ERDOGAN ČVRSTO ODLUČIO UNIŠTITI TURSKU: Lira pada, strani investitori napuštaju zemlju, a eventualni rat sa Irakom želi iskoristiti za zatvaranje Bosfora i Dardanela!
Thổ Nhĩ Kỳ vừa phải đối diện với tình hình rối ren trong nước vừa phải tìm cách xoa dịu Nga khi nước này công bố tìm ra hộp đen Su-24.

Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ gần 6000 người chống lại Erdogan

Ngày 8/12, cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ 18 người trong lực lượng cảnh sát với cáo buộc âm mưu lật đổ chính phủ của ông Recep Tayyip Erdogan.

Được biết, những người bị bắt giữ tập trung chủ yếu vào các cựu quan chức, cảnh sát trưởng và các sĩ quan cảnh sát, bị coi là những thành phần ủng hộ giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen - trước đây từng là người ủng hộ mạnh mẽ đối với ông Recep Tayyip Erdogan nhưng sau trở thành kẻ thù của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ.

Truyền thông nước này cũng cho biết, trước đó, công tố viên thành phố Istanbul đã yêu cầu tòa án ban hành lệnh bắt giữ đối với ông Fetullah Gulen, người sáng lập phong trào chống chính quyền mang tên ông, đồng thời cũng là nhà lãnh đạo nhóm Hồi giáo Hizmet.

Lệnh bắt giữ những người ủng hộ phong trào Gulen cũng đã được ban hành trong khắp 13 tỉnh thành của nước này, với cáo buộc là âm mưu chống lại ông Erdogan. Hồi tháng trước, cũng đã có nhiều sĩ quan cảnh sát cấp cao và quan chức đã bị bắt giữ vì bị cáo buộc liên kết với phong trào Gulen.

Tổng cộng, từ ngày 1/1 đến ngày 7/10 năm nay, Tổng thống Erdogan đã ra lệnh cho các cơ quan an ninh và cảnh sát nước này bắt giữ tới 5.795 người vì có hành động "chống chính quyền", mà thực chất là những thành phần chống đối quyền lực của ông.

Được biết, giáo sĩ Fetullah Gulen đã đối đầu công khai với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ từ tháng 12/2014, khi ông Erdogan vẫn còn giữ chức vụ Thủ tướng. Khi đó, một cuộc điều tra tham nhũng được thực hiện nhằm vào những thành viên trong nhóm những người thân cận của ông Erdogan.

Người đứng đầu nhà nước Ankara khẳng định, cuộc điều tra này là do những người ủng hộ ông Gulen dàn dựng và cáo buộc họ đã thâm nhập vào những cơ quan quyền lực của nước này để tìm cách hạ bệ ông, tuy nhiên, ông Gulen đã phủ nhận điều này.

Ngoài việc bắt giữ những người bị cáo buộc là chống chính quyền, Tổng thống Erdogan còn ra lệnh bắt giam cả những người phạm tội "phỉ báng lãnh tụ", tức là can tội xúc phạm đến cá nhân ông.

Theo một báo cáo của Đảng Nhân dân Cộng hòa (CHP), từ tháng 1 đến tháng 10/2015, đã có 98 công dân Thổ Nhĩ Kỳ trên khắp quốc gia này bị bắt giữ về tội xúc phạm Erdogan.

Rõ ràng nhà lãnh đạo Ankara đang phải đối mặt với một làn sóng phản đối dữ dội từ người dân và các Đảng phái trong nước. Và để dập tắt những nghi ngờ, cáo buộc, Tổng thống Erdogan chỉ còn cách là đàn áp và bắt giữ những người chống đối.

Thậm chí kể từ sau khi vụ việc bắn hạ Su-24 của Nga xảy ra, tương lai của ông Erdogan còn ảm đạm hơn khi liên tiếp bị chỉ trích nặng nề vì đã có những quyết định quá vội vàng dẫn đến những căng thẳng leo thang giữa Ankara và Mosvka.

Nga quyết vạch mặt Thổ Nhĩ Kỳ vụ bắn hạ Su-24

Không chỉ phải đối diện với áp lực từ người dân trong nước, những ngày gần đây, chính quyền Tổng thống Erdogan đang phải gồng mình lên trước những áp lực cấm vận từ Moskva và mới đây nhất là động thái mời chuyên gia quốc tế mở hộp đen Su-24 vạch mặt âm mưu của Ankara.

Shoigu presents Putin the black box
© Michael Klimentyev / SputnikÔng Shoigu trình hộp đen máy bay Su-24 cho Tổng thống Nga Putin
Ngày 9/12, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã báo cáo Tổng thống Putin là đã tìm thấy bộ phận tự động ghi tham số của chiếc máy bay ném bom Su-24 bị Không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi và trình "hộp đen" lên ông Putin.

Ông Shoigu cho biết, ngay sau khi máy bay Su-24 rơi, lực lượng không quân kết hợp với đặc nhiệm Nga và đặc nhiệm Syria đã tấn công mãnh liệt, quét sạch lực lượng phiến quân Turkmen đã bắn chết phi công Nga ra khỏi khu vực máy bay rơi, để bảo vệ hộp đen.

Người đứng đầu điện Kremlin đã lệnh cho ông Shoigu không được mở hộp đen ra, phải chờ sự hiện diện của các chuyên gia quốc tế mới được mở và lấy tham số ghi tự động của chiếc máy, kể từ khi nó cất cánh đi thực hiện nhiệm vụ tấn công tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS.

"Như tôi biết, hộp đen của máy bay sẽ cho chúng ta cơ hội nắm rõ lịch trình bay của Su-24, kể từ lúc cất cánh cho đến khi rơi. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ biết vị trí của máy bay khi bị bắn hạ và khi bắt đầu có quyết định tấn công từ phía Không quân Thổ Nhĩ Kỳ", ông chủ điện Kremlin bày tỏ.

Trong một động thái có liên quan, Ankara tiếp tục có thêm những tuyên bố muốn làm hòa và giảm căng thẳng với Moskva.

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu đã tìm cách "bào chữa" cho hành động bắn hạ máy bay Su-24 của Nga, sau khi Moskva tìm thấy hộp đen của chiếc máy bay xấu số này.

Phát biểu trước các nghị sĩ Quốc hội thuộc đảng Công lý và Phát triển cầm quyền (AKP) hôm 8/12, ông Davutoglu thanh minh:

"Vụ việc (bắn hạ máy bay Su-24) không diễn ra trên biên giới Nga - Thổ, mà là vùng giáp giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria. Nó nổ ra trong bối cảnh có liên quan trực tiếp đến Thổ Nhĩ Kỳ và lợi ích chiến lược của Ankara.

Thổ Nhĩ Kỳ đã từng nhiều lần trải qua các biến cố trên biên giới với Syria trong suốt 5 năm qua và tôi kêu gọi Tổng thống Putin có sự cảm thông trong vấn đề này", ông Davutoglu nói.

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ cũng tuyên bố "sẵn sàng hợp tác" với Nga nhằm ngăn chặn việc lặp lại sự việc tương tự vụ quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Su-24 của Nga trên biên giới Syria.

Còn nhớ hôm 24/11, giải thích cho hành động của mình, Ankara đã khăng khăng cho rằng máy bay Nga đã xâm phạm không phận nước này và hành động của Thổ Nhĩ Kỳ chỉ là bất đắc dĩ nhằm bảo vệ an toàn lãnh thổ. Tuy nhiên Moskva đã phủ nhận và đưa ra nhiều bằng chứng phản bác lại.

Moskva khẳng định, máy bay chỉ hoạt động trong không phận Syria, còn chính những chiếc F-16 Thổ Nhĩ Kỳ mới lao vào không phận Syria khoảng 2km, trong vòng 40 giây để bắn rơi chiếc Su-24 của Nga ở địa điểm cách biên giới khoảng 4km.

Rõ ràng, Moskva đang muốn làm tới cùng sự việc, để vạch mặt những luận điệu và cáo buộc vu khống trước đó của Ankara.