putin marathon
© Alexander NEMENOV / AFP
Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa tổ chức cuộc họp báo thường niên của ông ngày 14/12. Với sự tham gia của hơn 1600 nhà báo, cuộc họp báo kéo dài gần 4 giờ đồng hồ.

Sự kiện hàng năm này một lần nữa cho thấy nước Nga còn phải phấn đấu rất nhiều trước khi họ có thể đạt đến tiêu chuẩn cao vòi vọi của nền dân chủ phương Tây. Trong một nền "dân chủ" thực thụ, các nhà lãnh đạo chỉ nhận những câu hỏi "nhẹ nhàng", được chuẩn bị trước từ một nhóm nhỏ các nhà báo đã được duyệt trước, và rồi đọc câu trả lời được viết sẵn từ máy nhắc. Bất cứ câu hỏi bất ngờ hay hóc búa nào đều bị bỏ qua hoặc nhận một câu trả lời rất dài mà không có chút thông tin thực tế nào, một nghệ thuật mà các chính trị gia phương Tây đã trau dồi đến mức siêu việt. Sau khoảng 20 phút là đến hồi kết. Không một nhà lãnh đạo nào lại chấp nhận trả lời hàng loạt câu hỏi từ rất nhiều nguồn khác nhau, cung cấp thông tin chi tiết, cụ thể về rất nhiều chủ đề đa dạng. Đó mới là cách hành xử của lãnh đạo trong một nền dân chủ thực thụ phải không?

Trên thực tế, các nhà lãnh đạo phương Tây không làm như Putin đơn giản là vì họ không có khả năng làm vậy. Họ không nắm được các sự kiện và con số. Họ biết rằng các "đường lối, chính sách" của họ chỉ là những khẩu hiệu rỗng tuếch được dựng lên để lòe bịp quần chúng, do đó các câu trả lời của họ không bao giờ có bề sâu hay được hỗ trợ bởi bất cứ cái gì cụ thể. Và họ biết rằng sự biện hộ cho các chính sách của họ chỉ là sự dối trá và những lời dối trá, vậy nên họ không thể cho phép dữ kiện thực tế hay các quan điểm đối lập có chỗ đứng. Và khi bạn phải diễn theo kịch bản định sẵn, bạn không thể hành động tùy theo tình hình. Ngược lại, Putin có thể làm tất cả những điều đó bởi vì ông là hiện thân của một thứ đã không tồn tại trong các nền dân chủ phương Tây từ rất lâu rồi: một nhà lãnh đạo thực thụ.

Dưới đây là một số điểm chính của cuộc họp báo. Bạn cũng có thể xem cả video dài 4 tiếng dưới đây.


Sự thông cảm cho chính quyền Mỹ và lời nhắc nhở rằng Trump bị "giới hạn" bởi "những hạn chế đã được biết trước"
"Có những điều [Donald Trump] muốn làm, nhưng cho đến nay không làm được, từ việc cải tổ hệ thống chăm sóc sức khỏe đến nhiều vấn đề khác. Ông ta đã nói về việc cải thiện quan hệ với Nga. Nhưng rõ ràng là ngay cả khi ông ấy muốn vậy, ông ấy đã không thể làm được.

"Tôi không biết liệu [Donald Trump] còn muốn vậy không, hay ý muốn này đã hoàn toàn bị mất đi. Tôi hy vọng ông ta vẫn còn muốn vậy và tôi tin tưởng rằng, vì lợi ích của nhân dân Mỹ và Nga, chúng ta cuối cùng sẽ bình thường hóa quan hệ, phát triển nó và chiến đấu chống lại những mối đe dọa chung.

"Những mối đe dọa ấy đã được biết rõ: khủng bố, các vấn đề đối với hệ sinh thái, chiến đấu chống lại sự phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, vượt qua các cuộc khủng hoảng ở nhiều khu vực, bao gồm cả vùng Trung Đông và Triều Tiên," tổng thống Nga nói.


Khi được yêu cầu đánh giá những gì Trump đã làm được sau gần một năm, Putin nói ông không phải là người nên làm việc đó. "Nó nên được thực hiện bởi các cử tri, người dân Mỹ. Nhưng khách quan mà nói, chúng ta đã thấy một số thành tựu đáng kể trong thời gian ngắn mà [Donald Trump] có được. Cứ nhìn sự phát triển của thị trường chứng khoán. Nó cho thấy sự tin tưởng của các nhà đầu tư vào nền kinh tế Hoa Kỳ."
Về cơn cuồng loạn "sự can thiệp của Nga" ở Mỹ
Vladimir Putin mô tả các cáo buộc về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và thái độ của Mỹ đối với truyền thông Nga là "cơn cuồng loạn phản gián" và "cơn mê sảng".

Theo Putin, việc các nhà ngoại giao gặp gỡ đại diện các ứng cử viên chính trị tại các nước khác để thảo luận vấn đề phát triển quan hệ song phương là hoàn toàn bình thường trên thế giới. Ông không hiểu tại sao ở Mỹ nó lại trở thành một cơn cuồng loạn phản gián như vậy.

Nhà lãnh đạo Nga kết luận cần rút kinh nghiệm từ việc này và tiếp tục làm việc với nhau, "thay vì xâu xé nhau như súc vật".
Về việc Mỹ phá vỡ các hiệp ước căn bản làm ảnh hưởng đến cân bằng hạt nhân, tạo ra mối đe dọa ghê gớm cho tất cả sự sống trên Trái Đất
Tổng thống Putin nói rằng Nga sẽ không rời hiệp ước tên lửa do Liên Xô và Mỹ ký kết. Trong khi đó, Mỹ thì như thể đã rời rồi. Tổng thống Nga cũng nói rằng Moscow sẽ không tham dự vào một cuộc chạy đua vũ khí.

Hiệp ước này có tên đầy đủ là Hiệp ước giữa Mỹ và Liên Xô về Giải trừ Tên lửa Tầm trung và Tầm ngắn, ký kết năm 1987.


Ông Putin cho biết chi tiêu quốc phòng của Nga vào năm tới sẽ ở mức 2,8 nghìn tỷ rup. Nga sẽ chú trọng đúng mức đến quốc phòng, nhưng sẽ không làm ảnh hưởng ngân sách và không tham gia chạy đua vũ trang.
Về cuộc bầu cử tổng thống Nga năm 2018
Ông Putin tuyên bố ra ứng cử Tổng thống năm 2018 trong tư cách CÁ NHÂN, không phải đại diện Đảng Nước Nga thống nhất.

Tổng thống Putin khẳng định động cơ của ông cũng như của chính quyền là nâng cao thu nhập cho người dân cũng như cải thiện tình hình xã hội của đất nước. Mục tiêu của ông là xây dựng một nước Nga hiện đại, có hệ thống chính trị mềm mỏng, và nền kinh tế công nghệ cao.

Trước câu hỏi: "Ngài có hứng thú với việc tham gia một cuộc bầu cử mà không có đối thủ nào mạnh?". Ông trả lời cứng rắn mà cũng đầy hóm hỉnh: "Tôi đâu có thể tự lựa chọn đối thủ cho mình".

Ông cũng chỉ trích thêm rằng khi nói đến phe đối lập, "quan trọng là họ phải đề xuất được điều gì đó, chứ không phải chỉ làm ồn ở các quảng trường".
Hôm thứ hai, Putin lần đầu tiên đến thăm Syria để gặp Assad và tuyên bố rút phần lớn quân đội Nga tại đây. Nhân cuộc họp báo này, ông nói về các biện pháp an ninh đã được thực hiện và cảm ơn các quân nhân Nga đã bảo vệ chuyên cơ của ông.
Người đứng đầu Điện Kremlin nói, phi công của các máy bay chiến đấu Su-30 đã bất chấp tính mạng để làm lá chắn an ninh cho chuyên cơ của Tổng thống hạ cánh xuống căn cứ không quân Khmeimim.

"Tôi đã quan sát những phi công này. Họ không chỉ bay gần chuyên cơ mà trong quá trình hạ cánh, máy bay của họ hạ độ cao để làm lá chắn bên dưới chuyên cơ của tôi", ông Putin nói.


Ông Putin cho rằng, đây là hành động được coi là khá nguy hiểm cho phi công của các máy bay chiến đấu nhưng họ vẫn lựa chọn để tạo lá chắn cho chuyên cơ tổng thống. "Tôi vô cùng cảm ơn họ, muốn họ lắng nghe và biết điều này", ông Putin nói.

Ông cũng gửi lời cảm ơn tới lực lượng quân đội Nga trên mặt đất đã bảo vệ cho chuyên cơ của ông bởi máy bay này có thể "trở thành mục tiêu của các tên lửa đất đối không bất cứ lúc nào, đặc biệt là trong quá trình cất và hạ cánh".
Về vấn đề Ukraine
Tổng thống Nga khẳng định chính quyền Ukraine không bày tỏ thiện chí trong việc triển khai thỏa thuận Minsk. Theo ông, quân đội Nga hoàn toàn không hiện diện tại Ukraine. Thay vào đó, chỉ một số lượng nhỏ lực lượng dân quân Nga có mặt ở đây nhằm bảo vệ dân địa phương.

Ông cũng kêu gọi Kiev giải quyết vấn đề ly khai ở miền Đông Ukraine một cách nhanh chóng. Trước đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel từng bày tỏ mong muốn triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình nhằm kiểm soát cá cuộc xung đột ở khu vực này. Tổng thống Nga đồng ý với quyết của bà Merkel.
Về việc Mỹ hỗ trợ khủng bố tại Syria
Ông cho rằng Nga đã nói với Mỹ về việc các phiến quân nổi loạn Syria đến Iraq, tuy nhiên Washington đã không quan tâm đến thông tin này.

"Không có phản ứng nào... Có thể vì họ có thể dùng các nhóm phiến quân này để chống lại chính quyền Assad", ông nói. Tổng thống Nga đồng thời kêu gọi các nước không lợi dụng việc chống khủng bố ở Syria cho các mục đích chính trị.
Mọi người đều hưởng lợi từ quan hệ Nga - Trung
Khẳng định Nga và Trung Quốc có cùng quan điểm về vấn đề phát triển cũng như hệ thống quốc tế, trong đó có Sáng kiến Vành đai Con đường và Liên minh Kinh tế Á - Âu, ông Putin nhận định quan hệ Nga - Trung có lợi cho tất cả mọi người.

Nhà lãnh đạo Nga cam kết hai nước sẽ tiếp tục duy trì quan hệ đối tác chiến lược trong tương lai. "Kết quả cuộc bầu cử tổng thống Nga vào năm tới sẽ không ảnh hưởng đến quan hệ Nga - Trung", ông nói.
Vấn đề doping bị chính trị hóa
Tổng thống Nga trả lời đúng là Nga có một phần trách nhiệm trong vụ bê bối này, nhưng vấn đề đã bị chính trị hóa và phóng đại trước kỳ bầu cử ở Nga.

"Chúng tôi tôn trọng các tổ chức quốc tế, bao gồm Cơ quan Chống Doping Thế giới (WADA). Chúng tôi hiểu rằng họ gặp áp lực. Việc có các kết luận dựa trên sự khách quan là cần thiết", tổng thống Nga nói. Ông khẳng định rằng Nga sẽ "chiến đấu để bảo vệ quyền lợi của các vận động viên Nga ở các tòa án quốc tế".

Tổng thống Nga cáo buộc Grigory Rodchenkov, cựu quan chức phụ trách kiểm tra doping của Nga và là người đã làm hé lộ bê bối doping của nước này, hoạt động theo sự điều khiển của mật vụ Mỹ.

"Bạn không thể làm việc với những người từng có ý định tự sát", Moscow Times dẫn lời ông nói. Tổng thống Putin nói thêm rằng trừ việc Rodchenkov làm việc với FBI. "Ai biết được họ cho anh ta (chất) gì để anh ta nói như thế mà anh ta nói?".
Nga không công nhận vị thế hạt nhân của Triều Tiên
Về vấn đề Triều Tiên, ông Putin khẳng định Nga không công nhận vị thế hạt nhân của Triều Tiên. Tổng thống Nga nhấn mạnh cần phải chấm dứt tình hình leo thang liên quan tới Triều Tiên.

Trả lời câu hỏi của phóng viên AP rằng hợp tác về vấn đề Triều Tiên có thể hâm nóng quan hệ Mỹ-Nga?, ông Putin nói: "Các nhà lập pháp của quý vị có vẻ lạ kỳ. Họ đặt chúng tôi vào cùng một giỏ với Triều Tiên, Iran... và họ muốn chúng tôi cải thiện quan hệ với cả hai sao".