thực hiện thông qua các trang mạng xã hội như Facebool, Twitter và tài trợ nhằm nhiều mục tiêu chiến lược.

Để thực thi chiến lược này, một mặt Mỹ núp dưới chiêu bài thực hiện "chiến lược toàn diện chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS)" để tấn công tàn phá hạ tầng cơ sở dân sinh của Syria và Iraq, gây ra những khó khăn kinh tế trầm trọng, mặt khác sử dụng IS tổ chức hàng loạt vụ khủng bố tàn bạo nhất để tạo ra trạng thái hoảng loạn trong dân chúng, buộc họ phải chạy ra nước ngoài lánh nạn. Chiến lược này nhằm nhiều mục đích.

Một là, ra sức tuyên truyền về tính hấp dẫn của thị trường châu Âu để thu hút và lôi kéo hàng ngàn doanh nhân Libya và Syria từ bỏ hoạt động kinh doanh ở quê nhà, ồ ạt chạy ra nước ngoài. Vì đang muốn chạy lánh nạn khủng bố, vừa bị cuốn hút bởi sự "hấp dẫn" của thị trường châu Âu, hàng ngàn doanh nhân Syria bán hết tài sản trong nước và bỏ chạy khỏi đất nước, để lại hậu quả rất nặng nề và tạo ra muôn vàn khó khăn đối với chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad trong những nỗ lực ổn định tình hình kinh tế-xã hội.

Hai là, thông qua các mạng xã hội, các tổ chức phi chính phủ ở Mỹ và Anh tuyên truyền về nhu cầu lao động có thu nhập cao ở các nước châu Âu để thu hút hàng triệu thanh niên khỏe mạnh, cả nam và nữ, rời bỏ tổ quốc và chạy ra nước ngoài. Kết quả là, hàng trăm ngàn thanh niên Syria và Libya rời bỏ đất nước để chạy sang châu Âu. Vì thế, chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad bị thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực khỏe mạnh để tổng động viên vào Quân đội. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến Chính quyền Dumascus không thể huy động đủ nhân lực để tăng cường sức mạnh quốc phòng trước sức ép ngày càng lớn và khẩn cấp từ phía các tổ chức khủng bố, buộc họ phải từ bỏ nhiều khu vực lãnh thổ có ý nghĩa chiến lược.

Ngoài ra, cuộc khủng hoảng di cư đang sản sinh ra một tầng lớp bần cùng đông đảo mới gồm những người dân nghèo khổ, gây nguy hiểm cho tương lai của nhiều thế hệ, đẩy họ váo con đường chạy theo các tổ chức cực đoan. Trong điều kiện đó, Syria hay Iraq và Libya phải đối mặt với sự suy giảm đáng kể sự phát triển trong các lĩnh vực như giáo dục, y tế, và an ninh lương thực, gần 80% người Syria đã rơi vào cảnh nghèo đói, 9,8 triệu người trong tình trạng không an toàn thực phẩm và khoảng 2 triệu trẻ em không được giáo dục.

Ba là, đối với bên tiếp nhận là các nước châu Âu, các tổ chức phi chính phủ ở Mỹ và Anh lợi dụng nhu cầu nhân lực rất lớn của các nước châu Âu để lôi kéo các nước này đón nhận người nhập cư với số lượng lớn. Hầu hết các chuyên gia phân tích kinh tế đều có chung nhận định rằng châu Âu cần tiếp nhận hàng triệu người nhập cư trẻ và có tay nghề để giải quyết cuộc khủng hoảng suy giảm nhân khẩu nhằm khôi phục tốc độ tăng trưởng.

Chỉ tính riêng nước Đức đã cần tới gần nửa triệu nhân lực như vậy. Vì thế, ban đầu Đức là quốc gia hồ hởi nhất trong việc tiếp nhận người nhập cư. Để thôi thúc các nước châu Âu nhận người nhập cư, các phương tiệu truyền thông ở Mỹ tạo dựng nên sợ kiện một em bé Syria bị chết thảm trên đường đi sang châu Âu để tác động vào cái gọi là "các giá trị văn minh châu Âu", buộc các nước trên châu lục này ra tay đón nhận người nhập cư. Tuy nhiên, sau những ngày đầu, các nước châu Âu mới nhận ra rằng đón nhận người nhập cư là "con dao hai lưỡi".

Bốn là, cài cắm các lực lượng khủng bố vào dòng người di cư để tổ chức các toán biệt kích phá loại ngầm ngay trong lòng các nước châu Âu, biến châu lục này thành trung tâm tuyển mộ và huấn luyện khủng bố vừa để phá hoại các nước trên châu lục này từ bên trong, vừa tung vào hoạt động phá hoại trên lãnh thổ các nước trong không gian hậu xô-viết, trong đó mục tiêu hàng đầu cần phá hoại là Nga.

Chính vì thế, khi phát động chiến dịch chống IS ở Syria, Tổng thống Nga V.Putin tuyên bố, cần đánh phủ đầu lực lượng này khi chúng chưa đụng chạm tới mước Nga. Được biết, năm 2014, Bộ an ninh nội địa Mỹ đã cấp giấy phép tiếp nhận 1.519 người di cư từ Syria và Libya là các chiến binh khủng bố hoặc có quan hệ với các tổ chức khủng bố như "Al-Qaeda" hay IS.

Năm là, mượn cớ phân bổ chỉ tiêu tiếp nhận hàng trăm ngàn người di cư cho Ukraine và coi đó như một điều kiện gia nhập EU, Mỹ và NATO phối hợp với chính quyền Kiev tuyển dụng các chiến binh khủng bố trà trộn trong số dòng người nhập cư để thành lập các đơn vị chiến đấu để tung váo khu vực đông-nam nước này nhằm thực hiện cái gọi là "chiến dịch chống khủng bố" mà thực chất là tiêu diệt các lực lượng dân quân và người dân Ukraine nói tiếng Nga ở khu vực này.

Sáu là, làm suy yếu chính các nước thành viên EU. Nhận định về tác động của làn sóng di cư, tạp chí Mỹ "Time" đưa ra kết luận gây sốc rằng, nếu cuộc khủng hoảng nợ châu Âu vẫn chưa đủ làm tan rã liên minh này thì giờ đây, với cuộc di cư lớn chưa từng có này, "lục địa già" này phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng thậm chí còn lớn hơn với những tác động sâu sắc đối với văn hóa và kinh tế của châu lục.

Bức tranh được vẽ nên bởi những người phản đối di cư cho thấy một đám người tị nạn nhìn chung không có kỹ năng mà chỉ có tác dụng gia tăng gánh nặng an sinh xã hội. Nước Đức đã phải thuê thêm 3.000 nhân viên cảnh sát để ứng phó với những người di cư mới tới. Nước này cũng đã phải dành ra 6,7 tỷ USD để chăm sóc cho dòng người tràn vào, bao gồm nơi ở, các lớp học ngôn ngữ miễn phí, giáo dục và đào tạo việc làm cho tất cả những người di cư ở lại.

David Miliband, cựu Ngoại trưởng Anh và hiện là lãnh đạo Ủy ban giải cứu quốc tế, cảnh báo rằng EU đã hành động quá muộn trong cuộc khủng hoảng người tị nạn và giờ đây phải gánh chịu hậu quả mà không thể biết chắc được đến khi nào mới khắc phục được.