Rodrigo Duterte withdraws ICC treaty
© Ezra Acayan / Reuters
Báo Iquirer.net của Philipines ngày 5/4 đưa tin, trong bài phát biểu tại Malacañang, Tổng thống nước này Rodrigo Duterte nhắc lại việc Mỹ bán vũ khí cho Philipinesđã bị chặn sau khi các Thượng nghị sĩ Mỹ cáo buộc Manila vi phạm nhân quyền.

Theo nhà lãnh đạo Philipines, hành động của Mỹ buộc ông phải đi tìm nhà cung cấp mới và ông đã chuyển hướng sang Trung Quốc và Nga. Kết quả là Philipines được hai quốc gia này cung cấp miễn phí nhiều loại vũ khí.

Mặc dù vậy, Tổng thống Duterte vẫn nhấn mạnh việc nhận vũ khí của Nga và Trung Quốc không có nghĩa là Manila muốn tách khỏi Washington để tham gia liên minh quân sự với Bắc Kinh hoặc Moscow.

"Không hề có liên minh quân sự nào. Tôi cũng không sẵn lòng để làm việc đó. Cho tới ngày hôm nay, cả Nga và Trung Quốc chưa từng đòi hỏi ở tôi một mảnh giấy hay cái bút nào", ông Duterte cho biết.

Tuy nhiên, theo Tổng thống Philipines thì không loại trừ khả năng Washington sẽ cảm thấy cực kỳ khó chịu khi Manila quyết định mua vũ khí của Nga và Trung Quốc, đáp trả việc "người Mỹ không tôn trọng lời nói của chính họ".

Và nhà lãnh đạo vốn có cá tính bộc trực này cho rằng việc Mỹ không hài lòng với quyết định của Manila là một mối đe doạ không chỉ với sinh mệnh chính trị, mà cả tính mạng của ông và CIA đã bị ông Duterte điểm chỉ.

"Nếu máy bay chở tôi nổ tung hoặc xảy ra một vụ đánh bom bên đường, lúc đó xin hãy hỏi CIA. Đó là kinh nghiệm của tôi và tôi muốn chia sẻ tâm tư này với các bạn", Iquirer.net tường thuật.

Phát biểu của Tổng thống Duterte đã gây sốc. Bởi việc CIA bị cáo buộc là thủ phạm các vụ ám sát chính trị thì không có gì lạ, nhưng việc nguyên thủ quốc gia một đồng minh của Mỹ "chỉ mặt gọi tên" CIA đe doạ tính mạng mình thì rất không bình thường.

Chính vì vậy, đã có nhiều ý kiến cho rằng ông Duterte vốn "bạo miệng" nên việc ông chỉ trích Mỹ và điểm chỉ CIA chỉ là cảm xúc nhất thời mà thôi. Tuy nhiên, theo giới phân tích, phát ngôn lần này của nhà lãnh đạo Philipines là hoàn toàn nghiêm túc.

Có thể thấy rằng, trong bất cứ thời điềm lịch sử nào của nước Mỹ, dù quyền lực được trao cho lực lượng nào thì mọi sự vận hành của hệ thống chính trị Mỹ đều xoay quanh trục : Sức mạnh Mỹ - Lợi ích Mỹ - Giá trị Mỹ.

Và trong quan hệ đối ngoại thì trục: Sức mạnh Mỹ - Lợi ích Mỹ - Giá trị Mỹ được biến thể thành hai công cụ là "củ cả rốt Mỹ và cây gậy của Washington", với công hiệu là tạo sự phụ thuộc của đối phương vào lợi ích Mỹ, lệ thuộc vào sức mạnh Mỹ.

Từ sự phụ thuộc vào lợi ích Mỹ, lệ thuộc vào sức mạnh Mỹ, đối phương phải có trách nhiệm giữ gìn và phổ quát giá trị Mỹ. Những phản ứng trái chiều với "cây gậy và củ cà rốt" đều phải nhận lãnh hậu quả bởi hành động Mỹ.

Đối với thực thể chính trị đại diện chủ quyền quốc gia hay lực lượng chính trị-vũ trang có tổ chức khi chuyển động lệch pha với "củ cả rốt Mỹ và cây gậy của Washington", bạo lực nhà nước sẽ được sử dụng, và trong trường hợp này là quân đội Mỹ.

Đối với thực thể là thể nhân có hành động không thuận chiều với "củ cả rốt Mỹ và cây gậy của Washington", việc trừ khử sẽ được tính toán và trong trường hợp này thì CIA có trách nhiệm thực thi.

Hẳn dư luận chưa quên, ngày 23/1/2017, Nghị sĩ Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ - một đồng minh của Mỹ - ông Samil Tayyar đã lên án Mỹ và NATO - mà cũng là công cụ của Mỹ - liên tục thực hiện "khủng bố quyền lực" với Ankara.

"Mỹ và NATO luôn đạo diễn những trò bẩn thỉu và đẫm máu tại Thổ Nhĩ Kỳ. Cuộc đảo chính năm 1960 do Anh dàn dựng, cuộc đảo chính năm 1971 do CIA dàn dựng và cuộc đảo chính năm 1980 do NATO dàn dựng".

Điểm chung trong các sự kiện đẫm máu mà ông Samil Tayyar liệt kê đó chính là sự lệch pha trong hành động của chính quyền tại Ankara với công hiệu của bộ đôi công cụ "củ cả rốt Mỹ và cây gậy của Washington". Và CIA luôn bị điểm danh.

Hay gần đây nhất là việc Tổng thống Barak Obama giao trách nhiệm cho CIA trừ khử Tổng thống Syria Bashra al-Assad, mà mọi việc chỉ bị vỡ lở khi Tổng thống Donald Trump ra lệnh CIA dừng sứ mệnh, vì CIA không thắng được tình báo Nga.

Không nói đâu xa, ngay tại chính nước Mỹ, CIA cũng đã bị điểm chỉ hay hoài nghi đứng sau nhiều vụ việc liên quan đến quyền lực hay ảnh hưởng tiêu cực tới trục : Sức mạnh Mỹ - Lợi ích Mỹ - Giá trị Mỹ, trong đó có vụ ám sát Tổng thống Kenedy.

Tiến sĩ chính trị người Mỹ Kevin Barrett từng nêu vấn đề :"Thế lực nào lên âm mưu ám sát Tổng thống Kennedy? Lý do là gì? Và làm thế nào để họ che đậy tội lỗi của mình? Cho đến nay, hầu hết câu hỏi đó đã được làm sáng tỏ.

Vào đầu những năm 1990, hơn 2/3 người dân Mỹ được hỏi trong một cuộc thăm dò đều tin rằng CIA đã ám sát Tổng thống Kennedy. Tổ chức được gọi là Operation 40 do CIA thành lập, được cho là trung tâm của vụ ám sát".

Từ những hậu quả thảm khốc từng xảy với những thực thể hay thể nhân lệch pha với trục : Sức mạnh Mỹ - Lợi ích Mỹ - Giá trị Mỹ, việc Tổng thống Duterte "gọi tên Mỹ, chỉ mặt CIA" đe doạ tính mạng của ông không chỉ là "nói lấy được".

Chỉ có điều, trong bối cảnh hiện nay, việc "Mỹ bị gọi tên, CIA bị chỉ mặt" sẽ gây ra hậu quả rất lớn cho nước Mỹ, đó là đồng minh quay lưng, đối tác hạ tầm. Phải chăng lời của ông Duterte là một cảnh báo nghiêm khắc với Washington?