maidan snipers
Lính bắn tỉa Gruzia là thủ phạm xả súng trên Quảng trường Maidan

Vụ bắn tỉa trên Quảng trường Vào ngày 20 tháng 2 năm 2014, những kẻ lạ mặt trên quảng trường Maidan ở Kiev đã bắn tỉa vào những người biểu tình và cảnh sát, khiến 53 người chết, trong đó 49 người biểu tình và 4 nhân viên thực thi pháp luật. Lãnh đạo phe đối lập và đại diện của Hoa Kỳ và EU ngay lập tức cáo buộc chế độ của tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych là thủ phạm gây ra vụ giết hại vào 'những người biểu tình dân chủ'.

Maidan là nguyên nhân quan trọng nhất thúc đẩy cuộc biểu tình trên Quảng trường Độc Lập ở thủ đô Kiev biến thành cuộc đảo chính lật đổ chính quyền của ông Viktor Yanukovych, dựng lên chính quyền thân phương Tây ở Ukraine.

Tuy nhiên, phóng viên của Hãng thông tấn Nga Sputnik đã có những bằng chứng điều tra về chân tướng của vụ việc này. Họ đã gặp gỡ với các tay súng bắn tỉa người Gruzia, những người này đã khẳng định rằng, họ đã được thuê đến Kiev và nhóm lãnh đạo Maidan đã ra lệnh cho họ.

Hơn nữa, những nhà lãnh đạo dân chủ Ukraine đã chỉ thị trực tiếp phải bắn không chỉ vào những nhân viên cảnh sát mà còn vào những người biểu tình, để làm cho đám đông người trên quảng trường càng tức giận hơn nữa và gây ra cuộc khủng hoảng chính trị trong nước.

Hãng thông tấn Nga Sputnik đã điều tra về vụ việc và đã tiếp cận được những nhân chứng rất quan trọng đến từ Gruzia và lần ra manh mối về người đã hạ lệnh bắn vào cả 2 bên trên Quảng trường Độc Lập (Quảng trường Maidan) ở thủ đô Kiev của Ukraine.

Một trong những lính bắn tỉa là sĩ quan của quân đội Gruzia mang tên Koba Nergadze và đồng nghiệp của ông ta là cựu binh sĩ Gruzia Alexander Revazishvili - những người đã có nhiều mấy năm phục vụ trong quân đội Gruzia.

Những cựu quân nhân Gruzia cho biết, họ là những thành viên tích cực của tổ chức "Khu vực Tự do", ủng hộ cựu Tổng thống Gruzia Mikhail Saakashvili.
georgian snipers maidan
© SputnikTướng Tristan Tsitelashvili, Alexander Revazishvili and Koba Nergadze.
Những người này đã từng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ các cuộc biểu tình được tổ chức tại Tbilisi (thủ đô Gruzia) để ngăn chặn đụng độ giữa những người ủng hộ và phản đối cựu Tổng thống nước này là ông Mikhail Saakashvili. Nhưng, trên thực tế, họ đã được giao nhiệm vụ đàn áp các cuộc mít tinh phản đối.

Trong cuộc nói chuyện với phóng viên Sputnik, Nergadze thừa nhận, theo lệnh của các chỉ huy, nếu cần thiết họ còn đánh đập các nhà lãnh đạo của phe đối lập. Viên cựu sĩ quan Gruzia đã nêu mức giá cụ thể được quy định về một số hành vi. Ví dụ, họ sẽ được trả một ngàn đô la Mỹ về vụ đánh đập đại biểu Quốc hội của phe đối lập.

Lãnh đạo Quốc hội Ukraine hiện nay đã hạ lệnh bắn vào cả 2 phía?

Nhóm của Nergadze đến Kiev để hỗ trợ những người biểu tình trên Maidan đã được trả trước 10.000 đô la. Nhóm này được cam kết sẽ nhận thêm 50 nghìn USD sau khi thực hiện nhiệm vụ và trở về nước. Sau đó, họ đã sử dụng hộ chiếu mang tên người khác để vào Ukraine.

Nergadze đã sang Kiev và đón Năm mới 2014 trong toà nhà Khách sạn Ukraine do những người biểu tình kiểm soát. Viên cựu sĩ quan Gruzia tiết lộ rằng, họ đã được giao nhiệm vụ ngăn chặn "những hành vi say rượu gây mất trật tự, duy trì kỷ luật, phát hiện những kẻ ủng hộ chính quyền thực hiện những hành động khiêu khích".

Một cựu quân nhân Gruzia khác là Alexander Revazishvili cho biết, ông ta đến Kiev vào thời điểm tình trạng bất ổn đã tăng cao và được giao nhiệm vụ "lọt vào hàng ngũ những người phản đối để gây ra những vụ đánh nhau và khiêu khích".


Vào ngày 14 hoặc 15 tháng 2 năm 2014, các trưởng nhóm đã có cuộc họp tại một phòng khách sạn Ukraine trên tầng ba vầ nhận lệnh 'giúp đỡ dân tộc anh em'. Nhưng, khi đó người ta không cho biết những chi tiết. Đến thời điểm đó, Nergadze đã thấy vũ khí trong tay những người biểu tình, bao gồm những khẩu súng săn và súng ngắn.

"Tối ngày 19 tháng 2, chính trị gia Ukraine Sergei Pashinsky (hiện là Chủ tịch Ủy ban các vấn đề An ninh Quốc gia và Quốc phòng của Quốc hội Ukraine-Verkhovna Rada) và một vài chính khách khác, cùng mấy thanh niên trẻ với những túi dài lớn đã vào khách sạn. Họ đã lấy ra khỏi túi những khẩu súng SKS, Kalashnikovs cỡ nòng 7,62mm, một khẩu súng trường SVD và một khẩu súng carbine sản xuất ở nước ngoài.

Ông Pashinsky giải thích cho nhóm lính đánh thuê Gruzia rằng, những vũ khí này là cần thiết để "bảo vệ", nhưng khi Nergadze hỏi "bảo vệ khỏi ai?", ông ta không trả lời và rời khỏi phòng, nhường lời cho Mamulashvili, người chỉ huy đơn vị lính đánh thuê Gruzia.

Mamulashvili đã nói về "nhiệm vụ đặc biệt" này là "cần thiết phải tạo ra sự hỗn loạn trên Quảng trường Maidan" bằng cách "sử dụng vũ khí và bắn vào tất cả các mục tiêu, không phân biệt đâu là những người biểu tình và đâu là cảnh sát". Ông ta hứa sẽ trả tiền về "chuyến công du", chỉ sau khi nhóm lính đánh thuê Gruzia "hoàn thành nhiệm vụ".

Cựu binh sĩ quân đội Gruzia Revazishvili tiết lộ, trong cùng ngày, một số vũ khí do các chính trị gia đối lập Ukraine cung cấp đã được đưa đến Nhạc viện để tiến hành bắn vào người biểu tình và cảnh sát từ cả 2 địa điểm là Nhạc viện và Khách sạn Ukraine.

Diễn biến vụ bắn tỉa vào cả 2 bên trên Quảng trường Độc Lập ở Kiev

"Chính trị gia Ukraine Pashinsky đã yêu cầu tôi giúp trong việc lựa chọn vị trí bắn tỉa. Ông ta nói rằng, cần thiết phải làm ngay bởi vào đêm hôm đó, cảnh sát đặc nhiệm Berkut có thể tấn công vào Nhạc viện và giải tán cuộc biểu tình" - Revazishvili nói.

Vào khoảng 4 hay 5 giờ sáng, toán lính Gruzia đã nổ súng; tuy nhiên, Pashinsky hạ lệnh ngừng bắn vì chưa đến lúc. Do đó, họ đã ngừng nổ súng ngay lập tức - Revazishvili tường thuật lại diễn biến sự việc

Vào khoảng hơn 7 rưỡi sáng, Pashinsky ra lệnh cho mọi người chuẩn bị bắn. Sau khi bắn 2-3 phát, mỗi tay súng Gruzia phải ngay lập tức thay đổi vị trí. Vụ bắn tỉa đã kéo dài khoảng 10-15 phút.

Sau đó, Revazishvili đã trở về Quảng trường Maidan và thấy mọi người đều nổi giận. Một số người biểu tình tin rằng, đặc nhiệm Berkut đã nổ súng vào những người biểu tình. Một số người khác lại không đồng ý và đổ lỗi vào những người biểu tình.

"Tôi đã nhận thức được rằng, chuyện này có thể kết thúc xấu, tôi đã rơi vào một chuyện tồi tệ, tôi có thể bị "xé nát" ngay tại chỗ nếu mọi người biết sự thật. Tôi quyết định: Đã đến lúc rời khỏi nơi này. Tôi đã lên taxi đến sân bay" - Revazishvili kết thúc câu chuyện của mình.

Còn Nergadze cho biết: "Khoảng 8 giờ sáng ngày 20 tháng 2, tôi đã nghe thấy tiếng súng từ phía Nhạc viện. Sau ba hoặc bốn phút, nhóm của Mamulashvili bắt đầu bắn súng từ cửa sổ trên tầng ba của khách sạn Ukraine. Hai tay súng bắn tỉa cùng lúc và sau đó chuyển đến phòng khác và lại nổ súng".

Khi việc 'nã đạn vào cả hai bên' đã kết thúc, toán lính đánh thuê Gruzia nhận lệnh bỏ vũ khí và rời khỏi tòa nhà. Cùng ngày, họ đã trở về Tbilisi.

Cựu sĩ quan của quân đội Gruzia Nergadze cho biết, sau đó ông ta đã không nhận được số tiền được hứa thưởng. Hiện nay, ông còn đang lo ngại các "đồng nghiệp cũ" có thể trả thù nên quyết định phải cung cấp sự thật để đảm bảo sự sống của mình.

Koba Nergadze và Alexander Revazishvili hiện đều sẵn sàng xác nhận lời khai của họ trước tòa án Ukraine và cam đoan sẽ ra làm chứng để vạch trần chân tướng sự việc. Cơ quan biên tập của Sputnik đã có bản sao của các vé máy bay xác nhận sự hiện diện của Nergadze và Revazishvili tại Kiev trong thời gian sự kiện bắn tỉa xảy ra trên quảng trường Maidan ngày 20/2/2014.

Nếu phiên tòa này được mở, người ta sẽ lần ra chân tướng vụ việc nghi vấn lớn trong khoảng thời gian tháng 2/2014, dẫn tới cuộc đảo chính lật đổ chính quyền của ông Viktor Yanukovych, dựng lên chính quyền thân phương Tây; tìm ra thủ phạm đã trực tiếp ra lệnh bắn vào cả cảnh sát lẫn người biểu tình và có thể lần ra những "bàn tay đen" thực sự đứng sau Maidan 2014.

Xác nhận của tướng Gruzia về vụ bắn tỉa Maidan 2014

Người đầu tiên xác nhận về việc một số tay súng bắn tỉa Gruzia có liên quan đến vụ nổ súng trên quảng trường Maidan là tướng Tristan Tsitelashvili, cựu chỉ huy một đơn vị tinh nhuệ của quân đội Gruzia, người đối địch với cựu Tổng thống Gruzia Mikhail Saakashvili.

"Trên thực tế, những người mang quốc tịch từ Gruzia đã hiện diện trên quảng trường Maidan và họ đã nhận được chỉ thị bắn tỉa, tôi biết điều đó từ năm 2014" - tướng Tsitelashvili cho biết trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

Theo vị tướng này, một số người trong số đó đã phục vụ tại ngũ dưới sự chỉ huy của ông trong quân đội Gruzia. Hiện nay, một số người vẫn còn hiện diện trên lãnh thổ Ukraine và đang tham gia các hoạt động chiến sự. Những người đã về Gruzia không dám nói sự thật, bởi họ rất sợ! Là những nhân chứng quan trọng, họ có thể bị giết để bịt miệng.