Những điểm mới đó bao gồm một số nét của chủ nghĩa thực tiễn, như là việc thừa nhận Nga và Trung Quốc là các "cường quốc đối thủ" trên trường quốc tế, mô tả họ như sau:
Chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ dành khá nhiều nội dung để đề cập tới Nga và Trung Quốc là những quốc gia "thách thức quyền lực, tầm ảnh hưởng, lợi ích của Mỹ và họ cũng tìm cách để hủy hoại an ninh và sự thịnh vượng của Mỹ".Trung Quốc và Nga đều phản đối cách mô tả như vậy. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Doanh tuyên bố như sau:
Trong bài phát biểu công bố chiến lược an ninh, Tổng thống Trump gọi Nga và Trung Quốc là những "cường quốc đối thủ".
Theo chiến lược an ninh này, Trung Quốc bị cáo buộc lạm dụng thương mại, vi phạm sở hữu trí tuệ và tiếp tục là mục tiêu chính của chính quyền Mỹ nhằm bảo vệ an ninh kinh tế. "Nước Mỹ sẽ không khoan dung trước các hành động lạm dụng về thương mại kéo dài và sẽ theo đuổi các mối quan hệ kinh tế tự do, công bằng và có đi có lại", văn kiện nêu rõ.
Liên quan đến Nga, chiến lược an ninh của Tổng thống Trump cáo buộc Nga "gây bất ổn", "can dự vào các vấn đề chính trị nội bộ của nhiều quốc gia trên thế giới".
"Họ (Nga và Trung Quốc) tìm cách làm cho nền kinh tế ít tự do, ít công bằng hơn để phát triển quân đội, và để kiểm soát thông tin, dữ liệu để chi phối xã hội và mở rộng tầm ảnh hưởng", tài liệu an ninh nhận định.
"Bất cứ quốc gia nào, bất cứ báo cáo nào đưa ra những thông tin sai lệch, ý đồ xấu đều là lỗi thời. Trung Quốc mong Mỹ thuận theo xu thế của thời đại, nhìn nhận và đánh giá khách quan các vấn đề hiện nay trong đó có quan hệ hai nước, cùng với Trung Quốc thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển lành mạnh và ổn định" - bà Hoa Xuân Oánh nhấn mạnh.Và Điện Kremlin:
Bà Hoa cho rằng, với vai trò là hai nước lớn trên thế giới, việc 2 nước tồn tại mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi, Mỹ và Trung Quốc cần phải xử lý ổn thỏa các vấn đề trên cơ sở tôn trọng lợi ích cốt lõi và các vấn đề mà mỗi bên quan tâm.
"Chúng tôi đốc thúc Mỹ dừng ngay các ý đồ chiến lược đánh giá sai lệch về Trung Quốc, từ bỏ quan điểm về tư duy chiến tranh lạnh đã lỗi thời, nếu không sẽ chỉ vừa thiệt mình vừa hại người" - bà Hoa nói.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ cũng cho rằng Mỹ vô cùng mâu thuẫn khi một mặt muốn phát triển quan hệ đối tác với Trung Quốc nhưng mặt khác lại đặt Trung Quốc vào vị trí đối thủ.
Một bài bình luận được xuất bản bởi hãng tin Tân Hoa Xã của nhà nước Trung Quốc cho rằng, "hùng biện kiểu Mỹ" sẽ chỉ mở rộng khoảng cách niềm tin và đặt ra nhiều "rào cản" giữa Nga, Trung Quốc và Mỹ.
Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov đã nói về chiến lược mới của Mỹ rằng: "Khi nhìn qua chiến lược này, đặc biệt là phần mà Nga được nhắc đến, chúng ta có thể thấy bản chất đế quốc của nó khi chiến lược của Hoa Kỳ cổ vũ trật tự thế giới đơn cực và liên tục bác bỏ thế giới đa cực".Quả vậy, hôm chủ nhật, chúng ta biết được rằng Tổng thống Mỹ Trump đã điện đàm với Tổng thống Nga Putin - cuộc điện đàm thứ hai giữa hai người chỉ trong bốn ngày - trong đó Putin cảm ơn Trump về sự giúp đỡ ngăn chặn một cuộc tấn công khủng bố vào một nhà thờ tại St Petersburg. Putin đặc biệt tiết lộ rằng ông đã đề nghị Trump chuyển lời cảm ơn tới CIA về nguồn tin tình báo. Sự khác biệt giữa nội dung cuộc điện đàm đó và bầu không khí cuồng loạn chống Nga tại Hoa Kỳ là rất đáng lưu ý.
Ông Peskov đã nói rằng Nga không đồng tình với quan điểm của Mỹ rằng đất nước của ông là mối đe dọa đối với an ninh Mỹ, tuy vậy ông cũng chỉ ra những điểm tích cực trong chiến lược mới của Mỹ như việc sẵn sàng hợp tác với Nga trong các lĩnh vực có lợi cho Mỹ.
"Đây là điểm phù hợp với chính sách đối ngoại của chúng tôi, bởi Nga cũng đang tìm kiếm sự hợp tác với Hoa Kỳ trong những lĩnh vực có lợi cho chúng tôi và cho Hoa Kỳ đến một mức độ nào đó", ông Peskov nói.
Phát ngôn viên người Nga cũng nhắc lại quá trình hợp tác giữa hai nước nhằm phòng chống khủng bố, giúp Nga ngăn chặn các cuộc tấn công ở thành phố St. Petersburg (Nga). "Một lần nữa tôi muốn nhắc đến quá trình trao đổi thông tin giữa cơ quan an ninh hai nước, qua đó cứu vớt rất nhiều sinh mạng", ông Peskov nói.
Ông cũng nói thêm rằng Moscow sẽ nghiên cứu kỹ chiến lược an nình mới của Mỹ, bởi văn bản này rất nhiều nội dung và "cần phải được xem xét cẩn thận", trong khi Mỹ đang "đưa ra những tuyên bố ấn tượng" nhưng "vẫn còn khó hiểu".
Như vậy, nhìn chung có những dấu hiệu cho thấy một số chuyển biến bước đầu theo hướng tích cực. Mặc dù dĩ nhiên hai "cường quốc đối thủ" phản bác lại các luận điểm nhắm vào họ, Trung Quốc và Nga chắc chắn sẽ nhận thức sự thay đổi trong việc Mỹ thấy cần thiết phải chỉ ra họ là các đối thủ, thông qua đó nâng cấp họ lên ngang hàng với Hoa Kỳ, lâu nay vẫn tự xem mình là siêu cường duy nhất trên quả địa cầu này. Dù là sai lầm, sai lệch hay sai sót thế nào đi nữa, bản tài liệu an ninh quốc gia này đánh dấu bước chuyển biến cơ bản trong nhận thức hướng tới một hiện thực địa chính trị mới trong đó Hoa Kỳ không thể lật đổ chế độ, "khai sáng" hay hòa nhập Nga và Trung Quốc vào cộng đồng các quốc gia "dân chủ" nằm dưới sự kiểm soát của Đế chế Hoa Kỳ.
Và hôm qua, Mỹ là thành viên Hội đồng Bảo an LHQ duy nhất biểu quyết chống lại một nghị quyết được Ai Cập đưa ra nhằm tuyên bố mọi quyết định thay đổi danh phận của Jerusalem đều là vô giá trị. Nó nêu bật sự cô lập của Mỹ trên trường quốc tế trong vấn đề này. Ngay cả Pháp và Anh, nơi mà hầu hết các chính trị gia là những con rối cho Israel, cũng không ủng hộ Mỹ. Tệ hơn nữa, Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc còn đề xuất Nga thay thế Mỹ trong vai trò nhà hòa giải trung lập giữa Israel và Palestine.
Thực tế mà nói, chừng nào họ còn nắm giữ sức mạnh quân sự và tài chính lớn nhất, Mỹ vẫn là siêu cường hùng mạnh nhất. Nhưng cách thế giới nhìn nhận sức mạnh ấy cũng quan trọng như chính bản thân sức mạnh ấy. Và khi ngay cả CNN cũng phải đặt câu hỏi "Có phải Nga là quốc gia có ảnh hưởng nhất ở Trung Đông hiện nay hay không?", rõ ràng là sức mạnh của Hoa Kỳ đang trên đà đi xuống.
Theo cái đà mọi thứ đang diễn ra, sự chuyển dịch khỏi Đế chế Hoa Kỳ sẽ xảy ra dần dần từng ít một, với các thành viên của Đế chế ấy vét voi và tận dụng chút uy tín cuối cùng họ còn sót lại trong giai đoạn cuối. Khi mà sự nhìn nhận Hoa Kỳ trong vai trò "lãnh đạo thế giới" tan biến vào dĩ vãng, uy lực tuyệt đối về quân sự - tài chính của họ cũng sẽ chịu chung số phận. Dĩ nhiên, điều này một phần là do những hành động tích cực của Nga, Trung Quốc và một số quốc gia khác đang làm xói mòn "lợi ích" của Mỹ trên thế giới - chủ yếu thông qua việc tẩy chay những lợi ích ấy. Nhưng tiếng chuông báo tử hay cú đánh cuối cùng vào Đế chế Hoa Kỳ sẽ xảy ra không phải do cái gì khác mà chính do sự sụp đổ của uy tín Mỹ trong con mắt của người dân thế giới.
Điều thú vị là Trump đang thúc đẩy quá trình ấy. Không phải một cách cố ý như trong câu chuyện cổ tích "sự thông đồng với Nga", mà đơn giản là do bản chất của Trump là "một người Mỹ bình thường" thay vì là thành viên của "giai cấp quyền lực" được giáo dục từ bé về ý thức hệ của Đế chế Hoa Kỳ. Nói một cách khác, Trump không coi cả Trái Đất này là của riêng Đế chế Hoa Kỳ như các nhà lãnh đạo Mỹ khác. Điều Trump muốn nói khi ông nói "Nước Mỹ trên hết" đi ngược hoàn toàn với những gì giới lãnh đạo Mỹ muốn. Được thôi thúc bởi mong muốn "làm nước Mỹ vĩ đại trở lại", ông đang thúc đẩy sự dịch chuyển trong cách thế giới nhìn nhận nước Mỹ, từ "Đế chế Hoa Kỳ Toàn năng" sang thành đơn giản là "nước Mỹ".
Tôi tin rằng đó là chìa khóa để hiểu tại sao "chính phủ ngầm" của Hoa Kỳ không muốn Trump trở thành tổng thống, và đã làm mọi cách để loại bỏ ông, kể cả thông qua việc xé nát xã hội Mỹ.
Nhận xét Độc giả
Bản tin Email