Duterte
© Rod Fleming's World
Một năm rưỡi đã qua kể từ khi Rodrigo Duterte đảm nhận chức vụ Tổng thống Philippines.

Trong thời kỳ lịch sử ngắn này, Tổng thống mới của Philippines đã trở thành nhân vật đứng đầu trong những dòng tin đầu tiên không chỉ trên các phương tiện truyền thông của đất nước ông, mà cả trên toàn thế giới, nhà quan sát phân tích của Sputnik Piotr Tsvetov viết.

Hơn nữa, niềm "vinh quang" này đôi khi mang tính chất tai tiếng, và thi thoảng nhận được những lời chỉ trích của nhiều chính trị gia trong và ngoài nước. Ngay khi bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thống của mình, Duterte đã công khai lăng mạ Tổng thống Hoa Kỳ Obama, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon và thậm chí cả Đức Giáo Hoàng (đó là một tội lỗi lớn đối với đạo hữu Công Giáo, mà chính Duterte cũng là tín đồ Ki tô giáo). Trong cuộc đấu tranh chống nạn buôn bán ma túy, chính quyền không dừng lại trước khi giết hàng ngàn nghi can mà không cần xét xử và điều tra, điều đó gây ra làn sóng chỉ trích của nhiều tổ chức nhân quyền.

Duterte đã thực hiện một bước ngoặt trong chính sách đối ngoại. Ông công khai tuyên bố ý định phát triển quan hệ với Trung Quốc và Nga, bao gồm trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh, bằng cách đó từ bỏ định hướng đơn phương đối với Hoa Kỳ, như các tổng thống Philippines trước đó đã làm. Duterte luôn theo đuổi chính sách giảm nhẹ đối đầu với Trung Quốc về vấn đề các hòn đảo ở Biển Đông. Trên thực tế, ông quyết định không tiến hành những tranh chấp vô ích với Bắc Kinh về quyền sở hữu các hòn đảo này, mà hợp tác với Trung Quốc theo mọi hướng. Duterte đặt phán quyết của Toà án Trọng tài Hague năm 2016 vào ngăn tủ khuất, cho dù tòa án giải quyết tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines theo hướng có lợi cho đất nước của ông. Một số người yêu nước Philippines đã không thích điều này.

Gần đây, một số phương tiện truyền thông cũng đã bắt đầu buộc tội Duterte về việc bóp nghẹt, áp chế báo chí, hạn chế quyền tự do ngôn luận.

Số lượng những đổi mới ban đầu như vậy trong chính sách nội bộ và quốc tế đã có tác động như thế nào đến tín nhiệm ủng hộ Tổng thống Duterte của cử tri?

Hầu hết họ vẫn ủng hộ ông. Điều này được chứng minh bằng kết quả của cuộc thăm dò gần đây. Cơ quan khảo sát xã hội SWS của Philippines đã tiến hành cuộc khảo sát. Theo số liệu thăm dò ý kiến, chính quyền Rodrigo Duterte có tỷ lệ tin cậy của dân số trên 70%. Đây là đánh giá cao nhất của các đời tổng thống Philippines kể từ năm 1989. Đồng thời, 46% số người được hỏi ủng hộ Duterte trong các động thái của ông để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, nghĩa là một phần khá lớn người Philippines đứng về phía Tổng thống.

Vậy người Philippines có thái độ như thế nào về việc giết những kẻ buôn bán ma túy? Một cuộc khảo sát khác cho thấy 9 trong số 10 người Philippines được hỏi ý kiến ủng hộ các biện pháp như vậy của Tổng thống Duterte, mặc dù 73% trong số họ gọi đó là "các vụ giết người ngoài pháp luật". Cách tiếp cận này cho thấy những đặc thù của nền văn hoá chính trị của người Philippines, khác biệt với Tây Âu hoặc Bắc Mỹ. Người Philippines tin vào sức mạnh giáo dục của khẩu súng lục trong tay cảnh sát nhiều hơn so với các tòa án với công tố viên, luật sư và bồi thẩm đoàn. Nhưng cách tiếp cận này cũng chỉ ra rằng vị tổng thống hiện thời của Philippines không chỉ là một phần không thể tách rời, là "thịt của thịt, máu của máu" của nhân dân mình mà còn là người có thể định hướng thế giới quan của quần chúng về phía đúng hướng mà ông cần.

Và ở Nga, Duterte được coi là một tổng thống quyết đoán có uy tín thể hiện mong muốn của phần lớn các tầng lớp xã hội trong nước. Do đó, giới lãnh đạo Nga sẵn sàng hợp tác với ông.