Petro Poroshenko
© AFP 2017/ TOBIAS SCHWARZChiến tranh, chúng ta cần thêm chiến tranh, bởi các nhà "tài trợ" chúng ta muốn vậy
Các bài báo cũng như thái độ gần đây của Phương Tây cho thấy mối quan hệ thân thiết với Tổng thống Poroshenko đã không còn mặn mà, và có vẻ như nhà lãnh đạo Ukraine chỉ còn lối thoát duy nhất là phải làm trầm trọng thêm cuộc xung đột ở Donbass.

Mối quan hệ lãng mạn giữa phương Tây và Ukraine đã đến hồi kết. Trong những câu cửa miệng của các chính trị gia và báo chí châu Âu khi nói về đất nước của người chiến thắng Maidan ngày càng có nhiều từ "đè nén". Từ ngữ tương tự thường không được sử dụng khi đề cập đến các đồng minh. Cách đây ba năm, truyền thông phương Tây hết lời ca ngợi Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. Ông được cho là một "nhà cải cách" và "người khai sinh ra nền dân chủ Ukraine". Ngày nay, các bài phê phán nhà lãnh đạo Ukraine xuất hiện trên truyền thông nhiều hơn cả những lời tán dương.

"Vết nhơ" cho Kiev

Tháng 11 vừa rồi, nghị sĩ Quốc hội Ukraine (Rada Verkhovna) từ "Khối Poroshenko", Sergei Leshchenko đã kêu gọi một lệnh trừng phạt Kiev. Nghị viện cũng đề nghị bãi bỏ chế độ miễn thị thực cho người Ukraine với EU, vốn được coi là một trong những thành quả quan trọng nhất của Maidan. Giờ đây, những lời kêu gọi này đã trở nên phổ biến trên truyền thông Châu Âu và Hoa Kỳ. Đối với chính quyền Kiev, điều này chẳng khác nào một "vết nhơ".

Tờ Bloomberg có bài viết: "Phương Tây đã hỗ trợ nhầm người ở Ukraine". Theo tác giả của bài báo, hóa ra bề ngoài ông Poroshenko và cựu Thủ tướng Arseniy Yatseniuk chỉ muốn đứng trong hàng ngũ "những người phương Tây", nhưng thực tế các nhà lãnh đạo Ukraine lại theo đuổi lợi ích riêng của mình. Tác giả thẳng thắn nói về sự cần thiết phải thay thế ông Poroshenko: "Ở Ukraine không dễ tìm các chính trị gia trẻ hơn, đạo đức hơn, và thực sự định hướng đến châu Âu, nhưng chắc chắn là có những người như vậy".

Kết luận tương tự cũng được chuyên gia người Mỹ Josh Cohen bày tỏ trên Reuters. Tác giả trước đó đã từng làm việc tại USAID, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, nhằm thúc đẩy ảnh hưởng nhân đạo của Washington. Ông Cohen viết rằng các đồng minh phương Tây của Tổng thống Poroshenko cuối cùng cũng mất kiên nhẫn vì sự miễn cưỡng của chính quyền Ukraine trong vấn đề chống tham nhũng.

Ông cũng bày tỏ lo ngại về thực tế là số tiền mà người Ukraine làm ra không bù nổi số tiền mà Mỹ phân bổ cho họ từ ngân sách Hoa Kỳ. Tác giả của tờ Reuters đưa ra kết luận hoàn toàn giống như đồng nghiệp của ông từ Bloomberg: "Phương Tây phải thừa nhận sự thật rằng họ hỗ trợ nhầm nhà lãnh đạo ở Ukraine".

Tờ Washington Post (WP) cũng phản ánh một quan điểm tương tự. WP cho đăng bài viết của nhà báo Ukraine Maxim Eristavi. Ông Eristavi đặt ra kỳ vọng tương lai: "Đã đến lúc phương Tây thể hiện sự cứng rắn trong quan hệ với Ukraine".

Ông, giống như Nghị sĩ Leshchenko, cũng kêu gọi phương Tây đặt nghi vấn về thành tựu chính của "Cách mạng Nhân phẩm": xem việc đình chỉ chế độ miễn thị thực như một biện pháp gây áp lực lên ông Poroshenko và đội ngũ của ông.

Một Ukraine có chủ quyền?

Nhưng trên hết, các bài báo gần đây đăng trên tạp chí The Economist của Anh, một tạp chí đã tích cực ủng hộ Maidan và chế độ hậu Maidan, như một lời cảnh báo chính quyền Ukraine. Và những gì được viết trong bài báo cho thấy sự tín nhiệm với chế độ Poroshenko cuối cùng đã cạn kiệt.

Trong một bài viết, tạp chí chỉ ra nguyên nhân của sự hỗn loạn hiện nay ở Ukraine là do Brussels và Washington "nới lỏng áp lực" đối với Kiev từ khi ông Trump lên nắm quyền ở Hoa Kỳ. Có nghĩa là "những người bạn của Ukraine" đã không giấu diếm sự thật rằng cho đến bây giờ phương Tây đã ép buộc một quốc gia có chủ quyền, đòi hỏi nước này phải thực hiện theo "chỉ dẫn". Theo đó, bây giờ họ yêu cầu phải tiếp tục và thậm chí tăng cường áp lực này.

Và liệu rằng người ta có thích một tuyên bố trực tiếp, rằng Ukraine không thể thực hiện cải cách mà không có "áp lực" và "chỉ dẫn" của phương Tây? Liệu đó có phải là lý do phương Tây cố gắng thuyết phục mọi người rằng Nga đã can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác, bao gồm cả Ukraine?

Kiev chỉ có cơ hội duy nhất - đó là chiến tranh

Tất cả các bài viết phê bình Nga, từ "những người bạn của Maidan Ukraine" cho thấy một điều: ông Poroshenko sẽ không còn có thể dựa vào sự hỗ trợ của phương Tây. Và không có nó, ông ta sẽ không thể trụ lại lâu được nữa.

Vậy điều gì sẽ chờ đợi chính trị gia, một người bị các nhà tài trợ của mình cố gắng đổ lỗi cho sự sụp đổ của đất nước? Thật không may, trong tình huống này, ông sẽ chỉ có cách duy nhất để thoát ra - đó là làm trầm trọng thêm cuộc xung đột ở Donbass.

Báo chí phương Tây nói rằng ông Poroshenko được hỗ trợ từ nước ngoài chỉ vì ông đang tiến hành "cuộc chiến chống Nga" (đây là cuộc xung đột tại Donbass theo như cách gọi ở Kiev). Và bây giờ các tác giả của các bài báo khắt khe phải thừa nhận về ông, rằng đối với Tổng thống Ukraine, cách duy nhất để đánh lạc hướng đối với các vấn đề nội bộ của chế độ mình là làm trầm trọng thêm "cuộc chiến" này.

Xét theo thực tế là trong những ngày gần đây các cuộc bắn phá tại Donetsk và các vùng ngoại ô đã tăng lên, có thể giả định rằng Kiev đã bước chân trên con đường nguy hiểm này. Ông Poroshenko chỉ đơn giản là không có cách nào khác. Xung quanh ông không còn lấy nổi một đồng minh tin cậy. Chỉ bằng cách này ông mới có thể trì hoãn hoặc hủy bỏ việc thực hiện "bản án", do chính các nhà tài trợ cho mình thực hiện.