failed Tomahawk missile in Syria
1- Những mảnh xác B-52

Che giấu thất bại là thói quen thường thấy của các nước đế quốc khi bị nhân dân các nước bị xâm lược giáng những đòn trừng phạt. Chiến tranh Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Sau 4 năm đưa lục quân và lính thủy đánh bộ Mỹ trực tiếp vào tham chiến tại chiến trường miền Nam Việt Nam, năm 1968 là năm mà đại tướng William Childs Westmoreland phải hứng chịu con số thương vong nặng nề nhất của quân viễn chinh Mỹ tại miền Nam Việt Nam.

Theo các số liệu của Viện Quốc tế nghiên cứu chiến lược (IISS) tại London (Anh) công bố năm 1976 thì chỉ tính riêng năm 1968, số sĩ quan và lính Mỹ chết trận ở miền Việt Nam đã tương đương với con số thương vong của lính Mỹ 3 năm trước đó cộng lại. Trong năm 1968, khoảng 22.000 sĩ quan và lính Mỹ tử trận, trên dưới 110.000 người bị thương. Ngay cả khi có những thước phim nóng hổi từ các phóng viên mặt trận được trình chiếu trên các kênh truyền hình Mỹ và làm dấy lên làn sóng phản đối Chiến tranh Việt Nam lan tràn khắp nước Mỹ thì Nhà Trắng và Lầu Năm Góc cũng chỉ tiết lộ một phần sự thật hòng xoa dịu dư luận.

Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng giới cầm quyền Mỹ, từ các nhà tư bản tài phiệt, tư bản công nghiệp ở phố Wall cho đến các thượng nghị sĩ, hạ nghị sĩ, cho đến tổng thống Mỹ cũng bộ tham mưu của ông ta tại Nhà Trắng đều nhận thức được rằng Mỹ không thể thắng bằng quân sự trên chiến trường trong Chiến tranh Việt Nam. Đó là lý do thật sự để người Mỹ buộc phải giảm sự có mặt trên chiến trường để giảm thương vong và ngồi vào đàm phán với Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa tại Paris để tìm một lối thoát danh dự cho Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam cũng như tiếp tục o bế cho chính quyền ngụy Sài Gòn.

Bốn năm sau, trong "Chiến dịch Linebacker II", Mỹ đã sử dụng 741 lần chiếc máy bay ném bom chiến lược B-52 ở Tây Thái Bình Dương (trung bình mỗi chiếc thực hiện khoảng 2,5 phi vụ) và hơn 5.700 lần chiếc máy bay chiến thuật đánh phá hủy diệt Hà Nội, Hải Phòng và một số địa điểm ở miền Bắc Việt Nam hòng tạo thế mạnh trên bàn Hội nghị Paris sắp đi đến ký kết Hiệp định. Kết quả là người Mỹ hứng chịu thất bại nặng nề cả về người và phương tiện chiến tranh. Theo số liệu của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 34 chiếc B-52 bị hạ, 5 chiếc máy bay ném bom hiện đại F-111A cùng 42 máy bay chiến đấu khác bị bắn rơi. Thế nhưng, vào thời điểm ngày 15-1-1973, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc chỉ thừa nhận mất 10 chiếc B-52. Họ làm ra vẻ họ chủ động chấm dứt ném bom để vãn hồi hòa bình chứ không phải do thất bại quân sự nặng nề trên bầu trời Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên...

Tuy nhiên, đời còn dài và trước sau Mỹ vẫn phải thừa nhận sự thật vì một vấn đề tối quan trọng khác: Các bậc cha mẹ và những vợ, con lính Mỹ đòi chính quyền Mỹ phải giải thích về sự "mất tích" của con em họ, chồng và cha họ trong Chiến tranh Việt Nam. Sau khi chương trình tìm kiếm hài cốt lính Mỹ chết trận ở Việt Nam cũng như về tù binh Mỹ ở Việt Nam (Chương trình POW-MIR) được khởi động vào năm 1985, người Mỹ buộc phải thừa nhận có thêm 6 chiếc B-52 nữa đã bị lực lượng phòng không của Quân đội Nhân dân Việt Nam bắn hạ trong "Chiến dịch Linebecker II" (Việt Nam gọi là "Trận Điện Biên Phủ trên không"). Số B-52 này có những cái rơi ở Lào (3 chiếc), có những cái rơi ở Thái Lan (2 chiếc), có cái rơi ở Biển Đông (1 chiếc). Ngoài ra, phía Mỹ cũng thừa nhận việc một chiếc máy bay tác chiến điện tử EB-66C (vốn được cải tiến từ máy bay ném bom tầm trung B-66) bị bắn hạ trên bầu trời Tây Bắc Việt Nam trong thời gian diễn ra "Chiến dịch Linebacker II".

Chưa hết ! Vào năm 1995, trong khi thanh sát số máy bay chiến lược B-52 mà Mỹ buộc phải tiêu hủy tại sa mạc Nevada theo Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược giai đoạn I (START-1, ký năm 1991) và Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược giai đoạn II (START-2, ký năm 1993, các sĩ quan Nga trong Ủy ban liên kiểm đã phát hiện hàng chục chiếc B-52 có hai số đuôi khác nhau được sơn ở hai bên đuôi đứng của cùng một chiếc B-52. Khi họ tìm đến hồ sơ của hãng Boeing, hãng sản xuất, đồng thời là nhà bảo hành, bảo dưỡng, bảo trì các máy bay B-52 theo hợp đồng với Lầu Năm Góc thì sự thật lại một lần nữa được phơi bày.

Có tới 9 chiếc B-52 nữa bị hạ tại Việt Nam trong "Chiến dịch Linebacker II" nhưng lại được Bộ Quốc phòng Mỹ liệt kê vào danh sách phải tiêu hủy theo Hiệp ước START-2. Ngoài ra, hồ sơ của Boeing cũng cho thấy có hàng chục chiếc B-52 khác vị bị thương quá nặng nên mặc dù lê lết về được căn cứ thì có chiếc đã nổ tung trên đường băng, nhiều chiếc khác đã hư hỏng đến mức không thể bay lại được nữa mà chỉ có thể tháo dỡ làm đồ đồng nát, làm phụ tùng thay thế cho các máy bay B-52 khác bị hư hại nhẹ hơn.

Còn ở Việt Nam vào những năm '80 - '90 của thế kỷ trước, có những kẻ muốn hạ uy tín của Quân đội Nhân dân Việt Nam, muốn làm giảm ý nghĩa của "Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" đã luôn mồm rêu rao rằng Quân đội Việt Nam đã chở xác B-52 đem rải ở nhiều nơi để nói rằng Việt Nam đã hạ nhiều B-52 hơn con số mà Mỹ thừa nhận. Thật là nực cười cho những luận điệu trẻ con ấy.

Nhưng thôi ! Đến bây giờ thì mọi chuyện đã qua và thực hư thế nào cũng đã rõ. Chỉ có điều là một phần số xác B-52 còn lại đã được ghép theo kiểu "để nghiên cứu tai nạn máy bay" ở Bảo tàng Chiến thắng B-52 (phố Đội Cấn) cũng như được gộp chung vào đống xác máy bay Mỹ ở Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. Số còn lại thì đã được cho vào lò nấu lên, đã trở thành nồi nhôm, mâm nhôm, chậu nhôm, chảo nhôm và nhiều đồ dùng gia đình khác của người Việt Nam như một chiếc lược chải đầu hay thậm chí là một món đồ chơi cho con trẻ.

2- Những mảnh xác Tomahawk

43 năm sau, trên bầu trời Syria cũng diễn ra một số điều tương tự. Cuộc kháng chiến của quân và dân Syria với sự giúp đỡ của quân đội Nga chống lại cuộc xâm lược mượn tay người khác của Mỹ và phương Tây đang đi đến hồi kết. Ngoài tiến trình hội đàm Genève do Liên Hợp Quốc bảo trợ dưới bàn tay điều khiển của Mỹ thì bộ "tam cường khu vực" Nga - Iran - Thổ Nhĩ Kỳ cũng mở ra những tiến trình hòa đàm ở Astana (Kazakhstan) và Sochi (Nga). Đặc biệt là tại Sochi, các lực lượng đối lập Syria (trừ 2 nhóm được Mỹ và Anh bảo trợ) đã có nhiều điểm đồng thuận với chính phủ Syria về việc ngừng bắn, tổ chức tổng tuyển cử, vãn hồi hòa bình.

Thế nhưng những kẻ ngồi ở phố Wall (Mỹ) và thị trường chứng khoán London (Anh) không muốn có hòa bình ở Syria hoặc chí ít cũng muốn lập nên một chính phủ thân Mỹ và phương Tây ở Syria. Nói cách khác, đó là họ muốn một cuộc đảo chính lật đổ chính phủ của Tổng thống Bashar Al Assad thông qua đàm phán, điều mà các lực lượng thổ phỉ Syria thân Mỹ và phương Tây đã không thể làm được bằng quân sự trên chiến trường.
Downed Tomahawk
Đó là nguyên nhân thật sự của cuộc không tập bằng tên lửa hành trình đêm rạng sang ngày 14-4-2018 vào Syria. Mọi chuyện về vũ khí hóa học là do CIA và Mi-6 dàn dựng thông qua nhưng nhóm tay sai ở Syria để tạo cớ hủy diệt Syria hòng giành thế mạnh trên bàn đàm phán. Một lần nữa, quy luật "đánh - đàm" của Chiến tranh Việt Nam trong giai đoạn cuối được lặp lại.

Và đòn tấn công ấy đã không giúp Mỹ, Anh và phương Tây giành được lợi thế. Cả Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ và Kenneth McKenzie cũng chỉ đưa ra những tuyên bố hết sức chung chung. Trong khi người Nga đã đưa ra những số liệu hết sức cụ thể về số đạn từng loại tên lửa được sử dụng và số mục tiêu bị hạ, còn người Syria thì bắt đầu trưng ra ảnh chụp xác các tên lửa hành trình của Mỹ, Anh, Pháp bị bắn rơi mà chủ yếu là Tomahawk.

Có một điều nực cười là báo chí Mỹ và phương Tây còn thách người Nga dám công bố các dữ liệu về việc phòng không Syria đã đánh rơi hơn 70 quả tên lửa hành trình bằng cách nào và như thế nào. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov trả lời rằng phí Nga sẽ công bố, nhưng không phải là công bố những điều mà người Mỹ muốn sục tìm. Thôi thì hãy đẻ việc đó cho CIA và DIA (Cơ quan tình báo Bộ Quốc phòng Mỹ) tự tìm hiểu lấy.
Downed Tomahawk in Syria
Trước đây 43 năm, ở Việt Nam cũng diễn ra điều tương tự. Dư luận Việt Nam và một số nước phương Tây đồn đoán rằng nhờ những phát minh của Giáo sư, Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa mà Bộ đội tên lửa phòng không Việt Nam đã nối thêm tầng hsfnh trình vào đạn tên lửa SA-75, giúp nó có thể bay được đến tầm cao của B-52 và hạ được mục tiêu.

Mặc dù biết thừa tính năng của SA-75 có thể bay cao đến 25km, gấp đôi tầm cao thường hoạt động của B-52 nhưng Bộ Quốc phòng cũng như Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam vẫn giữ im lặng. Họ thừa biết những tin đồn đó là vô căn cứ nhưng họ không thể tiết lộ bí mật của thứ vũ khí phòng không có hiệu năng chiến đấu tốt nhất của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam khi đó. Họ đẻ mặc những lời đòn đoán ấy là truyền, tạo nên một màn khói để giấu đi những bí mật quân sự cao nhất của Việt Nam thời điểm ấy.

Và chỉ đến dịp kỷ niệm lần thứ 35, chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không", khi đã có những vũ khí phòng không hiện đại hơn rất nhiều so với SA-75, nguwofi Việt Nam mới tiết lộ một phần bí mật: Đó là tính kháng nhiễu cao của hệ thống SA-75 được Việt Nam sử dụng vào cuối năm 1972 làm cho nó ưu việt hơn nhiều so với các hệ thống SA-75 được đư vào Việt Nam lần đầu tiên năm 1965. Và kèm theo đó là các giáo trình "Cách đánh B-52" và "Khí tài tên lửa cải tiến lần thứ III" (tất nhiên là dư luận chỉ nhìn được cái bìa của nó). Nhưng như thế cũng đã đủ để những kẻ muốn làm giảm ý nghĩa của "Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" phải câm miệng như cá.

Hiện nay, tại Syria cũng vậy. Trả lời cho tuyên bố của đô đốc Josseph Dunford rằng tất cả các đạn tên lửa Tomahawk đều đánh trúng mục tiêu, người Syria đã bàn giao cho phía Nga 2 quả tên lửa Tomahawk còn nguyên vẹn vì buộc phải "hạ cánh khẩn cấp" gần Latakia để phía Nga... mổ xẻ, nghiên cứu. Một lần nữa, những miệng lưỡi phò Mỹ, bợ Mỹ lại lên giọng bảo rằng phía Nga đang học cách chế tạo tên lửa hành trình của Mỹ.

Thật nực cười ! Đúng là một lần nữa, dư luận được một phen cười đến no bụng. Mọi người đều đã biết đến một vố đau cho Mỹ và Anh vào năm ngoái khi tên lửa Kalibr của Nga phóng từ biển Kaspi đã đánh trúng một hầm ngầm, nơi có hơn 30 sĩ quan tình báo và cố vấn quân sự Mỹ và phương Tây trú ẩn ở Aleppo. Toàn bộ số này cũng với nhiều lính phiến quân đã bị tiêu diệt. Chắc loại tên lửa này cũng là bản copy từ tên lửa Mỹ ? Nói Nga học cách làm tên lửa hành trình của Mỹ thì thật hài hước và khả ố không để đâu cho hết.

Điều đáng chú ý nhất là phía Nga cho biết cả 8 quả tên lửa tầm cao S-200 được phóng đi đều không trúng mục tiêu. Nhưng người Mỹ thì lại đau đầu về sự "mất tích" của một chiếc máy bay tác chiến điện tử EC-121 trên bầu trời Đông Địa Trung hải gần Syria khi chiếc máy bay này đang cùng với hàng chục máy bay tác chiến điện tủ khác "gây nhiễu ngoài đội hình" nhằm chế ấp hệ thống radar của Syria và Nga, "dọn sạch hành lang bay" cho tên lửa hành trình của Mỹ, Anh và Pháp.

Như vậy, việc Mỹ và phương Tây phải chấm dứt cuộc không kích ở Syria ngày 14-4-2018 cũng như việc Mỹ phải chấm dứt "Chiến dịch Linebacker II" đầy tội ác ở miền Bắc Việt Nam, không phải vì họ muốn hòa bình như miệng lưỡi của họ vẫn rêu rao mà là vì những thất bại nặng nề trên chiến trường; bởi những đòn đánh trả có hiệu quả cao của lực lượng phòng không đối phương đã bẻ gãy những âm mưu thương lượng trên thế mạnh của Mỹ và phương Tây.

Tuy thế, có những điều bí mật của chiến tranh mà phải mãi đến nhiều năm sau, hàng chục năm sau, thậm chí vài chục năm sau thì người chiến thắng mới công bố và kẻ chiến bại mới dám thừa nhận. Ở Việt Nam cũng vậy, ở Afghanistan cũng vậy, ở Nam Tư cũng vậy, ở Iraq cũng vậy, ở Lybia cũng vậy và bây giờ, ở Syria cũng vậy. Trong khi chờ đợi, chúng ta hãy xem một số bức ảnh chụp xác tên lửa BMG-109 Tomahawk của Mỹ vương vãi khắp Syria như thế nào.