US flag corporate logos
Chính phủ thực sự là các tập đoàn xuyên quốc gia
Việt Nam cùng 11 quốc gia vành đai Thái Bình Dương, trong đó có Mỹ và Nhật Bản, đã chính thức đạt được sự đồng thuận về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây là hiệp định thương mại lớn nhất thế giới 2 thập niên qua.

Thông tin được tờ Financial Times của Anh đăng tải. Đây được tin là chiến thắng chiến lược lớn cho chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng như chính quyền Thủ tướng Nhật Shinzo Abe.

TPP bao phủ khoảng 40% nền kinh tế toàn cầu, và sẽ tạo ra một khối kinh tế Thái Bình Dư ơng mới, với các rào cản thương mại được hạ thấp đối với hầu hết các mặt hàng, từ thị bò, các sản phẩm từ sữa, tới hàng may mặc, cũng như các tiêu chuẩn và quy tắc mới về đầu tư, môi trường và việc làm.

Vượt qua khuôn khổ của một hiệp định thương mại, TPP còn là xương sống về kinh tế trong chiến lược "xoay trục" sang châu Á của Washington, trong bối cảnh đối thủ lớn nhất của Mỹ là Trung Quốc đang không ngừng gia tăng ảnh hưởng trong khu vực cũng như toàn cầu.

Đây cũng là nhân tố then chốt trong "mũi tên thứ ba" của những cải cách kinh tế Thủ tướng Nhật Abe luôn theo đuổi kể từ khi nhậm chức năm 2012.

Phát biểu ngay sau khi thông tin về thỏa thuận được công bố, Thủ tướng Abe đã bày tỏ sự phấn khởi, và tin rằng TPP sẽ đem lại lợi ích to lớn cho không chỉ Nhật Bản mà cả khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

"Đây là một thành công lớn không chỉ cho Nhật Bản mà cho tương lai của cả Châu Á - Thái Bình Dương", ông Abe khẳng định.

Sau 5 năm đàm phán với vòng đàm phán marathon cuối cùng diễn ra tại Atlanta, Mỹ suốt gần 6 ngày qua, các nhà đàm phán đã có được tiếng nói chung với một loạt vấn đề then chốt cuối cùng. Trong số này có việc quy định thời gian các công ty dược phẩm sẽ được giữ độc quyền đối với các loại thuốc "sinh học" thế hệ tiếp theo, và việc tiếp cận thị trường các nước như Canada, Nhật và Mỹ của các nhà cung cấp sản phẩm sữa từ New Zealand.

Thoả thuận được công bố hôm nay (5/10) bởi bộ trưởng thương mại 12 quốc gia thành viên vẫn cần chờ được lãnh đạo từng nước ký và phải được quốc hội phê chuẩn.

Tại Mỹ, ông Obama có khả năng sẽ đối mặt với những trở ngại không nhỏ tại Quốc hội trong năm tới, nhất là khi các ứng cử viên tranh cử tổng thống như Donald Trump đã lên tiếng phản đối TPP.

Ngoài ra, nhiều ý kiến chỉ trích cũng cho rằng quá trình đàm phán bí mật và nghiêng nhiều về phía các tập đoàn. Dù vậy, một khi được triển khai, TPP sẽ là thỏa thuận thương mại lớn nhất từng được thông qua kể từ năm 1994, khi Vòng đàm phán Uruguay cho ra đời Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).